Chiến sự ở đà nẵng diễn ra như thế nào năm 2024

Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Pháp - Việt trong lịch sử Việt Nam. Trận đánh này kéo dài từ ngày 31/8/1858 và kết thúc vào ngày 2/2/1859 và chuyển sang một giai đoạn khác. Quân Pháp đã bị thiệt hại nặng nề, đây được xem là một khởi đầu thắng lợi lớn nhưng nó lại là duy nhất trong những năm từ 1858–1884 trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân Việt Nam.

Pháp là một trong những đế quốc hiếu chiến, luôn muốn xâm chiếm các thuộc địa để khai thác và bóc lột.

Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

Lúc bấy giờ, Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận lợi cho tàu chiến ra vào. Bên cạnh đó lại nằm trên trục đường huyết mạch Bắc - Nam, có thể dễ dàng di chuyển sang Lào, Căm Bốt [Campuchia] và cách kinh đô Huế khoảng 100km.

Vị trí địa lý thuận lợi như thế này rất phù hợp cho âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Đặc biệt Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam - Ngãi rộng lớn để nuôi quân. Bên cạnh đó Đà Nẵng là nơi có nhiều cơ sở giáo dân theo Kitô, Pháp có thể tận dụng được sự ủng hộ của các giáo dân.

Có thể thấy nguyên nhân chính để Pháp tấn công Đà Nẵng đó là sự thuận lợi về nhiều mặt nếu đánh chiếm thành công Đà Nẵng. Chiến sự Đà Nẵng năm 1858 là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và ít hao tổn nhân lực, vật lực nhất đối với Pháp trong công cuộc xâm lược Việt Nam.

Tóm tắt chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản thực dân phương Tây đã tăng cường đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông làm thuộc địa để khai thác. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đã chính thức đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha bày binh dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Pháp âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng sau đó tiến thẳng ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Rạng sáng ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân và dân ta, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. Quân Pháp thất bại. Kết quả sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ mới chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

Vì muốn xâm lược nước ta, lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo đến Việt Nam. Vì vậy năm 1856 Pháp đã chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên của mình

Năm 1857, Hoàng đế Pháp là Napoléon III đã thành lập Ủy hội Nghiên cứu Nam Kỳ. Ủy hội này bao gồm nhiều nhân vật thông thạo vùng Viễn Đông. Bên cạnh đó, Ủy hội này cũng đã đặt ra định hướng phải chiếm cứ được ba thương cảng lớn của Việt Nam là: Sài Gòn, Đà Nẵng, Kẻ Chợ. Nếu đánh chiếm thành công, Pháp sẽ đạt được lợi thế to lớn trên phương diện chính trị và thương mại.

Ngày 30/8/1858, Đô đốc Rigault de Genouilly đã chỉ huy chiến hạm Pháp di duyển đến đóng tại Hải Nam. Mục đích là để hội quân cùng chiến hạm của Tây Ban Nha do Đại tá Lanzarotte chỉ huy tiến đến Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã có mặt tại cửa biển Đà Nẵng vào lúc chiều tối ngày 31/8/1858. Lực lượng của chúng bao gồm 14 tàu chiến với quân số tổng cộng là 2.000 binh lính.

Sáng ngày 1/09/1858, De Genouilly đã gửi một bức tối hậu thư buộc quan Trấn thủ Đà Nẵng phải giao nộp tỉnh thành trong 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 đã chính thức bùng nổ khi chúng đã không đợi trả lời mà chúng đã tập trung hỏa lực bắn tới tấp vào cửa sông Đà Nẵng và khu vực đồn lũy. Tiếp đến chúng vây đánh hai thành An Hải và Điện Hải.

Lúc này, với tài mưu lược và dụng binh thần tốc, Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân nước Nam chống Pháp dù yếu hơn về trang bị. Ông cho thực hiện kế “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn, thiếu lương thực, nhu yếu phẩm. Kết quả là Pháp đã bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại thảm hại. Mặc khác, quân Pháp lại bị nhiễm phải dịch tả, sốt rét nên Rigault de Genouilly đã quyết định gửi báo cáo về Paris và thay đổi mục tiêu tiến đánh xuống khu vực phía Nam.

Kết quả của chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 [1/9/1858 đến tháng 7/1859] đó là liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng vài đồn nhỏ lẻ phía ngoài rìa mà không thể tiến sâu vào trong đất liền. Triều đình nhà Nguyễn đã tổ chức một số trận đánh để giành lại bán đảo Sơn Trà nhưng không thành công.

Kết quả và ý nghĩa

Kết quả

Nhờ vào điều kiện thời tiết đã tạo nhiều thuận lợi cho quân và dân ta khi quân địch liên tiếp rơi vào khốn đốn vì không quen khí hậu khắc nghiệt. Những toán viện binh sau đó của Pháp cũng bị hao mòn vì dịch bệnh, khí hậu oi bức cộng thêm nhiều căng thẳng vì các cuộc tập kích bất ngờ của quân ta vào ban đêm.

Trong chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858, Pháp bị cầm chân hơn 5 tháng khiến cho chúng bị mất tinh thần chiến đấu. Đây được xem là thắng lợi lớn và duy nhất của quan và dân ta tại mặt trận Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 1858 - 1884.

Về phía quân xâm lược, Pháp chỉ có thể chiếm được bán đảo Sơn Trà và một vài đòn lẻ tẻ ngoài rìa Đà Nẵng. Sau 5 tháng chiến đấu, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng bị thất bại. Pháp đã quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định, chỉ để lại Đà Nẵng một ít binh sĩ và vài chiến hạm nhỏ.

Ý nghĩa

Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 là cuộc chiến đấu mà quân dân Đà Nẵng đã có sự phối hợp cùng với quân triều đình nhà Nguyễn. Kết quả là một thắng lợi vẻ vang, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp và buộc liên quân Pháp – Tây Ban Nha phải rút quân khỏi Đà Nẵng.

Có thể nói, Chiến sự Đà Nẵng 1858 với mục đích mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp là thắng lợi lớn và đáng tự hào của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Chiến sự này đã tạo ra khí thế và để lại nhiều bài học kinh nghiệm của công cuộc kháng chiến trường kỳ sau này.

Chủ Đề