Chế độ ăn cho người thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thành bại của cả quá trình điều trị gai đốt sống cổ. Hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn còn xem nhẹ bữa ăn hằng ngày, dùng bữa qua loa hoặc chỉ ăn uống theo sở thích.

Theo các bác sĩ ACC, để liệu trình điều trị gai đốt sống cổ đạt hiệu quả cao, ngoài việc chọn đúng phương pháp và kiên trì điều trị, người bệnh cần thay đổi toàn bộ thói quen ăn uống trước đây. Bữa ăn nghèo nàn thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết sẽ gia tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương khớp dễ bị thoái hóa – yếu tố thuận lợi hình thành gai xương cột sống. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể mắc phải các biến chứng gai cột sống nguy hiểm.

Các chuyên gia xương khớp khuyên bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống

Vì vậy, để phục hồi sức khỏe xương khớp, hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị, không chỉ dừng lại ở việc tập luyện những bài tập tốt cho đốt sống cổ, người bệnh còn cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú trọng 7 quy tắc quan trọng sau đây.

Các môn thể thao cho người bị gai cột sống

Gai cột sống là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống. Khi quá trình thoái hóa diễn ra lâu dần sẽ làm sụn bị mất nước và canxi hóa, lúc đó lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương. Trong quá trình hoạt động…

1. Kết hợp các loại thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn hằng ngày

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương

Canxi là thành phần tạo nên cấu trúc và sức mạnh cho xương. Muốn hệ xương luôn cứng chắc, khắc phục hiện tượng thoái hóa, người bệnh cần có một chế độ ăn uống giàu canxi với các thực phẩm: hải sản [cá hồi, tôm, cua, hàu…], sữa và các sản phẩm sữa ít chất béo [sữa chua, phô mai…], các loại rau lá xanh [bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn,], thức uống làm từ đậu nành [có chứa Genistein – một loại hoocmon estrogen, yếu tố quyết định sự chắc khỏe của xương], các sản phẩm đậu phụ.

2. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Vitamin D rất cần cho quá trình hấp thu canxi giúp phát triển hệ xương. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người phải thường xuyên làm việc trong phòng hoặc sống ở nơi ít có ánh nắng thì đó lại là hạn chế. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, con người vẫn có thể bổ sung vitamin D từ một số ít thực phẩm tự nhiên như: cá béo [cá hồi, cá ngừ, cá mòi], lòng đỏ trứng, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ đậu nành, gan bò,…

\> Có thể bạn quan tâm: Vitamin D3 là gì? Công dụng và cách dùng

3. Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành sụn khớp

Vitamin C là dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi các mô, đóng góp vào sự hình thành collagen, cơ thể sử dụng collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp. Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến khích [RDA], nhu cầu vitamin C là 60mg/ngày. Chế độ dinh dưỡng cho gai đốt sống cổ nên tập trung vào những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào: các loại quả họ nhà cam [cam, quýt, bưởi, chanh], dưa hấu, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, trái cây nhiệt đới [dứa, đu đủ, kiwi, xoài], các loại rau họ cải [bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp], khoai lang, khoai tây, cà chua.

4. Gia tăng mật độ xương với các thực phẩm giàu Vitamin K

Vitamin K có nhiều trong rau củ, trái cây,…

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin K có khả năng thúc đẩy mật độ xương, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh gai cột sống nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K như rau lá xanh, thịt, phô mai, trứng…

5. Bệnh nhân gai cột sống nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Kali

Bệnh nhân gai cột sống nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Kali

Chế độ ăn uống quá mặn có thể gây suy giảm mật độ xương. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh gai cột sống nên giảm thiểu lượng muối có trong bữa ăn, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kali để loại bỏ lượng muối thừa trong cơ thể. Bạn có thể tìm thấy Kali trong các loại trái cây và rau củ như chuối, dưa lê, khoai tây, đậu trắng, khoai lang, đậu lăng, bí đỏ,…

6. Không dùng cà phê, bia, rượu

Nếu người bình thường thỉnh thoảng nhâm nhi một tách cà phê thì không vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên nếu là người đang bị thoái hóa xương khớp, bạn cần nói “không” với cà phê và các loại thức uống chứa nhiều caffeine [trà, nước ngọt, đồ uống có gas, sôcôla nóng]. Bởi nếu tiêu thụ quá lượng 300mg caffeine/ngày có thể làm xương mất đi thành phần canxi vốn đang thiếu.

Ngoài ra, việc dùng rượu bia cũng khiến cơ thể hạn chế hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết, làm suy giảm mật độ xương. Người bệnh hãy nói “không” với những loại thức uống không lành mạnh và tập uống nhiều nước trái cây, trà thảo dược, nước lọc.

Bệnh nhân gai cột sống lưng nên kiêng gì?

Hiện nay, gai cột sống lưng là bệnh lý dễ mắc phải nhưng rất khó chữa trị. Không chỉ vậy, nếu không sớm điều trị, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Ngoài việc kiên trì điều…

7. Bổ sung glucosamine từ thực phẩm chức năng

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy ở mọi mô trong cơ thể, kích thích mô liên kết của xương và sự phát triển các tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzym phá hủy sụn khớp, hạn chế tình trạng mất canxi, tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp. Ngày nay, sử dụng thực phẩm chức năng chứa Glucosamine được xem là xu hướng mới trong chữa trị các bệnh về xương khớp, giảm tiến triển quá trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ ngăn ngừa gai cột sống.

Để hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân, phòng khám ACC đã lựa chọn và cung cấp sản phẩm Glucosamine/ Chondroitin/ MSM của Trace Minerals Research – thương hiệu Khoáng Vi Lượng nổi tiếng số 1 tại Mỹ. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, dạng lỏng giúp cơ thể dễ hấp thu.

Ngoài ra, phòng khám ACC còn trang bị nhiều thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ nước ngoài để chữa lành cơn đau cho rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, gai cột sống với liệu trình không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Ăn gì tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ?

Những người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để cải thiện tình trạng thoái hoá. Những thực phẩm đó bao gồm: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Thực phẩm giàu vitamin C.

Vôi hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Để chữa thoái hóa cột sống người bệnh nên ăn ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi. Đây là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào. Điển hình như súp lơ xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà rốt giàu vitamin A và E – hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương.

Thoái hóa đốt sống cổ không nên làm gì?

Không nên lắc, quay vặn cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm bệnh nặng thêm. Khi ngủ cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái [không cao, không thấp quá] và nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cho máu được lưu thông.

Đau cột sống lưng nên ăn gì?

Khi thắc mắc đau lưng ăn gì, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm giàu vitamin D sau đây:.

Cá hồi..

Lòng đỏ trứng..

Các loại nấm..

Dầu gan cá tuyết..

Cá ngừ..

Nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời..

Chủ Đề