Chi phí bảo hiểm công trình là gì

Trong quá trình thi công xây dựng công trình sẽ có rất nhiều vật liệu lớn nhỏ khác nhau và phải làm việc ở những độ cao khác nhau nên không thể tránh được những rủi ro không đáng có. Chính vì vậy mỗi công trình xây dựng cần có chuẩn bị cho mình bảo hiểm. Vậy chi phí bảo hiểm công trình hết bao nhiêu? là mối quan tâm hàng đầu của chủ thầu và chủ đầu tư. Để giảm bớt những rủi ro và chi phí trong quá trình thi công xây dựng, đừng quên thảm khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?

Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại bảo hiểm hợp tác được nhà nước cho phép ban hành mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Khi mua bảo hiểm công trình xây dựng, nếu công trình xảy ra những tổn thất, rủi ro cóc trong điều khoản của hợp đồng bảo hiểm thì sẽ được nhận bồi thường bởi bên cung cấp bảo hiểm thay vì chủ thầu hay chủ đầu tư.

Chi phí bảo hiểm công trình

Các loại bảo hiểm công trình xây dựng hiện nay

Các loại bảo hiểm công trình xây dựng có trong điều khoản Luật xây dựng năm 2014 là những loại bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và công trình trong thời gian xây dựng.
  • Bảo hiểm các loại vật tư, vật liệu, thiết bị, phương tiện thi công và bảo hiểm cho người lao động.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong quá trình xây dựng.
  • Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng trong thời gian thi công xây dựng.

Theo thông tư 329/2016/TT-BTC của bộ tài chính quy định những trường hợp mà chủ đầu tư hoặc chủ thầu bắt buộc phải mua bảo hiểm:

  • Công trình xây dựng có ảnh hưởng đến sự an toàn của công động.
  • Công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường và thuộc diện yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
  • Công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật đặc thù và thi công phức tạp.
  • Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

Tầm quan trọng của bảo hiểm trong quá trình xây dựng

Xã hội ngày càng phát triển, các công trình nhà ở, trường học, khu vui chơi, các công trình công cộng,…mọc lên ngày càng nhiều. Để xây dựng được nên những công trình này thì có rất nhiều mối đe dọa cũng như rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra đã có những quy định về bảo hiểm công trình đã được đưa ra. Vậy bảo hiểm công trình trong quá trình xây dựng được sử dụng với mục đích gì và có quan trọng hay không? Câu trả lời là CÓ. Hiện nay trong luật xây dựng Việt Nam đã có những quy định về bảo hiểm công trình được đưa ra để đảm bảo quá trình xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu.

Tầm quan trọng của bảo hiểm trong xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng, chúng ta không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, bảo hiểm sẽ đứng ra chịu trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến tính mạng con người hay công trình. Bảo hiểm giúp chuyển giao rủi ro, dàn trải tổn thất và giảm thiểu thiệt hại. Bên cạnh đó, bảo hiểm còn giúp bạn ổn định chi phí và an tâm về mặt tinh thần. Ngoài ra, đây còn là nguồn đầu tư phát triển nền kinh tế trong nước, tạo cơ hội việc làm và bù đắp cho những người không may mắn trong cuộc sống.

Việc sử dụng bảo hiểm đối với đời sống thường ngày là lựa chọn còn trong xây dựng thì bảo hiểm là bắt buộc. Tuy nhiên, các chủ đầu tư hay nhà thầu cũng không cần quá lo lắng về chi phí bảo hiểm công trình nhé.

Cách tính chi phí bảo hiểm công trình

Chi phí bảo hiểm công trình được tính như thế nào có lẽ không chỉ là mối bận tâm của chủ thầu, chủ đầu tư mà còn là của những người có liên quan đến trong hợp đồng. Dưới đây là cách tính chi phí bảo hiểm công trình mới nhất đang được áp dụng.

Phí bảo hiểm công trình = tổng giá trị công trình x tỷ lệ phí bảo hiểm xây dựngdựng

Theo đó, giá trị công trình và tỷ lệ phí được khảo sát bởi công ty bảo hiểm sẽ được thông qua theo quy định của Bộ tài chính.

Cách tính chi phí bảo hiểm công trình

STT Loại công trình xây dựng Phí bảo hiểm [‰ theo giá trị công trình xây dựng] Mức khấu trừ [loại] 1 CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG 1.1 Nhà ở Nhà chung cư, nhà ở tập thể, cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên, khu dân cư có từ 500 người hoặc 100 hộ trở lên mà không có hầm. 0.8 M Nhà chung cư, nhà ở tập thể, cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên, khu dân cư có từ 500 người hoặc 100 hộ trở lên có 1 tới 2 tầng hầm 1.2 M Nhà chung cư, nhà ở tập thể, cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên, khu dân cư có từ 500 người hoặc 100 hộ trở lên có trên 2 tầng hầm 1.5 M Nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên từ cấp III trở lên mà không có tầng hầm 0.8 M Nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên từ cấp III trở lên có 1 tới 2 tầng hầm 1.1 M Nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên từ cấp III trở lên có trên 2 tầng hầm 1.4 M 1.2 Công trình công cộng 1.2.1 Công trình giáo dục từ cấp III trở lên không có tầng hầm. 0.8 M Công trình giáo dục từ cấp III trở lên có 1 tới 2 tầng hầm 1.2 M Công trình giáo dục từ cấp III trở lên có trên 2 tầng hầm 1.5 M 1.2.2 Công trình y tế từ cấp III trở lên, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác từ 50 giường trở lên mà không có tầng hầm 0.8 M Công trình y tế từ cấp III trở lên, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác từ 50 giường trở lên có 1 tới 2 tầng hầm 1.2 M Công trình y tế từ cấp III trở lên, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác từ 50 giường trở lên có trên 2 tầng hầm 1.5 M 1.2.3 Công trình thể thao Công trình thể thao ngoài trời từ cấp III trở lên, sân golf có diện tích từ 10ha trở lên 1.5 M Công trình thể thao trong nhà từ cấp III trở lên 1.4 M Các công trình thể thao khác 1.2 M 1.2.4 Công trình văn hóa từ cấp III trở lên, khu du lịch có diện tích từ 10ha trở lên mà không có hầm. 0.8 M Công trình văn hóa từ cấp III trở lên, khu du lịch có diện tích từ 10ha trở lên có 1 tới 2 tầng hầm 1.2 M Công trình văn hóa từ cấp III trở lên, khu du lịch có diện tích từ 10ha trở lên có trên 2 tầng hầm 1.5 M 1.2.5 Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp từ cấp III trở lên, nhà phục vụ thông tin liên lạc từ cấp II trở lên, chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn mà không có tầng hầm. 1.1 M Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp từ cấp III trở lên, nhà phục vụ thông tin liên lạc từ cấp II trở lên, chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn có 1 tới 2 tầng hầm 1.4 M Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp từ cấp III trở lên, nhà phục vụ thông tin liên lạc từ cấp II trở lên, chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn có trên 2 tầng hầm 1.7 M 1.2.6 Cáp treo vận chuyển người, cáp treo có chiều dài từ 500m trở lên 4.0 N 1.2.7 Nhà ga Nhà ga hàng không 2.0 M Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô từ cấp III trở lên, bến xe khách, nhà ga đường sắt có diện tích sử dụng đất từ 5ha trở lên 2.0 M 2 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 2.1 Cấp nước 2.1.1 Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch 3.0 N 2.1.2 Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp 2.0 N 2.2 Thoát nước 2.2.1 Hồ điều hòa 5.0 N 2.2.2 Trạm bơm nước mưa 3.0 N 2.2.3 Công trình xử lý nước thải 3.0 N 2.24 Trạm bơm nước thải 3.0 N 2.2.5 Công trình xử lý bùn 4.0 N 2.2.6 Xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư có chiều dài công trình từ 10km trở lên 2.5 N 2.3 Xử lý, tái chế chất thải 2.3.1 Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ cấp II trở lên 2.5 N 2.3.2 Cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên 2.5 N 2.3.3 Hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung 2.5 N 2.3.4 Các cơ sở xử lý, tái chế chất thải từ cấp II trở lên khác 3.0 N 2.4 Công trình thông tin, truyền thông 22.4.1 Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS từ cấp III trở lên 2.5 N 2.4.2 Đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông từ cấp II trở lên 3.0 N 2.5 Bãi đỗ xe ô tô, xe máy 2.5.1 Bãi đỗ xe ngầm từ cấp II trở lên 4.5 N 2.5.2 Bãi đỗ xe nổi từ cấp II trở lên 1.2 N 2.6 Công cáp; hào và tuynen kỹ thuật từ cấp II trở lên 1.5 N 2.7 Công trình hạ tầng kỹ thuật khác 2.7.1 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu dân cư có diện tích từ 5ha trở lên 1.5 N 2.7.2 Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác 1.5 N 3 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 3.1 Đường bộ Đường ô tô cao tốc 4.0 N Đường ô tô, đường trong đô thị từ cấp I trở lên 2.5 N Đường cấp IV miền núi từ 50km trở lên 4.0 N 3.2 Đường sắt Đường sắt bộ 1.5 N Đường sắt trên cao 3.0 N Đường sắt qua hầm 3.5 N 3.3 Cầu Cầu đường bộ từ cấp III trở lên, cầu đường bộ có chiều dài từ 500m trở lên [không bao gồm đường dẫn] 6.0 N Cầu bộ hành từ cấp III trở lên 2.0 N Cầu đường sắt từ cấp III trở lên, cầu đường sắt có chiều dài từ 500m trở lên [không bao gồm đường dẫn]

Chi phí bảo hiểm công trình tính như thế nào?

Cách tính chi phí bảo hiểm công trình. Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau: Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong đó: Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được ghi rõ trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC.

Bảo hiểm công trình xây dựng do ai mua?

Chủ đầu tư hoặc nhà thầu [trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng] phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng.

Tại sao phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?

Bảo hiểm công trình xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư nếu muốn được cấp phép, khởi công xây dựng. Nhờ có gói bảo hiểm này khi xảy ra các rủi ro, tai nạn gây thiệt hại về người và của thì bảo hiểm sẽ hỗ trợ người mua giảm bớt gánh nặng về chi phí.

Bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng là gì?

Bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng hay còn có một cách gọi khác là bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong xây dựng. Đối tượng bảo hiểm bên thứ 3 là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với bên thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề