Châu á góc nhìn qua văn hóa viễn tưởng năm 2024

TTO - Trong cuốn sách Tương lai thuộc về châu Á, Parag Khanna đã phác ra chân dung người châu Á rất rõ ràng và rành mạch: hợp tác với họ hoặc bị bỏ lại đằng sau.

Sự thay đổi chóng vánh và mạnh mẽ của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến chúng ta mù mờ khi lần giở lại nguồn cơn của trận lốc này. Lịch sử thống trị của Âu - Mỹ vài trăm năm qua vẫn khiến nhiều người nghĩ về toàn cầu hóa như sự di chuyển một chiều từ phương Tây đổ về hướng Đông.

Còn tiến sĩ Parag Khanna lại thích đi ngược, ít nhất trong mắt người phương Tây là vậy. Cuốn sách Tương lai thuộc về châu Á của Parag Khanna là một nghiên cứu địa chính trị hiếm hoi được dịch và giới thiệu nghiêm túc tại Việt Nam ngay sau khi được phát hành lần đầu chỉ cách đây một năm.

Lần trở lại sợi dây lịch sử, tham vọng châu Á hóa thế giới của phương Đông đã xuất hiện cách đây cả thế kỷ, nếu trừ đi những cuộc xâm lược của người Hung, Mông Cổ vào đất châu Âu trước đó vài trăm năm.

Để tránh cái nhìn phiến diện "dĩ Âu vi trung" [lấy châu Âu làm trung tâm], cuốn sách của Parag Khanna đã thận trọng tiếp cận châu Á ở góc độ lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng... và chứng minh người châu Á không chạy theo các tiêu chuẩn phương Tây như mọi người vẫn thường áp đặt.

Khi các nước châu Á nhìn vào thời kỳ thuộc địa, họ thấy một kỷ nguyên tự mãn chứ không phải tự ti và rút ra được bài học nếu họ xung đột với nhau, các thế lực bên ngoài sẽ thành "ngư ông đắc lợi". Các chính trị gia châu Á đổ đến Trường Chính sách công Lý Quang Diệu [Singapore] để học cách quản lý kỹ trị chứ không phải đến Anh - Mỹ để theo đuổi các giá trị dân chủ đang gây xáo trộn ở chính những đất nước sinh ra chúng.

Người châu Á cũng liên tục thử nghiệm các chính sách bảo hộ kinh tế trong nước từ bài học vươn lên ngoạn mục của Nhật Bản, Hàn Quốc mặc cho những chỉ trích, trừng phạt từ thế giới phương Tây. Và ngày càng nhiều học giả Âu - Mỹ đến châu Á để học chứ không phải để dạy. Những vườn ươm sáng tạo nảy mầm khắp Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản... để thoát ra khỏi cái bóng Thung lũng Silicon nhỏ bé.

Nếu thế kỷ 19 khắc họa quá trình châu Âu hóa thế giới và thế kỷ 20 là quá trình Mỹ hóa, vậy thế kỷ 21 là thời đại của châu Á hóa. Từ những danh mục đầu tư, các cuộc chiến tranh thương mại đến những bộ phim Hollywood và tuyển sinh đại học, không có khía cạnh nào của cuộc sống có thể miễn nhiễm với quá trình châu Á hóa. "Chúng ta biết đây sẽ là thế kỷ của châu Á. Giờ đây cuối cùng chúng ta đã có một bức tranh chính xác về dáng dấp của khu vực này" - Parag Khanna khẳng định.

Văn phong trong nghiên cứu của Parag Khanna dường như hướng đến phương Tây, đặc biệt là Mỹ, thế nhưng nhìn chung cũng hướng về những người châu Á đánh giá thấp sự trỗi dậy của lục địa hoặc bị nuốt trọn bởi bức tranh toàn cảnh bao trùm. Như đại ý cuốn sách của tiến sĩ Parag Khanna, muốn hiểu thế giới, người châu Âu phải hiểu người châu Á; và người châu Á muốn không về nhì, phải hiểu được chính mình.

Trong những năm gần đây, điện ảnh đã chứng kiến những sự phát triển đáng chú ý. Ta thấy sự loại bỏ của những khuôn mẫu cũ và phiến diện, sự gia tăng tính đa dạng – chẳng hạn như việc điện ảnh châu Á dần vươn lên và những vai diễn quan trọng thuộc về người da màu và LGBTQ+.

Mặc dù có những tiến bộ nhất định, vẫn còn đó những khuôn mẫu giới đối với phụ nữ châu Á. Nhận thấy điều này, VOGE quyết định khai bút series “Giới trong điện ảnh” để cùng bàn về các vấn đề giới trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy mà mở đầu là các khuôn mẫu về phụ nữ châu Á trên màn ảnh. Qua đó, VOGE mong rằng bạn đọc có thể nhìn nhận được sự giao thoa phức tạp giữa giới và chủng tộc trong các nhân vật chúng mình giới thiệu.

HÌNH TƯỢNG LOTUS BLOSSOM [CHINA DOLL/ GEISHA GIRL]

Vào những năm 1960 và 1970, do chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh và căng thẳng chủng tộc, hình ảnh phụ nữ châu Á trên phim ảnh phương Tây hoặc được đạo diễn bởi phương Tây thường là những cô gái bán dâm hoặc những người phụ nữ thôn quê luôn luôn chờ được cứu rỗi. Những nhân vật này bị vật hóa và tình dục hóa như những con búp bê vô năng, bị phóng chiếu những tiêu chuẩn sắc đẹp của phương Tây [vd. da sáng màu] để phục vụ thị hiếu khán giả. Đây là những đặc điểm chính của khuôn mẫu phụ nữ châu Á “Hoa Sen” [Lotus Blossom]. Nguồn gốc của khuôn mẫu Lotus Blossom là tác phẩm bán tự truyện của Pierre Loti – “Madame Chrysanthème” [1887], kể về cuộc hôn nhân tạm thời giữa một sĩ quan hải quân và một người phụ nữ Nhật Bản. Tác phẩm này đã truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết “Madame Butterfly” [1898] của John Luther Long với cốt truyện tương tự.

Kiểu nhân vật Hoa Sen là một người phụ nữ châu Á cam chịu, nhún nhường, và thường xuất hiện trong một mối tình lãng mạn với một người đàn ông da trắng. Nhìn chung, họ thụ động, ngoan ngoãn, dễ dãi và có thể bị bỏ rơi bất kì lúc nào. Họ không thể bảo vệ bản thân nên luôn dựa dẫm vào người bạn tình để được giải cứu. Ngoài ra, hình mẫu phụ nữ này còn tái trình diện một lối mòn về một “người châu Á mẫu mực” – tức là phải hi sinh thân mình để phục vụ đàn ông da trắng. Các “geisha” Nhật Bản là một trong những ví dụ điển hình của định kiến rằng phụ nữ châu Á phải phục vụ và mua vui cho đàn ông. Có thể nói, hình tượng Lotus Blossom là kết quả của sự giao thoa giữa định kiến về chủng tộc và giới: một là sự bí ẩn, kín đáo và tinh tế cường điệu hóa quá mức mà người da trắng thường gán ghép với châu Á; hai là sự quyến rũ, gợi tình nhưng vẫn trong trắng, yếu đuối và mỏng manh mà nam giới thường gán ghép cho nữ giới. Qua lăng kính của những nhà làm phim Mỹ, sự phục tùng của châu Á với phương Tây, cũng như sự phục tùng của người nữ với người nam, liên tục lặp lại.

MỘT SỐ VÍ DỤ TIÊU BIỂU

Trong bộ phim “The Toll of the Sea” [1922], nữ diễn viên nổi tiếng đầu thế kỉ XX – Anna May Wong đã vào vai một cô gái ở làng quê Trung Hoa – người đã giải cứu một du khách Mỹ tên Allen Carver. Hai người nảy sinh tình cảm và có một đứa con, nhưng rồi Carver phải trở về Mỹ. Nhân vật chính Lotus Flower bị bỏ lại trong tuyệt vọng và cầu mong Carver sẽ quay về với cô. Sau đó, Carver quay trở lại nhưng lần này anh đi cùng với một người vợ da trắng. Đau buồn vì không thể làm vợ Carver, Lotus Flower đưa con trai cho vợ chồng Carver nuôi nấng để đứa bé có một tương lai tốt hơn ở Mỹ rồi gieo mình xuống sông tự vẫn. Còn trong “The World of Suzie Wong” [1960], Suzie là cô gái bán hoa phải lòng một người Mỹ tên Robert Lomax và được anh ta cứu thoát khỏi khu phố đèn đỏ Hồng Kông. Robert Lomax đóng vai trò một cứu tinh da trắng – đặc trưng thường thấy trong các bộ phim có khuôn mẫu phụ nữ châu Á Hoa Sen.

Một ví dụ tiêu biểu khác là “Ex Machina” [2015] – bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Alex Garland. Nhân vật Kyoko là cô hầu gái Nhật Bản không hiểu tiếng Anh. Cô bị câm và luôn phục tùng mọi thứ mà Nathan – chủ của cô – ra lệnh, kể cả khi bị đối xử tệ bạc và bị yêu cầu thỏa mãn nhu cầu tình dục của Nathan. Kyoko khớp với kiểu mẫu “Geisha Girl” [tương tự với Lotus Blossom] – một hình tượng nhân vật đã quá quen thuộc đến mức người xem và các nhân vật khác trong phim không hề thắc mắc về những hành động của Kyoko. Khi Caleb gặp Kyoko lần đầu tiên, Caleb không nhận ra rằng Kyoko là một người máy vì định kiến phụ nữ châu Á đi kèm với sự e thẹn, kín đáo, phục tùng đã ăn sâu vào nhận thức.

PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ HÌNH TƯỢNG LOTUS BLOSSOM

Phụ nữ Việt Nam cũng là một đối tượng của sự vật hóa và tình dục hóa trên màn ảnh. Kim – nhân vật chính của vở nhạc kịch “Miss Saigon” [được công chiếu vào năm 1989 tại London] – cũng chịu số phận tương tự như nhân vật Lotus Flower trong “The Toll of the Sea”. Mặc dù giành được 30 giải thưởng danh giá và có lượng vé đặt trước lớn nhất trong lịch sử Broadway, vở nhạc kịch đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều người, trong đó có Lori Kido Lopez – giáo sư Nghiên cứu Truyền thông và Văn hóa. Bà tin rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” làm sâu sắc thêm định kiến về kiểu phụ nữ châu Á quên thân và luôn hi sinh cho đàn ông da trắng.

Ngoài ra, nhân vật Kim luôn cố gắng tìm đến tự do và mong cầu được giải thoát khỏi bối cảnh văn hóa và chính trị Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc Kim tìm mọi cách trốn tránh nhân vật Thuy – hiện thân của tôn ti và trật tự xã hội Việt lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Kim dường như không tự thân đấu tranh cho sự giải thoát mà phụ thuộc vào sự giải cứu của Chris – sĩ quan người Mỹ mà cô đã đem lòng yêu và có với nhau một đứa con. Sự phát triển cốt truyện này một lần nữa ám chỉ sự yếu kém và phụ thuộc của người nữ vào người nam, sự hèn kém của phương Đông và văn minh của phương Tây.

Ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh lúc ra đời, hai bộ phim thời chiến “Full Metal Jacket” [1987] và “Good Morning, Vietnam!” [1987] là minh chứng tiêu biểu cho xu hướng tình dục hóa phụ nữ châu Á nói chung và Nam Á nói riêng. Cảnh phim nổi tiếng của Stanley Kubrick trong “Full Metal Jacket” đã miêu tả một cô gái bán dâm người Việt tiếp cận hai người lính Mỹ với câu từ mời gọi [link dưới phần bình luận]. Đây là nhân vật nữ người Việt hiếm hoi trong bộ phim, tồn tại chỉ để mua vui và tiêu khiển cho lính Mỹ. Cảnh phim này nổi tiếng đến mức nó đã được nhắc đến trong hàng loạt tác phẩm sau đó, chẳng hạn như bài “Me So Horny” của Live Crew, “Baby Got Back” của Sir-Mix-a-Lot, bộ phim “The 40-Year-Old Virgin” [2005], các series South Park và Family Guy.

Đó là một số góc nhìn và thông tin mà VOGE đã biên soạn và tổng hợp về hình tượng Lotus Blossom. Vậy còn các bạn độc giả của VOGE nghĩ gì về hình tượng này nhỉ? Hãy chia sẻ dưới phần bình luận để chúng mình cùng thảo luận nha!

VOGE xin được bật bí nho nhỏ là phần 2 của chủ đề này sẽ là về một hình tượng nhân vật nữ châu Á cũng phổ biến không kém – Dragon Lady. Các bạn hãy cùng đón xem bài viết của chúng mình nhé!

Nguồn tham khảo

1. The Lotus Blossom Stereotype – Dangers of the Asian Fetish – YouTube

2. The Evolution of the Asian Heroine in Hollywood – Nerdist

3. Hollywood continues to sexualize Vietnamese women – Chao Hanoi

4. Here’s how pop culture has perpetuated harmful stereotypes of Asian women – Today

5. The Marginalization and Stereotyping of Asians in American Film – Isabel Paner [Dominican University of California]

Chủ Đề