Chiến tranh Nga Nhật 1904 1905 có tác động như thế nào đối với Nhật Bản

Nguyên nhân của chiến tranh Nga - Nhật [1904-1905]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [152.33 KB, 4 trang ]

KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH NGA - NHẬT
[1904 - 1905]

ThS. Nguyễn Phương Mai
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Chiến tranh Nga - Nhật [1904 - 1905] là một trong những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên, được coi
là khúc dạo đầu của thế chiến lần thứ nhất. Nguyên nhân căn bản của cuộc chiến này là mâu thuẫn gay gắt
về quyền lợi ở Đông Bắc Á giữa hai đế quốc là Nga và Nhật Bản. Cả hai quốc gia đều có tham vọng bành
trướng xâm lược ở khu vực này đặc biệt là vùng Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên, do đó đã cạnh tranh quyết
liệt với nhau. Kết cục của mâu thuẫn giữa Nga và Nhật là cuộc chiến tranh khốc liệt 1904 - 1905 tại chiến
trường Đông Bắc Á. Hải quân hai nước đã đụng độ nảy lửa, cuối cùng Nga đã hoàn toàn thất bại trước đế
quốc châu Á mới nổi. Tuy nhiên, tìm hiểu nguyên nhân của cuộc chiến tranh này, ngoài nguyên nhân trực
tiếp trên, chúng tôi còn nhận thấy còn có nhân tố khác góp phần làm sâu sắc mâu thuẫn giữa Nga và Nhật
Bản. Đó chính là sự can thiệp, thái độ của các nước tư bản Âu - Mĩ.
Từ khóa: Nga, Nhật Bản, Mãn Châu, Triều Tiên, chiến tranh Nga - Nhật

V

ề nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nga Nhật [1904 - 1905], nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới và trong nước đã đi sâu tìm
hiểu. Hầu hết các tác giả đều chắc chắn một điều
rằng, tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật ở Đông
Bắc Á là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến chiến
tranh. Nhưng ngoài nguyên nhân đó thì còn có
nhân tố nào khác tác động đến không? Tại sao Nga
và Nhật lại tranh giành Mãn Châu và Triều Tiên?
Quá trình đó diễn ra như thế nào? Vai trò, thái độ


của các nước tư bản Âu - Mĩ đối với xung đột Nga Nhật ra sao? Những vấn đề đó sẽ được chúng tôi giải
quyết trong bài viết này.

1. Tham vọng bành trướng ở Triều Tiên và Mãn Châu của
Nga và Nhật Bản
Triều Tiên là tên gọi một bán đảo ở khu vực
Đông Bắc Á, ngày nay là lãnh thổ của hai nước Đại
Hàn dân quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên.
Mãn Châu là vùng đất tổ tiên của người Mãn, tộc
người đã lập nên triều đại phong kiến cuối cùng ở
Trung Quốc. Có nhiều quan điểm khác nhau về địa
vực của Mãn Châu nhưng cơ bản khu vực này bao
gồm ba tỉnh nằm ở phía đông bắc Trung Quốc hiện
nay đó là Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm.
Triều Tiên và Mãn Châu chính là mục tiêu tranh
chấp căng thẳng và quyết liệt giữa Nga và Nhật Bản

những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Vậy
tại sao Nga và Nhật Bản lại cùng tranh chấp khu
vực này?
Đối với Nga: Đông Bắc Á bao gồm Mãn Châu
và Triều Tiên giữ vai trò là cánh cửa đi vào lãnh thổ
Nga từ phía Đông. Khu vực này giữ vị thế địa chính
trị hết sức quan trọng đối với đế quốc Nga đặc biệt
trong những năm cuối thế kỉ XIX. Giai đoạn này,
chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa
nên rất cần thị trường thuộc địa. Trong khi đó, Triều
Tiên và Mãn Châu nói riêng, Trung Quốc nói chung
lại là những quốc gia vô chủ, vô cùng giàu có về

nhân lực và tài nguyên, một thị trường hết sức màu
mỡ. Không phải chỉ có Nga thèm muốn khu vực này
mà nhiều nước đế quốc khác đều khao khát có được
quyền lợi ở đây. Nhưng đối với Nga, khu vực này
còn đặc biệt quan trọng bởi ở đây có nhiều cảng biển
không đóng băng, có thể nối liền với Vladivostok
[thường chỉ hoạt động được vài tháng trong năm]
như Lữ Thuận, Pusan hay Masampo. Nắm giữ được
những cảng biển này không chỉ phát triển ngoại
thương mà còn là cơ sở để Nga tiếp tục xây dựng lực
lượng hải quân, tiến đến làm chủ Thái Bình Dương.
Đối với Nhật Bản: Sự nghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên đã thúc đẩy chính quyền Nhật Bản luôn
khao khát bành trướng lãnh thổ, tiến vào đại lục. Cuối
thế kỉ XIX, nhờ thành công của Duy tân Minh Trị,
Nhật Bản cũng chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ
Tạp chí Khoa học Công nghệ Số 1 [1] - 2015

59


KHOA HỌC XÃ HỘI
nghĩa. Nhưng sinh sau, đẻ muộn nên Nhật Bản không
có thuộc địa. Điều đó càng thúc đẩy tham vọng bành
trướng của quốc gia này. Mãn Châu và bán đảo Triều
Tiên có vị trí đặc biệt quan trọng với Nhật cả về chính
trị, an ninh quốc phòng. Một cố vấn quân đội người
Phổ cho chính quyền Minh Trị đã từng nói Triều
Tiên như con dao nhọn chĩa thẳng vào trái tim nước
Nhật[1]. Một thực tế nữa rằng, dù đã vươn lên thành

một đế quốc nhưng Nhật Bản vẫn phải lệ thuộc vào
nhiều nước tư bản phương Tây bởi những hiệp ước
bất bình đẳng đã kí kết từ thời Mạc phủ Tokugawa. Để
thoát khỏi tình trạng đó buộc Nhật phải khẳng định
vị thế ngang hàng của mình mà xâm chiếm thuộc địa
là con đường thiết thực nhất. Vì vậy, xâm chiếm Triều
Tiên và Mãn Châu trở thành vấn đề trọng tâm trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
Tham vọng của cả hai nước đã đẩy Nga và Nhật đi
đến mâu thuẫn gay gắt với nhau. Tuy nhiên, cho đến
trước cuộc chiến tranh Trung - Nhật [1894 - 1895]
và Hiệp định Shimonoseki [Mã Quan] được kí kết
[ngày 17. 4. 1895], mâu thuẫn này chưa thực sự nổi
bật. Chiến thắng của Nhật Bản trước quân đội triều
đình Mãn Thanh cùng những quyền lợi mà nước này
giành được trong hiệp ước Shimonoseki chính là nhân
tố đưa đến sự thay đổi quan hệ giữa Nga và Nhật.
Sự kiện này đã làm dấy lên sự quan ngại sâu sắc
của chính quyền Nga bởi chắc chắn một điều khi
Nhật đã làm chủ Liêu Đông thì Nga sẽ không còn
cơ hội để thay thế Vladivostok và làm chủ Thái Bình
Dương. Vì vậy, Nga đã thuyết phục Pháp và Đức gây
nên sự kiện Tam cường can thiệp buộc Nhật phải
từ bỏ Liêu Đông để đổi lấy một khoản bồi thường
chiến phí của nhà Thanh. Từ đây, mâu thuẫn giữa
Nga và Nhật liên quan đến những quyền lợi ở Mãn
Châu và Triều Tiên bắt đầu bùng phát.
Mặc dù đều rất thèm khát Mãn Châu và Triều Tiên
nhưng trong một khoảng thời gian tương đối dài từ

1895 đến khoảng giữa năm 1903, Nga và Nhật đều nỗ
lực tiến hành đàm phán, giải quyết tranh chấp trong
hòa bình. Tuy nhiên, nhiều sự kiện diễn ra sau đó đã
tác động đến thái độ, hành động của cả Nga và Nhật
Bản, làm cho mâu thuẫn giữa hai quốc gia ngày càng
gay gắt, như việc Đức chiếm vịnh Giao Châu năm 1897
và cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc
cuối năm 1899. Nga đã lợi dụng tất cả những biến cố
này, buộc triều đình Mãn Thanh phải nhượng lại cảng
Lữ Thuận, Đại Liên và đưa quân chiếm giữ Mãn Châu.
Thái độ và hành động của Nga đã đẩy mâu thuẫn
giữa Nga - Nhật lên đến đỉnh điểm. Song tâm bão
thực sự của mối quan hệ giữa Nga và Nhật lại là vấn
đề Triều Tiên bởi trước khi chú ý đến Mãn Châu thì
60

Tạp chí Khoa học Công nghệ Số 1 [1] - 2015

Triều Tiên được coi là mục tiêu sống còn đối với sự
phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị của
Nhật Bản. Tuy nhiên, gây chiến với Nga không phải
là lựa chọn hàng đầu của chính phủ Thiên hoàng.
Nhật Bản đã cố gắng đàm phán, thỏa thuận để giải
quyết mâu thuẫn giữa hai nước.
Từ ngày 28.7.1903 đến ngày 6.2.1904, 51 công
hàm của bộ trưởng ngoại giao Nhật đã gửi cho công
sứ Nhật Kurino, ở Matxcơva, để chuyển đến chính
phủ Nga. Song câu trả lời cho những nỗ lực đàm
phán thân thiện của Nhật là thái độ trì hoãn, kéo dài,
không dứt khoát của Nga và tiếp tục đóng quân tại

Mãn Châu cũng như không ngừng gây ảnh hưởng ở
Triều Tiên. Không thể tiếp tục nhân nhượng, nước
Nhật đã chuẩn bị đầy đủ nhất cho một cuộc chiến và
họ đã khai hỏa trong khi Nga vẫn đang còn ảo tưởng
về quyền lực của mình tại Mãn Châu và Triều Tiên.
Chiến tranh Nga - Nhật là kết quả tất yếu cuối cùng
mà Nga nhận cho chính sách bành trướng về phía
Đông của mình. Không công khai, nhưng sự trạm
chán này hẳn là mong đợi của nhiều nước đế quốc
cùng có lợi ích ở Đông Bắc Á. Thắng lợi của quân đội
Nga hoàng là điều hầu hết các nước tư bản phương Tây
kỳ vọng nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Nhật
Bản đã làm nên một thắng lợi mà khó một quốc gia
nào có thể hình dung khi tiêu diệt gần như hoàn toàn
hai hạm đội hải quân hùng mạnh nhất của Nga đó là
hạm đội Ban Tích và hạm đội Thái Bình Dương.
Hiệp ước Portsmouth được kí kết ngày 5.9.1905
đã chấm dứt quan hệ Nga và Nhật về vấn đề Triều
Tiên và Mãn Châu trong suốt những năm cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhật đã giành lại tất cả những
nhượng bộ mà trước đây Nhật thua dưới tay của
Nga, thậm chí còn nhiều hơn trước.

2. Âm mưu, thủ đoạn và ý đồ của các nước tư bản chủ
nghĩa Âu - Mĩ đối với sự hình thành và phát triển mâu
thuẫn Nga - Nhật ở Đông Bắc Á
* Nỗ lực lôi kéo Nga vào Viễn Đông của đế
quốc Đức
Tại sao Đức lại lôi kéo Nga vào Viễn Đông?
Để trả lời cho vấn đề này cần xem xét tình hình

nước Đức và châu Âu những thập niên cuối thế kỉ
XIX. Sau khi thống nhất đất nước, Đức tiến hành
cách mạng công nghiệp và nhanh chóng trở thành
một đế quốc tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế công
nghiệp của Đức phát triển mạnh, nhất là thương
mại hàng hải.
Tuy nhiên, do sinh sau đẻ muộn nên nước Đức
non trẻ cũng không có nhiều thuộc địa. Đức cũng
tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra
nhiều khu vực song những nỗ lực của chính quyền
Berlin gặp phải rất vô vàn trở ngại. Trong bối cảnh


KHOA HỌC XÃ HỘI
đó, bành trướng sang khu vực Tiểu Á với khẩu
hiệu tiến sang phương Đông được ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của chính quyền Wilhelm II.
Nhưng một lần nữa Đức lại gặp phải khó khăn bởi
giới cầm quyền Anh đã thức tỉnh sau thời kỳ cô lập
huy hoàng.
Đúng lúc đó, những động thái của Nhật Bản và
Nga ở Viễn Đông đã mở ra một hướng đi cho Đức
nhằm gạt bỏ những trở ngại của Đức ở châu Âu. Để
thúc đẩy ý định đó, Đức đã nỗ lực lôi kéo Nga vào
Viễn Đông và cuộc xung đột với Nhật Bản. Lý giải
cho hành động này có thể là:
Đức đã nhận định rõ ràng, mâu thuẫn giữa Nga
và Nhật ở Mãn Châu và Triều Tiên chắc chắn sẽ dẫn
đến chiến tranh. Chính quyền Berlin đã mong muốn
cuộc chiến giữa Nga và Nhật được đẩy lên cao trào

và cũng mong nước Nga chiến thắng tại Viễn Đông.
Mong muốn này hoàn toàn là có cơ sở, vì nếu nó
thành sự thật, Đức sẽ được hưởng một lợi ích chắc
chắn. Trên thực tế, quyền lực của Sa hoàng tập trung
tại châu Âu gây hại cho Đức bao nhiêu thì một nước
Nga thắng lợi ở vùng bắc biển Thái Bình Dương sẽ
có càng có lợi trong quan niệm toàn cầu của người
Đức bấy nhiêu. Đức muốn chuyển sự quan tâm của
các cường quốc châu Âu trước hết là Nga, sau là các
đồng minh của Nga sang bắc Thái Bình Dương. Ở
đây, Đức biết chắc chắn là các nước châu Âu sẽ đụng
độ quyết liệt với Nhật Bản vì Nhật đang muốn biến
vùng này thành sân sau của riêng mình.
Từ khi đặt được trụ sở ở Giao Châu năm 1898,
Đức đã tìm cách xâm nhập vào tỉnh Sơn Đông, một
trong những tỉnh giàu nhất và đông dân nhất của
Trung Quốc nhưng lại là một tỉnh mà nếu có sự can
thiệp của châu Âu sẽ chọc tức Nhật Bản. Nếu người
Nga sở hữu cảng Lữ Thuận, Seoul và Busan, mối
thù với Nhật Bản sẽ ngày càng sâu sắc. Đây sẽ là cơ
hội để những thương nhân Đức đang hoạt động tại
Giao Châu có thể thâm nhập và củng cố việc chiếm
giữ thương mại một cách dễ dàng ở lục địa Trung
Hoa. Đồng thời, Đức có cũng có được một lá chắn
tuyệt vời đó là bán đảo Liêu Đông mà Nga làm chủ.
Cuối cùng, sự can thiệp vào châu Á - Thái Bình
Dương của Nga chắc chắn không tránh khỏi mâu
thuẫn với Anh. Nước Pháp đồng minh của Nga
cũng không nằm ngoại lệ đó. Đức luôn mong muốn
điều này bởi bản thân họ nhận thấy xung đột với

Anh cũng không thể tránh khỏi. Vì vậy, chính quyền
Berlin cần chuyển mâu thuẫn này sang Nga. Điều
này chắc chắn có lợi cho nước Đức. Trong khi các
con thú dữ còn đang tranh giành nhau thì Đức sẽ
đục nước béo cò mà phát triển, giành lấy vị trí bá
chủ của mình tại lục địa châu Âu.

Vị thủ tướng sắt đá của nước Đức, Bismarck, từ
lâu đã nung nấu mong muốn tách nước Nga ra khỏi
các vụ việc ở châu Âu và cho Nga tự do hành động
hoàn toàn ở châu Á. Ông đã từng nói với bạn bè ở
Sankt Peterburg rằng: Nga không có gì để làm ở
phương Tây cả; họ chỉ có thể nhiễm thuyết hư vô và
các bệnh khác thôi. Nhiệm vụ của Nga nằm ở châu
Á; ở đó, họ đại diện cho nền văn minh[2].
Với mưu đồ đó, từ cuối thập niên 80, thế kỉ XIX,
Đức đã luôn khuyến khích Nga tiến sang phía Đông,
xâm chiếm Triều Tiên và Mãn Châu. Sự kiện Tam
cường can thiệp và sau đó là chiếm vịnh Giao Châu
cùng việc đứng ngoài tất cả những xung đột giữa
Nga và Nhật đã cho thấy rõ ý đồ của chính quyền
Wilhelm II. Đây chính là một nguyên nhân khách
quan, ẩn dấu một cách kín đáo nhưng lại có tác
động rất lớn trong việc đẩy mâu thuẫn giữa Nga và
Nhật lên cao trào, một cuộc chiến tranh.
* Ảnh hưởng của các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ
Vai trò của Đức đối với việc hình thành mâu thuẫn
Nga - Nhật và cuộc chiến tranh 1904 - 1905 đã rất rõ
ràng. Thế nhưng trên thực tế, khi Nga đẩy mạnh chính
sách của mình tại khu vực này thì không chỉ có Đức

tham gia mà hầu hết các đế quốc có quyền lợi ở Đông
Bắc Á đều tìm cách gây ảnh hưởng đến Nga và Nhật.
Chắc chắn một điều, mục tiêu và hành động của mỗi
nước không thể giống nhau.
Chúng ta có thể thấy một nước Mĩ dường như
không quan tâm đến các vấn đề Viễn Đông, mặc cho
sự bành trướng của Nga, nhưng chính sách mở cửa
đề ra năm 1899 lại chứng minh điều ngược lại. Nếu so
với Anh, Pháp, Nga, quyền lợi của Mĩ ở Trung Quốc
nói riêng và vị thế của Mĩ ở Thái Bình Dương không
lớn. Vì vậy, lợi dụng quá trình xâm chiếm của Nga, Mĩ
đã buộc Trung Quốc phải mở cửa, và các nước khác
phải thừa nhận quyền bình đẳng ở khu vực.
Pháp là đế quốc có nhiều ảnh hưởng ở Trung
Quốc chỉ sau Anh. Cuộc chiến tranh Trung - Pháp
[1884 - 1885] với thắng lợi thuộc về Pháp, đã đưa đến
vị thế quan trọng của quốc gia này ở khu vực phía
nam. Thế nhưng, để giữ được quyền lợi ở đây không
phải điều dễ dàng với Pháp vì phía nam Trung Quốc
chính là vùng đất giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn mà
nhiều nước cũng thèm muốn. Do đó, Pháp đã phải
rất cẩn trọng khi tính toán những bước đi để làm sao
không đánh mất vị thế đó. Chính sách bành trướng
của Nga dường như là một cách giải quyết bởi nếu
Nga kiểm soát được phía Bắc chắc chắn sẽ đảm bảo
cho vị thế của Pháp ở phía Nam. Pháp đã ủng hộ Nga
bởi lý do đó nhưng bề ngoài thì người ra dường như
chỉ thấy rằng Pháp vì hiệp ước đồng minh với Nga
năm 1893 hơn là những toan tính âm thầm phía sau.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Số 1 [1] - 2015


61


KHOA HỌC XÃ HỘI
Ngân hàng Nga - Trung thành lập tháng 10 năm 1895,
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tuyến đường
sắt xuyên Siberia qua Mãn Châu, với số vốn trên một
nửa thuộc về Pháp, là một bằng chứng thuyết phục.
Đối với Anh, đế quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại
lục địa Trung Hoa, thì sao? Sự xâm lược của Nga vào
Đông Bắc Á rõ ràng sẽ đe dọa nghiêm trọng quyền
lợi của quốc gia song Anh luôn hiểu rằng một mình
cũng không thể độc chiếm được Trung Quốc. Vì vậy,
trong một chừng mực, Anh vừa làm ngơ những cũng
hết sức thận trọng, kiên quyết ngăn cản Nga khi quyền
lợi của mình bị ảnh hưởng [sự kiện cảng Hamilton
- Komundo] năm 1885, hay việc Nga đề xuất dự án
đường tàu Bắc Kinh. Khi Nga xâm chiếm Mãn Châu
và dùng dằng trong việc rút quân, Anh nhận thức rõ
ảnh hưởng của nó đối với quyền lợi của mình ở Đông
Bắc Á vì vậy từ chỗ đứng ngoài đã quay sang ủng hộ
Nhật Bản. Được sự liên minh của Anh, Nhật đã không
ngần ngại đương đầu và tuyên chiến với Nga, một đế
quốc già và mạnh của châu Âu.
Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp thì các nước đế
quốc Âu - Mĩ đều có những tác động đến chính sách
bành trướng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á và đưa
đến cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Nga và Nhật Bản.
Đây không phải đặc điểm nổi bật, nhưng nó có ý nghĩa

quan trọng trong việc phân tích các mối quan hệ quốc
tế phức tạp, chồng chéo ở khu vực này nói riêng và trên
thế giới nói chung, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đặc
biệt trong việc hình thành những khối quân sự đối lập
dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Kết luận
Chiến tranh Nga - Nhật [1904 - 1905] là một trong
những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên của thế kỉ
XX. Sự đối đầu giữa hai nước đã thu hút sự quan tâm
của giới quân sự và hải quân trên toàn thế giới. Diễn
biến, kết cục của nó đã để lại những bài học chiến lược

và chiến thuật, tư liệu quan trọng cho các nghiên cứu
trong các học viện quân sự. Hầu hết các nước châu Âu
cho rằng họ đủ liên quan để công khai lịch sử cuộc
chiến tranh của Nga và Nhật Bản. Mặc dù vai trò, ảnh
hưởng của các nước châu Âu trong nguyên nhân gây
ra cuộc chiến này rất khó và phức tạp nhưng không
có nghĩa phủ nhận điều đó. Vì vậy, tác động của cuộc
chiến này không chỉ đơn thuần là đối với vận mệnh
của Nga và Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á. Chiến
tranh Nga - Nhật trở thành khúc dạo đầu của cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chú thích
Amos Shartle Hershey [1906], The international
law and diplomacy of the Russo-Japanese War, New
York Macmillan - Trang 37.
André Chéradame [1906], Le monde et la guerre
Russo-Japonaise, Paris, Plon - Trang 69.


Tài liệu tham khảo

1. André Chéradame [1906], Le monde et la guerre
Russo-Japonaise, Paris, Plon
2. Hishida Seiji George [1905], The international
position of Japan as a great power, New York, The
Columbia University Press
3. Amos Shartle Hershey [1906], The international
law and diplomacy of the Russo-Japanese War, New
York Macmillan
4. Stanley K. Hornbeck [1916], Contemporary politics
in the Far East, D.Appleton & Company, New York.
5. Vũ Dương Ninh [chủ biên] [2010], Lịch sử quan hệ
quốc tế, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Baron Rosen [1922], Forty year of diplomacy, Allen
& Unwin, London.
7. Count Witte [1921], The memoirs of Count Witte,
Doubleday page & company, Toronto
8. Herbert Wrigley Wilson [1904], Japans fight for
freedom; the story of the war between Russia and Japan,
London Amalgamated Press.

SUMMARY
CAUSES OF RUSSO-JAPANESE WAR [1904-1905]
Nguyen Phuong Mai
Faculty of Social Sciences and Humanity
Russo-Japanese War [1904 - 1905] which was one of the first imperialistic wars, is considered to be the prelude
of the First World War. The fundamental cause of this war was heated by the conflicts of interests in Northeast
Asia between the Russian Empire and Japanese Empire. Both countries cherished an ambition of expanding in

this area, especially in Manchuria and the Korean peninsula; thus, they competed fiercely with each other. The
outcome of this conflict is fierce war from 1904 to 1905 in Northeast Asia battlefield. Two navies clashed drastically
and finally, Russia was completely defeated by the emerging Asian empire. However, when trying to understand
the causes of this war, beyond the abovementioned direct cause, the researcher also found that there are other
factors that contribute to worsen the conflict between Russia and Japan. Those factors could be claimed for the
attitude and the intervention of the European and American capitalist countries.
Keywords: Russia, Japan, Manchuria, Korea, Russo-Japanese War
62

Tạp chí Khoa học Công nghệ Số 1 [1] - 2015



Video liên quan

Chủ Đề