Chất lượng đào tạo là gì

đào tạo nào. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “chất lượng đào tạo”

dựa trên các “góc nhìn” khác nhau:

Chất lượng đào tạo được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu đề ra đối với một

chương trình đào tạo. [Lê Đức Ngọc, 2005]

Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc

trưng về phẩm chất, giá trị, nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề

của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình theo các ngành nghề cụ thể

[Trần Khánh Đức, 2004].

Như vậy, mặc dù khó có thể đưa ra một định nghĩa về chất lượng trong đào

tạo, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến

nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là khái niệm đa chiều, với

những người ở cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét

nó. Đối với cán bộ giảng dạy thì ưu tiên của khái niệm chất lượng đào tạo phải là ở

quá trình đào tạo, còn đối với người học và những người sử dụng lao động, ưu tiên

về chất lượng đào tạo của họ lại ở đầu ra, tức là trình độ, năng lực, và kiến thức của

sinh viên khi ra trường…

Có thể nói: “Chất lượng đào tạo phải được thể hiện trong mục tiêu đào tạo và

đáp ứng càng nhiều ước muốn của các bên liên quan càng tốt”.

Nhu cầu xã hội

Kết quả đào tạo

khớp với mục

tiêu đào tạo

Kết quả đào tạo

phù hợp với nhu

cầu sử dụng

Kết quả đào tạo

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo

[Nguồn: Trần Khánh Đức, 2004]

2.1.1.3. Quản lý chất lượng đào tạo

“Quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các

biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5

chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động” [Trần Khánh

Đức, 2004]

MỤC TIÊU

ĐÀO TẠO

Quá trình đào tạo

CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO

Kiến thức

- Đặc trưng, giá trị nhân

cách, nghề nghiệp.

- Giá trị sức lao động

- Năng lực hành nghề

- Trình độ chuyên môn, kỹ

năng nghề nghiệp

Kỹ năng

Thái độ

[Theo chương trình đào tạo]

NGƯỜI LAO ĐỘNG

- Năng lực thích nghi với

thị trường lao động

- Năng lực phát triển nghề

nghiệp

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo

[Nguồn: Trần Khánh Đức, 2004]

Trong đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có

hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo không

ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động [từ

khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình đào tạo đến khâu

tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo].

Trường học là nơi tạo ra chất lượng đào tạo, nơi đảm bảo và nâng cao chất

lượng đào tạo. Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo là trách nhiệm của mỗi giáo

viên, mỗi cán bộ, công nhân viên. Trong đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là quá

trình tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm

bảo không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu trong cơ chế thị

trường. Nhà trường là khâu đóng vai trò quyết định đối với việc đảm bảo và nâng

cao chất lượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6

Thực hiện được mục tiêu quản lý chất lượng sẽ tạo cơ sở vững chắc để thực

hiện các mục tiêu khác của Nhà trường như: Nâng cao sức cạnh tranh tạo uy tín và

thương hiệu của Nhà trường, mục tiêu ổn định và phát triển.

Nhà trường cần có các chức năng chủ yếu sau đây về quản lý chất lượng đào tạo.

- Hiện trưởng hướng dẫn đôn đốc kiểm tra để đạt được mục tiêu chất lượng.

- Lập mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ chất lượng.

- Xác định đổi mới giáo trình phù hợp với nhu cầu, cơ cấu cán bộ và trình độ

giáo viên cần phải có để đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Phân phối hoạt động giữ các phòng, khoa một cách khoa học.

- Kiểm soát, kiểm tra chất lượng đào tạo [theo giáo trình quản lý chất lượng

trong các tổ chức].

2.1.1.4. Đánh giá chất lượng đào tạo

Đánh giá trong giáo dục đào tạo là một quá trình hoạt động được tiến hành có

hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý về mục tiêu đã định.

Chất lượng đào tạo như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều, và

gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người, do vậy không

thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá.

Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính cán bộ

giảng dạy, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo

chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình.

Hoặc việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do

các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau [khen - chê, xếp hạng,

khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận…]

Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của

việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục

đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới xác định được việc sử dụng phương

pháp cũng như các công cụ đo lường tương ứng. Mục đích của đánh giá trong giáo

dục hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào đặc thù của từng trường, sự phát triển kinh tế xã

hội của đất nước và cả tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá của các chủ thể. Ví dụ,

nếu mục đích của giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng là cung cấp nguồn lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7

được đào tạo cho xã hội thì chất lượng ở đây sẽ được xem là mức độ đáp ứng của

sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động. Còn nếu lấy chương trình, muc tiêu

đào tạo làm cơ sở đánh giá thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng

kiến thức, kỹ năng mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm bắt và sử dụng các kiến

thức và kỹ năng của sinh viên sau khoá học. Đánh giá chất lượng đào tạo còn nhằm

mục đích đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng một

chương trình đào tạo, hay một trường, khoa nào đó chưa đạt, đã đạt hay vượt mức

những chuẩn mực nhất định về chất lượng. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ,

thách thức, cơ hội đối với các cơ sở đào tạo và đề xuất các biện pháp nhằm từng

bước nâng cao chất lượng đào tạo. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm

quyền trong công việc hoạch định các chính sách hỗ trợ cho nhà trường không

ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của mình.

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo trường cao đẳng

- Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng

- Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

- Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo

- Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo

- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

- Tiêu chuẩn 6: Người học

- Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao

công nghệ

- Tiêu chuẩn 8: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

- Tiêu chuẩn 9: Tài chính và quản lý tài chính

- Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội

2.1.2. Các lý thuyết liên quan đến chất lượng đào tạo

2.1.2.1. Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo

a. Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000

ISO [International Organization Sandardization] - Tổ chức quốc tế về tiêu

chuẩn hoá với gần 200 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam. ISO không quy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8

định những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà chỉ đưa ra những hướng dẫn, các

định mức về quản lý chất lượng sản phẩm.

ISO 9000 là sự kế thừa các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi trong

nhiều lĩnh vực. ISO 9000 cũng đã được áp dụng vào giáo dục với yêu cầu cơ bản là

hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng theo tư tưởng đảm bảo tính

liên tục của các quá trình. Quá trình xây dựng hệ thống chất lượng là quá trình hết sức

quan trọng. Quá trình này gồm bốn giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định.

Giai đoạn 2: Viết các tài liệu của hệ thống chất lượng

Giai đoan 3: Thực hiện và cải tiến.

Giai đoạn 4: Công nhận.

Mô hình này có ưu điểm là quản lý được toàn bộ các khâu, các giai đoạn, các

hoạt động của quá trình đào tạo, nhất là các khâu, các hoạt động có thể dễ dàng

lượng hoá được như phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng trường sở, xây dựng

chương trình đào tạo,.... Hơn thế nữa, sản phẩm đào tạo không chỉ đáp ứng mục tiêu

của nhà trường mà còn thoả mãn nhu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên,

việc vận dụng ISO 9000 vào trong quản lý giáo dục không đơn giản vì việc thực

hiện ISO đòi hỏi mọi cá nhân, từ người lãnh đạo đến các thành viên từng bộ phận

phải hành động một cách đồng bộ. Hơn nữa, không như trong quản lý sản xuất hoặc

kỹ thuật, quản lý giáo dục là quản lý con người, trong đó luôn diễn ra quan hệ người

- người hết sức phong phú, sinh động và cũng rất phức tạp. Rất nhiều biểu hiện

không cân đong, đo đếm được. Vì những lý do đó, muốn áp dụng ISO 9000 trong

quản lý giáo dục thì trước hết cần làm cho mọi người hiểu thế nào là ISO 9000, lợi

ích của nó trong quản lý giáo dục. Đồng thời xác định phạm vi, mức độ có thể áp

dụng ISO 9000 trong tổ chức của mình.

b. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể [TQM]

Quản lý chất lượng tổng thể [total quality management - TQM] là cách tiếp

cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn trong quá trình nhằm nâng cao năng

suất và hiệu quả chung của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau của

nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9

chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn

thể thành viên trong tổ chức, nhất là ở cấp lãnh đạo.

Mô hình quản lý chất lượng tổng thể là một mô hình cũng có xuất xứ từ

thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo dục đại học, cao

đẳng. Đặc trưng của mô hình TQM là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cho bất

kỳ cơ sở đào tạo nào. Khi áp dụng TQM vào quản lý giáo dục nói chung, quản lý

nhà trường nói riêng, đây thực sự là công cụ tốt hỗ trợ cho thiết chế tổ chức, bởi vì:

- Mỗi người đều có vai trò nhất định trong chu trình đó với yêu cầu chất

lượng cao, vì vậy có sự phân cấp từ người lãnh đạo [Hiệu trưởng nhà trường] đến

từng bộ phận [Phòng chức năng, khoa] và cá nhân [Cán bộ, giảng viên, sinh viên..].

Mọi người đều trở thành người tự quản thực hiện công việc của mình với những yêu

cầu chặt chẽ của hệ thống quản lý chất lượng.

- Cải tiến từng bước, cải tiến liên tục, hoạt động của mọi người đều hướng

tới chất lượng theo mục tiêu của nhà trường. Vì vậy TQM có thể áp dụng với các

nội dung quản lý giáo dục khác nhau, từ công tác đào tạo đến hoạt động nghiên cứu

khoa học, từ quản lý tài chính đến quản lý học sinh sinh viên...

c. Mô hình các yếu tố tổ chức [Organizational Elements Model]

Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau:

- Đầu vào : Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào

tạo, quy chế, luật định, tài chính...

- Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo...

- Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả

năng thích ứng của sinh viên.

- Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng

nhu cầu kinh tế và xã hội.

- Hiệu quả: Kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.

Dựa vào 05 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 05 khái niệm về chất

lượng giáo dục đại học như sau:

- Chất lượng đầu vào: Trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10

- Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và

học và các quá trình đào tạo khác.

- Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra [sinh viên tốt nghiệp, kết quả

nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác] so với Bộ tiêu chí hoặc so với các mục

tiêu đã định sẵn.

- Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên tốt

nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, của cha mẹ, của cơ quan công tác

và của xã hội.

- Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp

[kiến thức, kỹ năng, quan điểm] đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục

đại học.

2.1.2.2. Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo

a. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Đầu vào”

Quan điểm này cho rằng: “Chất lượng một trường đào tạo phụ thuộc vào chất

lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “Quan

điểm nguồn lực”, có nghĩa là: Nguồn lực = Chất lượng. Theo quan điểm này, một

trường đại học, cao đẳng tuyển được sinh viên giỏi, có nguồn tài chính cẩn thiết để

trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được coi là trường

có chất lượng cao.

Quan điểm này đã bỏ qua quá trình tổ chức và quản lý và đào tạo diễn ra rất đa

dạng và liên tục trong một khoảng thời gian. Sẽ khó giải thích trường hợp một

trường đã có nguồn lực "đầu vào" dồi dào nhưng chất lượng đầu ra hạn chế hoặc

ngược lại. Theo cách đánh giá này, cho rằng dựa vào chất lượng nguồn lực đầu vào

có thể đánh giá được chất lượng đầu ra.

b. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Đầu ra”

"Đầu ra" là kết quả, là sản phẩm của quá trình đào tạo được thể hiện bằng

năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, sự thành thạo trong công việc hay khả năng cung

cấp các dịch vụ của cơ sở đào tạo đó. Có quan điểm cho rằng "đầu ra" của quá trình

đào tạo có tầm quan trọng hơn nhiều so với "đầu vào".

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11

Có thể hiểu là kết quả của quả trình đào tạo và được thể hiện ở các phẩm

chất, giá trị nhân cách, năng lực hành nghề của người tốt ghiệp tương ứng với mục

tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị

trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng lại ở kết quả của

quá trình đào tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức độ thích ứng và phù

hợp của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi ra

trường, khả năng làm chủ và vị trí của người đó trong doanh nghiệp.

c. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”

Quan điểm thứ ba về chất lượng giáo dục đào tạo cho rằng một trường đại

học có chất lượng đào tạo cao khi trường đó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát

triển về trí tuệ và cá nhân của sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá

trị “đầu ra” trừ đi giá trị “đầu vào”, kết quả thu được là giá trị gia tăng mà trường

học đã đem lại cho sinh viên và được cho rằng đó là chất lượng đào tạo của trường.

Quan điểm này chỉ tồn tại về mặt lý thuyết vì trên thực tế rất khó có thể thiết

kế một thước đo thống nhất về mặt định lượng để đánh giá chất lượng "đầu vào" và

"đầu ra" từ đó tìm ra mức chênh lệch để đánh giá chất lượng đào tạo.

d. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường học phương tây, chủ yếu

dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ giảng

viên trong từng trường trong quá trình thẩm định, công nhận chất lượng đào tạo của

trường. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng viên có học vị, học hàm

cao, có uy tín khoa học lớn thì được xem là trường có chất lượng cao.

Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được

đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh

của các trường để nhận tài trợ cho các chương trình nghiên cứu trong môi trường

không thuần học thuật. Ngoài ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của

đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu,

phương pháp luận ngày càng đa dạng. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục hiện nay

có quá nhiều các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, xu thế đa dạng hóa ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12

nghề, lĩnh vực đào tạo; sự buông lỏng trong quản lý cũng như khả năng quản lý yếu

kém trong giáo dục đã làm cho số lượng các học thuật mà các trường sở hữu tăng

những chất lượng cũng đang báo động.

e. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”

Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học, cao đẳng phải tạo ra

văn hoá tố chức riêng” với những nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng

cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và

thương mại.

f. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “Kiểm toán”

Quan điểm này về chất lượng đào tạo xem trọng quá trình bên trong của các

trường đại học, cao đẳng và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Kiểm

toán chất lượng quan tâm xem các trường đại học cao đẳng có thu thập đủ thông tin

phù hợp và người ra quyết định có đủ các thông tin cần thiết không, quá trình thực

hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Đào tạo các ngành học đại học, cao đẳng là bậc học đào tạo nghề nghiệp

chuyên sâu, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay

nghề và trình độ chuyên môn cao. Chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng thể hiện

chiến lược về con người của một quốc gia. Vì vậy, chất lượng đào tạo nói chung và

chất lượng đào tạo các ngành học đại học, cao đẳng nói riêng là vấn đề trăn trở của

mỗi quốc gia. Có 5 yếu tố tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo, đó là:

- Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên

- Chương trình đào tạo

- Công tác quản trị trường

- Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào

Nội dung ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13

2.1.3.1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là “Trình độ và kinh

nghiệm của giảng viên”. Dân gian nói “Không thầy đố mày làm nên” vẫn nguyên

giá trị, chất lượng người thầy quyết định chất lượng giáo dục.

Dạy học là quá trình người thầy truyền đạt cho học sinh, sinh viên hệ thống

những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm phát triển năng lực trí tuệ và hình thành thế

giới quan cho họ. Đối tượng của quá trình dạy học là học sinh, sinh viên - con người

với sự đa dạng về nhận thức, quan điểm, tình cảm... làm cho quá trình dạy học trở

thành hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Người thầy không thể dạy tốt được nếu

chỉ nắm vững kiến thức của một môn học, có nghĩa là ngoài kiến thức của môn học

người thầy phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác như: Kiến thức của các môn học khác

có liên quan, kiến thức về tâm lý, giao tiếp, xử lý các tình huống sư phạm... Vì vậy,

đối với giáo viên, thời gian và kinh nghiệm giảng dạy là một vốn quý, có vai trò rất

lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Giảng dạy là quá trình truyền đạt tri thức, vấn đề quan trọng là người thầy

phải nắm vững kiến thức; biết mười dạy một, hai là thể hiện người thầy có kiến

thức. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là phải làm cho kiến thức của thầy trở thành

kiến thức của trò, có nghĩa là trò phải tiếp thu tốt kiến thức của thầy. Điều này có

quan hệ mật thiết đến phương pháp giảng dạy. Phương pháp dạy học là tổng hợp

các cách thức tác động của giáo viên và học sinh, sinh viên nhằm thực hiện tốt các

nhiệm vụ dạy học. Phương pháp giảng dạy được quy định bởi nội dung dạy học, nói

cách khác, nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các

phương pháp giảng dạy. Mặt khác, bản thân phương pháp là con đường, cách thức

để đạt tới mục đích nhất định. Để đạt được cùng một mục đích, những con người

khác nhau sẽ chọn những con đường [phương pháp] khác nhau. Lựa chọn con

đường nào lại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Nhận thức của mỗi người, đánh

giá chủ quan của mỗi người về đối tượng giảng dạy... Ngay cả khi cùng sử dụng

một phương pháp thì do khả năng và trình độ của mỗi người thì khác nhau, nên kết

quả là chất lượng giảng dạy sẽ khác nhau. Xét phương pháp giảng dạy ở giác độ con

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14

đường để đạt được mục đích, thì việc chọn con đường và đi trên con đường ấy như

thế nào là khả năng của mỗi người thầy và nó gần như có sẵn [bẩm sinh]. Như vậy,

việc lựa chọn phương pháp, phối hợp và thực hiện các phương pháp giảng dạy vừa

dựa vào nội dung dạy học, vừa dựa vào khả năng của mỗi giáo viên, đây là công

việc rất khó khăn đối với bất kỳ giáo viên giảng dạy ở bậc học nào.

Ngoài ra, phương pháp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo

mà còn giúp cho học sinh, sinh viên tự học và giải quyết công việc sau này. Đây

chính là dạy cho học sinh, sinh viên phương pháp nghiên cứu. Quá trình tự học tập

của học sinh, sinh viên sẽ có hiệu quả hơn nhiều, chất lượng đào tạo vì thế tăng lên

rất nhiều. Điều này rất quan trọng, bởi vì ngày nay nhà trường đào tạo ra những

người chủ động nghiên cứu, giải quyết công việc, chứ không chỉ học thuộc lòng

những kiến thức thầy dạy.

Dù dạy học theo phương pháp nào thì vấn đề giảng viên tinh thông chuyên

môn là điều kiện tiên quyết để dạy đạt chất lượng cao. Vấn đề đặt ra với hệ thống

giảng viên hiện nay là vấn đề tự học, tự nghiên cứu, chỉ có như vậy mới có thể trau

dồi đủ kiến thức để truyền đạt cho học sinh. Ngoài ra, người giảng viên không thể

dạy tốt được nếu chỉ nắm vững kiến thức môn học, có nghĩa là ngoài kiến thức của

môn học, người giảng viên phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác như: Kiến thức của

các môn học khác có liên quan, kiến thức về tâm lý, giao tiếp, xử lý các tình huống sư

phạm,... Tuy nhiên, nghiệp vụ sư phạm là yếu tố quan trọng làm cho giảng dạy đào

tạo có chất lượng và hiệu quả hơn. Dạy học là quá trình người thầy truyền đạt cho

sinh viên hệ thống những tri thức, kỹ năng,… nhằm phát triển năng lực, trí tuệ và

hình thành nên thế giới quan của họ. Đối tượng của quá trình dạy học là sinh viên –

con người với sự đa dạng về nhận thức, quan điểm, tình cảm…Vì vậy, giảng viên để

truyền đạt kiến thức tốt nhất phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp

giảng dạy một cách phù hợp, sáng tạo vào công việc của mình để đạt đến đỉnh cao

chất lượng trong đào tạo giảng dạy.

2.1.3.2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo

cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì cần đạt được của người học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15

Chủ Đề