Intercome là gì

Nhằm giúp các bạn có cái nhìn khái quát về hệ thống Intercom [Liên lạc nội bộ]. Bài viết này Maxsys sẽ giúp bạn làm rõ một số vấn đề như: Intercom là gì? Hệ thống intercom là gì? Và các loại hệ thống liên lạc nội bộ intercom hiện nay.

Intercom [thiết bị liên lạc], hay đàm thoại cửa [Doorphone] là một hệ thống liên lạc thoại độc lập để sử dụng trong một tòa nhà hoặc một khu vực nhỏ tại các tòa nhà. Nó là một thiết bị điện tử giao tiếp hai chiều có chứa mạch cho mục đích truyền và nhận âm thanh hoặc video. Hệ thống liên lạc nội bộ cho phép những người trong phòng hoặc khu vực khác nghe thấy một người đang nói vào micrô.

Hệ thống liên lạc nội bộ [intercom] đa dạng về kiểu dáng và thiết kế

Hệ thống intercom là gì?
 

Hệ thống Intercom, còn gọi là hệ thống liên lạc nội bộ, là một thiết bị điện tử liên lạc hai chiều có chứa mạch điện nhằm mục đích truyền và nhận truyền âm thanh hoặc video.

Với sự ra đời của truyền thông di động, hệ thống điện thoại kỹ thuật số và các thiết bị liên lạc khác, việc sử dụng hệ thống liên lạc nội bộ đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ứng dụng mà các thiết bị này vẫn hoạt động tốt hơn bất cứ loại hình nào khác. Có rất nhiều hệ thống an ninh intercom mà Maxsys sẽ giới thiệu dưới đây:

Các loại hệ thống liên lạc nội bộ intercom
 

1. Hệ thống liên lạc nội bộ không dây

Trong các ứng dụng mà không thể chạy dây, hệ thống không dây sẽ được sử dụng. Có một loạt các thiết bị liên lạc không dây hai chiều bao gồm: các thiết bị như radio cầm tay, hộp gọi không dây ngoài trời, cũng như các thiết bị để bàn truyền thống. Phạm vi mà các thiết bị này sẽ truyền rất khác nhau dựa trên công nghệ không dây được sử dụng.

2. Hệ thống liên lạc nội bộ có dây

Khi bạn có thể chạy dây giữa các địa điểm, hệ thống intercom có dây có thể mang lại cho bạn sự riêng tư hơn một chút và loại bỏ khả năng gây nhiễu từ các hệ thống lân cận. Có nhiều loại dây khác nhau như 2 dây được bảo vệ hoặc Cat-5/6 có thể được sử dụng với các hệ thống này. Nếu bạn đang xem xét một hệ thống video, thiết bị liên lạc nội bộ có dây có thể là giải pháp tốt nhất.

3. Liên lạc nội bộ video

Các thiết bị này thường có thiết bị có camera, loa và nút nhấn ở cửa ra vào và thiết bị giám sát bên trong có thể giao tiếp với thiết bị đầu vào. Một số hệ thống có thể có nhiều màn hình video bên trong. Do khó khăn khi gửi video qua sóng phát sóng ở khoảng cách rất xa mà không bị nhiễu, hầu hết các thiết bị hiện nay đều có dây.

4. Hệ thống intercom cho căn hộ

Loại hệ thống này có bộ phận cửa ở cửa ra vào và sau mỗi căn hộ hoặc căn hộ có một hoặc nhiều bộ phận có thể nói chuyện với cửa và có thể nhìn thấy khách hoặc bộ phận cửa đổ chuông một số điện thoại cố định hoặc di động. Một khách chỉ cần nhấn đúng nút cho căn hộ mà họ muốn nói chuyện và người thuê có thể nói lại và sau đó nhấn một nút để mở khóa cửa.

5. Bộ đàm hai chiều 

Mặc dù về mặt kỹ thuật đây không phải là hệ thống liên lạc nội bộ, nhưng có bộ đàm hai chiều giao tiếp với bộ đàm liên lạc của trạm gốc. Vì vậy, bạn có thể có được sự linh hoạt của một bộ đàm di động liên lạc trong khoảng cách xa kết hợp với khả năng mà hệ thống cố định mang lại cho bạn.

Trên đây Maxsys đã phần nào giúp bạn làm rõ một số khái niệm Intercom là gì và hệ thống intercom là gì? Một số hệ thống phổ biến hiện nay. Mong rằng nó sẽ giúp bạn phần hiểu hơn về hệ thống này. Nếu các bạn cần hỗ trợ trong việc chọn một hệ thống liên lạc nội bộ, chỉ cần gọi cho các chuyên gia của chúng tôi tại www.maxsyssecurity.com và nhân viên của Maxsys sẽ giúp bạn chọn hệ thống phù hợp nhất. Xin cảm ơn!

Intercom hiện nay được sử dụng càng ngày càng nhiều, phạm vi sử dụng của nó do đó cũng được mở rộng. Không chỉ dùng cho các chung cư, tòa nhà cao tầng mà còn được sử dụng trong nhiều biệt thự hay bất kỳ đâu mà chủ nhà muốn lắp đặt.

Giải thích định nghĩa Intercom

Intercom là hệ thống liên lạc cho phép người bên trong nói chuyện với người bên ngoài qua các thiết bị có hình hoặc không có hình. Khi lắp đặt hệ thống này, người bên ngoài phải có sự cho phép của người bên trong tòa nhà mới có thể ra vào. Điều này giúp tăng cường an ninh, khiến chủ nhà yên tâm hơn khi sống trong chung cư đó.

Hệ thống này còn được kiểm soát bằng bộ phận an ninh, bảo vệ. Họ có nhiệm vụ giám sát để phát hiện vấn đề đồng thời xử lý nhanh chóng.

1.2. Phân loại hệ thống Intercom

1.2.1. Hệ thống Intercom bằng hình ảnh

Hiện nay trên thị trường, người ta phân hệ thống này thành hai loại là Indoor Station và Outdoor Station.

Indoor Station dành cho chủ nhà và nó được lắp đặt bên trong cửa, thường ở ngay gần cửa ra vào. Hệ thống Indoor Station bao gồm một số bộ phận cơ bản như màn hình hiển thị cảm ứng hoặc không cảm ứng, microphone và loa. Thông thường hiện nay mọi người hay sử dụng màn hình cảm ứng thay cho việc bấm nút.

Hệ thống Outdoor dành cho khách và được lắp đặt phía ngoài cửa. Hệ thống Outdoor này bao gồm, camera, microphone, nút ấn chuông.

Hệ thống Intercom bằng hình ảnh

Thông qua hệ thống camera, người bên trong sẽ xác định được danh tính của khách và tùy theo đó mở cửa hoặc không, ví dụ như trong trường hợp giao hàng thì không cần thiết mở cửa.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhìn thấy trường hợp hệ thống Outdoor Station không được lắp ở ngoài cửa mà được lắp đặt ở dưới tầng 1 của cả tòa chung cư. Hệ thống được cài đặt để liên lạc được đúng với căn hộ mà bạn muốn gọi.

1.2.2. Hệ thống Intercom không có hình ảnh

Bên cạnh hệ thống Intercom tích hợp camera thì cũng có hệ thống không tích hợp camera. Lúc đó, thiết bị này trông giống như một chiếc điện thoại để bàn nhưng được lắp trên tường. Sự trao đổi lúc này dựa vào cuộc nói chuyện của hai bên. 

Hệ thống này có sự bảo mật không cao bằng hệ thống hình ảnh tuy nhiên chi phí đầu tư giảm đi nhiều hơn. Cần cân nhắc giữa hai yếu tố để lựa chọn mua hay không mua loại nào.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên bảo vệ chi tiết nhất

2. Các tính năng của hệ thống Intercom

Một số tính năng thông dụng của hệ thống Intercom:

Hệ thống Intercom không có hình ảnh

- Tính năng nhận diện qua âm thanh và hình ảnh thông qua camera và loa.

- Tính năng trao đổi trực tiếp qua hệ thống microphone.

- Tính năng mở cửa tự động từ bên trong không cần di chuyển ra ngoài, trong đó nút bấm được tích hợp trên màn hình.

- Hệ thống báo động nhanh gọn và đơn giản chỉ bằng một nút bấm. Qua đó nhân viên an ninh, bảo vệ sẽ nhanh chóng tiếp cận được vấn đề và kịp thời giải quyết.

- Có thể cài đặt chế độ không làm phiền nếu muốn. Nếu bạn cần nói chuyện riêng với một người khách đặc biệt nào đó và không muốn bị gián đoạn thì hãy sử dụng tính năng này.

Tìm hiểu: Những đồ dùng cần có của nghề bảo vệ tại đây!

3. Cách hoạt động của hệ thống Intercom

Qua mô tả bên trên, mọi người phần nào có thể hiểu được cách hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên để bớt bỡ ngỡ nhất thì timviec365.vn sẽ nêu những việc khách cần làm và cách hoạt động của hệ thống.

Cách hoạt động của hệ thống Intercom

Khi tới trước cửa nhà của một người nào đó, việc duy nhất phải làm đó là ấn chuông cửa. Khi bạn ấn chuông cửa, người trong nhà sẽ nhận được thông báo qua tiếng kêu và ra mở cửa. Qua màn hình sẽ xác định được danh tính người ở ngoài, người trong nhà sẽ quyết định ấn nút mở cửa luôn trong trường hợp đó là người quen. Trường hợp người không quen biết với chủ nhà thì chủ nhà có thể bật microphone lên để trao đổi và quyết định mở cửa hay không.

Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư trưởng tòa nhà tại đây!

Lợi ích là yếu tố thứ hai sau tính năng để quyết định việc bạn có mở hầu bao ra để lắp đặt hệ thống này hay không.

- Lợi ích đầu tiên mà hệ thống đem lại là kiểm soát được an ninh từ đó nâng cao tính an toàn cho mọi người. Trong hệ thống xã hội ngày nay, an ninh đang ngày được ưu tiên nhiều hơn do đó thiết bị công nghệ bảo vệ cũng được sử dụng nhiều hơn.

- Không chỉ giúp nhận dạng mà còn kiểm soát được số lượng khách. Ở những khu chung cư hay khách sạn, lượng người ra vào mỗi ngày rất đông do vậy rất cần thiết để lắp đặt một thiết bị. Vì dù có đông nhân viên bảo vệ thì bộ não con người không thể thống kê và nhớ hết được khuôn mặt của lượng khách.

Lợi ích mà Intercom đem lại liệu chỉ nằm ở mức bảo vệ?

- Liên lạc giữa ban quản lý tòa nhà và chủ căn hộ. Giảm thời gian di chuyển đến từng căn hộ của ban quản lý bằng cách liên lạc nội bộ thông qua hệ thống Intercom.

- Lưu trữ thông tin về việc vắng nhà và chế độ không làm phiền để bảo vệ tối ưu sự riêng tư của chủ nhà.

- Có thể lắp đặt hệ thống không dây, sử dụng wifi để kết nối với điện thoại giúp chủ nhà có thể theo dõi ở bất kỳ đâu.

Qua tính năng và lợi ích mà hệ thống Intercom đem lại, không ít người sẽ thắc mắc vậy hệ thống này sẽ có nhược điểm gì?

Tốn chi phí là vấn đề đầu tiên cần lưu ý. Bạn sẽ không chỉ mất tiền mua thiết bị, tiền lắp đặt mà có thể mất thêm tiền sửa chữa và bảo trì thiết bị. Tuy nhiên với những tính năng nó mang lại thì đây cũng là một thiết bị đáng để đầu tư.

Nhược điểm của hệ thống Intercom là gì?

Đối với hệ thống liên lạc không dây, tín hiệu có thể bị nhiễu do các yếu tố như sóng từ thiết bị khác, loa,... Trên thực tế trường hợp này xảy ra không nhiều tuy nhiên cần biết đến trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý.

Có một lưu ý nho nhỏ đó chính là việc chọn công ty để mua thiết bị này. Hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty cũng như sản phẩm và dịch vụ đi kèm. Vì thiết bị này là thiết bị để bảo vệ cả gia đình bạn, bảo vệ an ninh ngôi nhà của bạn đồng thời nó cũng chiếm không ít chi phí hoạt động. Thời gian sử dụng lâu dài cũng là một yếu tố cần cân nhắc.

6. Sự đổi mới nào của Intercom

Hiện nay, Apple đã phát hành hệ thống Intercom riêng để kết nối tất cả thiết bị của Apple trong một ngôi nhà. Hệ thống intercom được cài đặt ngay trên thiết bị di động của bạn, cho phép gửi tin nhắn thông báo đến cho bạn, cho từng phòng và cho từng người riêng biệt.

Tuy nhiên hệ thống Intercom của Apple chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam do nó còn khá mới mẻ và cũng ít người sử dụng tích hợp nhiều thiết bị Apple trong ngôi nhà của mình.

Sự đổi mới nào của Intercom

Những thông tin trên đây đã được timviec365.vn tổng hợp lại. Dựa vào những thông tin này, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn để đầu tư một thiết bị an ninh, bảo vệ an toàn cho gia đình trong một thời gian lâu dài nhất.

Senior Accountant là gì? Phác thảo chân dung kế toán viên cao cấp

Senior Accountant là gì? Đó là cá nhân có trách nhiệm thực hiện các báo cáo cụ thể và chi tiết về lợi nhuận, năng suất cũng như ngân sách tài chính của các doanh nghiệp. Nếu đang tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực kế toán, hãy tìm hiểu kỹ hơn về Senior Accountant qua bài viết dưới đây nhé.

Chủ Đề