Cây chè có giá trị về dược liệu

06/06/2019

Trà - thức uống lý tưởng nhiều giá trị dược liệu

Nghề trồng chè đã có từ lâu tại Việt Nam, nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. 

Đối với các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. 

Việc sản xuất và cung cấp chè vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và nhu cầu xuất khẩu, bởi vậy, so với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một trong những cây có ưu thế nhất cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động.

Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt Nam. Ở miền Nam, chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai.

Chè Việt Nam hiện nay đã có mặt ở 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục và đang đứng hàng thứ 5 trên thế giới cả về sản lượng và xuất khẩu. 

Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 130.000 tấn chè, thu 190 triệu USD. Với nhu cầu tiêu thụ cao từ phía khách hàng, cộng với lợi thế về giá, Hiệp hội chè dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với năm 2010.

Thức uống tốt cho sức khỏe con người

Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. 

Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng trà hàng ngày có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật. 

Theo như một số nhà nghiên cứu, Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ biến rộng rãi hơn cả càphê, rượu vang và ca cao.

anh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da [tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh]. 

Hợp chất Florua có trong trà có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Catechin và các chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng. Trong trà còn có canxi và magie. Hai chất này tác động với nhau có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Vitamin D có trong trà có tác dụng giúp xương chắc khỏe. 

Ngoài ra, các axit amin giúp hình thành protein trong cơ thể có lợi cho cơ bắp, xương, da, tóc và có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây hại.

Thưởng thức trà của người Việt là một nét văn hóa truyền thống

Là người Việt Nam, dù ở tầng lớp nào, là người miền xuôi hay miền ngược, từ thành thị đến nông thôn cũng đều uống trà như một thức uống truyền thống, mang đậm nét văn hóa Việt. 

Trà được coi là một thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, không những có lợi cho sức khỏe mà còn là nghi thức giao tiếp giữa con người với con người. 

Có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội người Việt, từ trong gia đình ra tới ngoài phố, từ các quán nước vỉa hè đến những nhà hàng tiếp khách sang trọng. Mỗi gia đình người Việt đều có một bộ ấm pha trà. Trong những dịp lễ tết, ma chay, cưới hỏi, trà là thứ không thể thiếu.

Cách thưởng thức trà của người Việt cũng mang nhiều nét độc đáo, rất đa dạng và không theo chuẩn mực nào. Người Việt uống trà theo nhiều kiểu dân dã có, sang trọng, cầu kì cũng có. Tùy vào thời gian và sở thích riêng mà mỗi người tìm cho mình một cách thưởng trà khác nhau, có thể là chè xanh [chè tươi] cũng có thể là trà mộc, trà ướp hoa.Chè tươi để tiếp đãi làng xóm láng giềng thân mật, trà ướp hoa để đãi thượng khách, khách quý phương xa đến thăm.

Ở một số vùng nông thôn, mỗi nhà thường trồng vài gốc chè ở góc vườn, bởi người dân nông thôn có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá chè tươi vào hãm một nồi to. Mỗi khi đi ra đồng sẽ không quên mang theo một ấm trà xanh thơm mát dùng như một thức uống giải khát. Hình ảnh một làng quê, với cây đa, bến nước, sân đình đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Nơi gốc đa đầu làng luôn là một quán nhỏ bán những món quà ăn vặt dân dã, và ở đó không thể thiếu một ấm trà và vài thức kẹo.

Ở các thành phố lớn của Việt Nam, đi đâu cũng có thể bắt gặp những quán trà đá ven đường, mà người ta vẫn quen gọi là “trà đá vỉa hè.” 

Những quán trà đá rất đơn giản, chỉ cần có phích nước, ấm trà, vài cái cốc, vài chiếc ghế, thế là người ta có thể ngồi uống trà và nói chuyện. Không cầu kì trong cách pha chế, cũng không kén chọn người uống, trà đá của người Việt Nam là một nét văn hóa rất bình dị mà cũng rất độc đáo. Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà: kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh.

Đặc biệt, trong thời kì hội nhập, có nhiều loại thức uống của phương Tây tràn vào Việt Nam, nhưng những quán trà đá ven đường vẫn thu hút giới trẻ. Điều ấy chứng tỏ sức hút của thứ đồ uống đặc biệt này.

Trong nghệ thuật trà của người Việt, phải nói tới nghệ thuật ướp trà, uống trà của người Hà Nội. Muốn trà sen Hà Nội có vị sen đặc trưng thơm ngát thì sen được chọn để ướp trà phải là sen của Hồ Tây. Mỗi cân trà phải dùng từ 1.000-1.400 bông sen tùy độ to nhỏ để ướp, và phải được hái trước lúc bình minh. 

Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 5-7 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Bởi vậy, trà sen được dùng vào những dịp quan trọng, dùng để tiếp đón các vị khách quý, bạn tri ân từ xa tới thăm hay dùng làm quà biếu.

Ngoài hoa sen, trà còn được ướp với nhiều loại hoa khác nữa. Các loại hoa dùng để ướp trà cũng phải là các thứ hoa quý, thanh tao như hoa ngâu, hoa sói, hoa nhài, hoa cúc.

Cách uống trà ướp hoa này thể hiện được sự sang trọng, lịch lãm, tao nhã nhưng cũng có những người sành uống trà cho rằng, uống trà ướp hương sẽ không còn hương vị thật của trà.

Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều quán với nhiều loại trà và nhiều cách thưởng trà. Những quán trà này mang không khí hoài cổ và yên tĩnh, mỗi quán có phong cách riêng, là nơi bạn bè, đồng nghiệp, những người yêu nhau đến thưởng trà. Đặc biệt, nó cũng chính là nơi lưu giữ và truyền bá văn hóa trà, nghệ thuật thưởng thức trà của những người Việt Nam. 

Ở những quán trà hiện nay có sử dụng những loại trà được ướp hương hoa pha chế thành trà hoa có hương thơm đặc trưng của loài hoa đó. Cũng có các loại trà thảo mộc, thường được chia ra làm bốn vị ngọt, cay, đắng, chát.

Đến với các quán trà Việt hiện nay, người thưởng trà có rất nhiều sự lựa chọn như trà hoa cúc, trà cung đình, hồng táo trà, trà hoàng thiên kim cúc. Các loại trà được pha theo nhiều kiểu khác nhau, để phù hợp và theo kịp với cuộc sống hiện đại. Đó là các loại như hồng trà nóng, hồng trà đá, hồng trà sữa, hồng trà sữa ngọc trai. Và không thể thiếu các loại trà cổ truyền như trà hoa sen, trà hoa nhài, trà mộc.

Trước kia, trà được xem là thú vui tao nhã của những người lớn tuổi, nhưng hiện nay trà đang rất được giới trẻ quan tâm và tìm hiểu về nó. Những quán trà này cũng thu hút rất nhiều khách quốc tế tới thưởng thức. Không gian tại các quán trà Việt được rất yên tĩnh, cánh bài trí đơn gian, gần gũi với thiên nhiên. Một không gian yên tĩnh, những bản nhạc không lời du dương là một không gian phù hợp để thưởng trà.

Festival trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên 2011 là cơ hội để giới thiệu văn hóa trà, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam với du khách trong và ngoài nước; là dịp để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cây chè, sản phẩm chè giữa các doanh nghiệp trồng, chế biến, tiêu thụ chè trong nước và quốc tế, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm chè Việt Nam./.

Cây chè vằng là một loại cây mọc hoang ở khu vực rừng núi và trung du ở nước ta, thường được sử dụng làm dược liệu để chữa trị một số bệnh về ngứa, lở và rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Cây chè vằng có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve

Tên gọi khác: chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân, dây vằng, vằng sẻ…

Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve.

Họ: cây chè vằng thuộc họ Nhài có pháp danh khoa học là Oleaceae.

Chủng loại: gồm có 3 loại vằng:

  • Vằng lá nhỏ hay còn gọi là vằng sẻ là loại vằng tốt nhất để sử dụng.
  • Vằng lá to hay còn gọi là vằng trâu: được sử dụng.
  • Vằng núi: không được sử dụng.

Mô tả

Cây chè vằng là một loại cây bụi nhỏ có đường kính thân không quá 6mm, thân cây cứng, chia thành từng đốt và nhiều cành. Mỗi cành cây rất mảnh và vươn dài thành hàng chục mét. Vỏ cây nhẵn có màu xanh lục.

Lá cây chè vằng có hình bầu dục, đầu lá hơi thuôn thành hình mũi nhọn. Các lá mọc đối với nhau, hai mặt lá nhẵn bóng có màu gần như nhau. Cuống lá có hình hơi tù hay hơi tròn, có ba gân tỏa ra từ cuống.

Hoa có màu trắng mọc ở đầu cành với 10 cánh hoa, quả mọng có hình cầu đường kính từ 7 – 8mm, khi chín có màu đen.

Phân bố

Cây chè vằng mọc nhiều ở vùng rừng núi và trung du. Trên thế giới cây tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, các tỉnh ở phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.

Ở Việt Nam cây chè vằng mọc hoang trên khắp cả nước tại những vùng núi thấp, trung du và đồng bằng như Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Bộ phận sử dụng: cành và lá của cây chè vằng.

Thu hái: cây chè vằng được thu hái quanh năm để làm dược liệu chữa bệnh.

Chế biến: chè vằng sau khi được thu hái về đem rửa cho thật sạch, cắt khúc và khơi khô hoặc đem đi sấy.

Bảo quản: sau khi phơi khô chè vằng đem đi cất vào bao hoặc túi kín, để ở nói khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng đem ra phơi lại nắng để không bị ẩm mốc.

Cây chè vằng được thu hái và phơi khô để làm dược liệu

Một số thành phần hóa học có trong cây chè vằng gồm alcaloid, nhựa, flavonoid.

Cây chè vằng có vị hơi đắng, chát tính ấm.

Cây chè vằng quy kinh vào tâm và tỳ.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Chè vằng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Shigella dysenteriae, S.shigae, trực khuẩn thương hàn, Achromobacter, trực khuẩn mủ xanh.

Trong nghiên cứu lâm sàng, cây chè vằng có tác dụng dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau khi sinh và áp xe vú do tắc tia sữa.

Các thử nghiệm trên thỏ, chuột cống trắng cho thấy cây chè vằng còn có tác dụng chống viêm, hạ sốt, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày.

Theo Y học cổ truyền

Tác dụng: chè vằng được sử dụng nhiều trong đông y nhờ tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ.

Công dụng: chữa trị một số bệnh như kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc đau bụng kinh, phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm khuẩn sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến vú, áp xe vú, khí hư bạch đới.

Ngoài ra, nó còn chữa được một số bệnh ngoài da như ngứa, rắn cắn và các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.

Cây chè vằng rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Mỗi lần sử dụng 40 -100g cây chè vằng tươi hoặc 20 -30g dược liệu dạng khô bằng các cách như:

  • Chè vằng khô đem đi pha trà uống hằng ngày hoặc sắc thuốc uống.
  • Dùng lá tươi để nấu nước tắm.
  • Giã nát đắp trực tiếp lên vết thương.

Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh

Sử dụng cây chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g, bạch đồng nữ 8g sắc với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn 300ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

Chữa sưng vú, sưng do vết thương

Đem 30g cây chè vằng sắc nước uống mỗi ngày, đồng thời kết hợp với việc giã chè vằng tươi để đắp bên ngoài.

Chữa áp xe vú

Dùng lá chè vằng tươi đem đi giã nát rồi đắp lên vị trí bị áp xe hoặc đem trộn chung với cồn 50ºC để đắp. Mỗi ngày đắp 5 lần chia thành ban ngày 3 lần, ban đêm 2 lần.

Chữa vàng da

Dùng chè vằng 20g, ngấy hương 20g đem sắc chung với nước để uống mỗi ngày.

Thuốc nhuận gan

Dùng các dược liệu gồm chè vằng 12g, nhân trần 20g, chi tử 12g, lá mua 12g, vỏ núc nác 12g, rau má 12g, lá bồ cu vẽ 12g, vỏ dại 12g, thanh bì 8g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.

Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Dùng 20 -30g chè vằng khô đem đi pha trà uống hoặc sắc thành thuốc giúp chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn và mau lại sức.

Chữa rắn cắn, mụn nhọt:

Dùng rễ cây chè vằng mài với dấm thanh để hút mủ mụn nhọt.

Chữa bệnh răng miệng

Hái lá chè vằng tươi cho người mắc bệnh viêm nha chu nhai và ngậm sẽ mang lại hiệu quả, Đồng thời có thể nấu thành nước để súc miệng.

Cây chè vằng và cây lá ngón rất giống nhau vì vậy rất dễ nhầm lẫn. Trong khi cây chè vằng có tác dụng chữa bệnh thì lá ngón lại là một loại cây cực kì độc, vì vậy khi sử dụng cần phân biệt được hai loại cây này.

Dưới đây là một vài đặc điểm giúp người sử dụng dễ phân biệt được hai loại cây trên để tránh nhầm lần:

Đặc điểmCây chè vằng Cây lá ngón
Thân câyCây nhỏ dạng bụi.Cây leo có thân và cành mập.
Màu sắcToàn thân cây có màu nhạt xỉu.Thân cây có màu sẫm bóng.
HoaHoa màu trắng, dạng chùy với 10 cánh hoa.Hoa màu vàng, mọc thành từng chùm.
QuảQuả mọng khi chín có màu đen, thường có đôi.Quả nang, khi chín có màu nâu và ra riêng lẻ

Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây chè vằng, nếu bạn muốn sử dụng chè vằng để làm dược liệu chữa bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Video liên quan

Chủ Đề