Cây cầu nào của hải phòng bắc qua sông cấm năm 2024

Cầu Bính là cây cầu bắc qua sông Cấm nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh.

Thông số kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Bính nhìn từ xa

  • là cầu dây văng dài gần 1,3 km
  • 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ
  • Cáp xiên đối xứng dài 1.280 m,
  • Chiều rộng cầu 22,5 m;
  • Độ tĩnh không thông thuyền là 25 m, có thể cho các tàu trọng tải 3.000D WT đi qua.

Lịch sử xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Kết cấu kiểu dây văng đàn hạc

Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại. Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.

Dự án xây dựng cầu Bính do liên doanh nhà thầu Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, công ty Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây [phà Bính]. Ngoài ra, cây cầu này sẽ giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm. Cùng với dự án xây dựng cầu Kiền trên đường quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc và nền kinh tế của khu vực ven biển phía bắc Việt Nam.

Xây dựng cầu Bính [khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng hay 7.426 triệu Yên thời điểm đó, bao gồm dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng. Dự án được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JBIC].

Sự cố[sửa | sửa mã nguồn]

Đêm ngày 17/7/2010, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, ba tàu biển đang neo đậu tại bến của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng [Hải Phòng] đã bị gió bão giật đứt dây neo, trôi dạt tự do về phía cầu Bính, sau đó va đập mạnh và mắc kẹt dưới gầm cầu. Ba chiếc tàu gồm tàu Shinsung Accord [chủ tàu Hàn Quốc], trọng tải 17.500 tấn [được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng hạ thủy giữa tháng 6/2010]; hai tàu còn lại là tàu container 1.700 TEU Vinashin Express 01 thuộc Công ty vận tải Biển Đông và tàu Vinashin Orient của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hải Dương đều đang neo đậu sửa chữa tại đây.

Đến 5 giờ 30 phút ngày 19/7/2010, bằng các biện pháp kỹ thuật, tàu Vinashin Orient đã được kéo ra khỏi gầm cầu Bính, đưa về vị trí an toàn tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng. Đây cũng là con tàu cuối cùng trong số 3 tàu bị mắc kẹt trên.

Vụ va chạm đập mạnh vào cầu làm dầm cầu chính [đúc liên tục dài 1280m] bị vặn vỏ đỗ; hai bó cáp dây văng cầu bị bong lớp vỏ bọc, một mảng lan cầu bị biến dạng. Tháng 10/2010, các xe có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe khác chở đến 16 người đã tạm thời được cho phép thông qua cầu.

Ngày 27/5/2011, UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư sửa chữa khôi phục cầu Bính với tổng mức đầu tư là 156 tỷ đồng. Theo dự kiến, đến tháng 11.2011 mới bắt đầu thi công sửa chữa, và cuối năm 2012 mới hoàn thành.

TPO - Những năm qua, TP Hải Phòng đã nỗ lực đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông và trở thành thành phố của những cây cầu với những công trình vô cùng ấn tượng.

Theo Quyết định số 323 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng, Hải Phòng đặt mục tiêu sẽ trở thành thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước.

Để chuẩn bị cho mục tiêu lớn này, những năm qua TP Cảng không ngừng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế...Đặc biệt, TP Hải Phòng đã nỗ lực đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông và trở thành thành phố của những cây cầu.

Cầu Hoàng Văn Thụ được coi là biểu tượng mới của TP Hải Phòng. Cầu được khởi công ngày 6/1/2017 và hoàn thành ngày 15/10/2019, mô phỏng hình “Cánh chim biển” dài 1.570m, là cầu vòm ống thép nhồi bê tông chạy giữa sơ đồ nhịp 45 m + 200 m + 45 m, rộng 33,5 m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và 2 lề đi bộ.

Đây là một trong những hạng mục chính của Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với mức đầu tư trên 2.170 tỷ đồng. Được coi là công trình khởi đầu cho việc xây dựng để di chuyển Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố sang vị trí mới, có quy mô lớn hơn, hiện đại hơn tạo nền tảng cho sự phát triển Hải Phòng trong tương lai.

Cây cầu bắc qua sông Cấm, nối phường Minh Khai [quận Hồng Bàng] và xã Tân Dương [Thủy Nguyên, TP Hải Phòng].

Bên cạnh cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Rào 1 cũng là biểu tượng đặc trưng của TP Hải Phòng vì có kiến trúc hiện đại theo hình dáng “cánh sóng vươn xa”, công trình mang ý nghĩa biểu tượng cho ý chí, khát vọng vươn lên, vươn xa của Hải Phòng theo định hướng phát triển kinh tế gắn với biển.

Cầu Rào 1 được xây mới ngay vị trí cầu cũ từ ngày 13/10/2020, thông xe dịp giáp Tết Nguyên Đán 2022, với mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng. Cầu vượt sông Lạch Tray và nối đường Phạm Văn Đồng và đường Lạch Tray.

Cầu Rào 1 có 11 nhịp dầm, gồm 3 vòm thép và 6 nhịp dẫn bằng dầm bản rỗng. Cầu được thiết kế 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và dải phân cách, vỉa hè.

Cây cầu này có điểm nhấn nổi bật với 3 bông hoa phượng đỏ khổng lồ bằng kim loại được lắp trên đỉnh vòm. Dọc lan can cầu cũng được lắp hàng trăm bông hoa phượng đỏ bằng kim loại và trồng hoa giấy tím tạo cảnh quan thiên nhiên.

Cầu Rào 1 là nút giao thông đặc biệt, cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối Hải Phòng với các vùng, tỉnh lân cận thông qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cầu Rào 1 được người dân đánh giá là một trong những cây cầu đẹp, hiện đại và mang tính biểu tượng của TP. Hải Phòng.

Chủ Đề