Campuchia về Việt Nam cách ly báo nhiều ngày

Cụ thể,Bộ Y tế hướng dẫn yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh là phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh [trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi].

Người dân phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh, khi nhập cảnh vào Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-Covid] để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam.

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân [gồm vợ/chồng, con] chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xinCovid-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin miễn phí trong thời gian thực hiện cách ly [nếu đủ điều kiện].

Từ ngày 1-1-2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly tại nhà 3 ngày. Ảnh: Suckhoedoisong.vn.

Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19,trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú [nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…]. Người nhập cảnh không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.

Đồng thời, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19,Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Người nhập cảnh phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi [trẻ em], người từ 65 tuổi trở lên [người cao tuổi], phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền [nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế] được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.

Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch như đối với người nhập cảnh.

Thời gian áp dụng quy định này từ ngày 1-1-2022. Trước đó vào tháng 8-2021, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày; theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Như vậy, theo quy định mới, tất cả các trường hợp nhập cảnh Việt Nam sẽ không phải cách ly tập trung.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các yêu cầu phòng, chống dịch khác. Đó là yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú. Đối với người nhập cảnh, trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, phải hạn chế dừng, đỗ dọc đường. Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

NGỌC ANH

Thứ năm, ngày 17/03/2022 - 14:55

Việc hủy bỏ một số yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 được kỳ vọng thu hút thêm du khách quốc tế đến Campuchia [Ảnh: Nguyễn Hiệp]

Theo đó, văn bản có hiệu lực từ 17/3/2022, hủy bỏ yêu cầu người nhập cảnh xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 có giá trị 72 giờ trước khi đến Campuchia; bỏ yêu cầu xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu; cho phép nối lại việc cấp Thị thực khi đến [Visa On Arrival] cho tất cả khách quốc tế nhập cảnh theo đường hàng không, đường bộ và đường thủy.

Dù đã bỏ một số yêu cầu như trên, Bộ Y tế Campuchia vẫn khuyến khích tất cả hành khách tự làm xét nghiệm Covid-19. Cùng với đó, người nhập cảnh phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 khi đến Campuchia. Theo đó, hành khách chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 đầy đủ, phải cách ly 14 ngày tại địa điểm do Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

Chính phủ quốc gia Đông Nam Á này đưa ra quyết định trên khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 hiện đã đạt ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Tính đến ngày 16/3, đã có 14.768.988 người [92,31% dân số] từ 3 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng dịch. Trong đó, có hơn 7,7 triệu người tiêm 3 mũi và hơn 1,1 triệu người đã tiêm mũi thứ 4.

Số ca nhiễm mới Covid-19 tại đất nước Chùa Tháp vẫn ở mức thấp trong nhiều ngày qua. Theo số liệu của Bộ Y tế, ngày 16/3, cơ quan chức năng công bố 140 ca nhiễm chủng Omicron [xét nghiệm bằng phương pháp PCR] và 1 trường hợp tử vong [chưa tiêm vaccine].

Tính từ đầu dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 134.492 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 130.028 bệnh nhân đã phục hồi và 3.049 trường hợp không qua khỏi.

16/10/2021 13:10 [GMT+7]


Sống chung an toàn với COVID-19: Nới lỏng quy định nhập cảnh và cách ly, Campuchia chuẩn bị mở cửa toàn bộ nền kinh tế


Hà Nội [TTXVN 16/10]--
Với việc sửa đổi các quy định về cách ly và đi lại đối với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đủ liều nhập cảnh kể từ ngày 18/10/2021, Campuchia đang tiến sát đến mục tiêu mở trở lại toàn bộ nền kinh tế trong trạng thái bình thường mới. 
  Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 16/10, báo Khmer Times đưa tin Ủy ban liên bộ về phòng chống dịch COVID-19 đã quyết định sửa đổi các điều kiện về đi lại và quy định về cách ly phòng dịch cho người đến hoặc trở về Campuchia theo hướng nới lỏng so với trước đây. Cụ thể, các quan chức kết thúc chuyến công tác nước ngoài sẽ chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Điều kiện tương tự cũng được áp dụng với các nhà ngoại giao và quan chức tổ chức quốc tế. 
  Người nước ngoài là nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia có thư đảm bảo hoặc thư mời khi nhập cảnh Campuchia cũng chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Với người dân thông thường, kể cả công dân Campuchia lẫn người nước ngoài, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày. Những người thuộc danh mục khác mà chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày. 
  Trước đó, ngày 15/10, người phát ngôn của Bộ Y tế Campuchia, bà Youk Sambath đã có những đánh giá lạc quan về kế hoạch chiến lược mở cửa trở lại một cách an toàn để thúc đẩy kinh tế quốc gia và chiến lược này yêu cầu người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 
Theo bà Youk Sambath, sau kỳ nghỉ Lễ Pchum Ben [từ ngày 5-7/10/2021], số ca mắc COVID-19 tại Campuchia không tăng như những lo ngại trước đó, có thể là nhờ hiệu quả của vaccine và việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ. Sau Lễ Pchum Ben, công nhân các nhà máy quay trở lại làm việc phải xét nghiệm nhanh COVID-19 và số trường hợp bị dương tính không nhiều.
Hôm 8/10, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhận định rằng Campuchia hoàn toàn có khả năng mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nếu tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 sau lễ Pchum Ben tiếp tục ở mức ổn định trong vòng 10 ngày liên tiếp./.  

 Trần Long

Lưu ra file

Người Việt Nam ở nước ngoài phải 'vượt biên' về nước qua ngả Campuchia?

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Du khách Hàn Quốc đến chờ lấy hành lý tại sân bay quốc tế Phú Quốc vào ngày 20 tháng 11 năm 2021. Đây là chuyến bay thí điểm chương trình Hộ chiếu vaccine của Việt Nam

Nhiều công dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ đang ở nước ngoài muốn về thăm người thân, du lịch nhưng vì chi phí cho các tuyến đi thẳng quá đắt đỏ, nhiều người phải về qua đường Campuchia.

Ngọc Minh, một người lao động ở Thái Lan kể với BBC News Tiếng Việt hôm 23/11 cô rất muốn về Việt Nam ăn Tết Nguyên Đán nhưng được báo giá trọn gói vé máy bay và cách ly tại khách sạn tầm 45 triệu VND:

"Tôi vẫn cần quay lại Thái Lan để làm việc nên tính tiền nhà vẫn phải trả ở Thái, tiền máy bay, tiền xét nghiệm khi quay lại Thái Lan, chi phí tổng cộng có thể lên đến 80 triệu VND."

Doanh nghiệp bên bờ vực thẳm do làn sóng Covid-19 thứ hai

Quảng cáo

Người Việt ở nước ngoài: ‘Xuân này con không về’ vì Covid?

Bộ GTVT mới đây công bố kế hoạch thực hiện 3 giai đoạn mở cửa lại đường bay quốc tế trong năm 2022 trong đó giai đoạn một [từ tháng 11 tới cuối tháng 12], sát với dịp Tết Nguyên Đán.

Theo đó, Việt Nam vẫn áp dụng quy định cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ hai liều vaccine, 14 ngày đối với người chưa tiêm vaccine.

Hành khách cũng cần có kết quả âm tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

'Giải cứu hay thương mại đều siêu đắt'

Bên cạnh đó, các chuyến bay hồi hương lẫn thương mại từ các nước châu Âu, châu Á khá ít nên chi phí các chuyến này được người Việt Nam ở nước ngoài mô tả là "cao ngất ngưỡng" hay "giá trên trời".

Trong khi đó, sau ngày 15/11, Campuchia đón khách du lịch đã tiêm đủ hai liều vaccine mà không phải bị cách ly 14 ngày. Nước này yêu cầu giấy chứng nhận vaccine, kết quả xét nghiệm âm tính với Covid bằng PCR 72 giờ đồng hồ trước khi nhập cảnh và kết quả xét nghiệm nhanh âm tính tại cửa khẩu.

Chính vì vậy, nhiều người đã mách nước cách về Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán với giá cả phải chăng qua đường Campuchia.

Rẻ gấp 3-4 lần và hợp pháp

Trên Facebook nhóm có tên "Tự về Việt Nam qua đường Campuchia", nhiều người chỉ cách về Việt Nam từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Ví dụ như bạn từ Mỹ về Việt Nam với mức tầm 30 triệu VND, thay vì phải tốn 100-120 triệu VND như thông thường. Theo đó, một người chia sẻ kinh nghiệm đã đặt chuyến bay từ Los Angeles đến Phompenh [Campuchia] với giá giao động tầm 15 triệu VND.

Sau đó, người này đi xe từ sân bay tới cửa khẩu Mộc Bài, rồi chọn hình thức cách ly ở doanh trại quân đội không tốn phí hoặc khách sạn do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Tây Ninh chỉ định.

Đối với lựa chọn cách ly tại khách sạn, BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với một vài khách sạn ở Tây Ninh và được báo giá phòng dành cho một khách trước thuế dao động tầm 1,5 triệu VND/ngày và 2,4 triệu VND/ngày cho hai khách.

Đáng lưu ý, người nhập cảnh phải đặt 9 ngày chứ không phải 7 ngày.

"Khách hàng phải xét nghiệm hai lần Covid bằng phương pháp PCR với giá 1 triệu VND/lần trước và sau thời hạn cách ly. Với xét nghiệm PCR, khách phải chờ thêm một ngày mới có kết quả nên tổng cộng là phải đặt khách sạn 9 đêm 10 ngày thì mới đúng quy định." nhân viên khách sạn giải thích.

Thêm vào đó, nhân viên này cũng dặn dò: "Thông thường, thủ tục nhập cảnh, khai báo y tế và xét nghiệm nhanh ở cửa khẩu rất lâu nên dù từ sân bay Phnom Penh tới cửa khẩu tầm 1 giờ chiều nhưng tới 9-10 giờ tối mới tới khách sạn. Vì vậy anh chị nên đem theo đồ ăn nếu không sẽ mệt và đói. Tiền xe từ cửa khẩu tới khách sạn là do cán bộ thu chứ không phải khách sạn, giá dao động từ 800 - 1 triệu đồng."

Chủ tịch Bamboo Airways 'tự tin về đường bay thẳng Việt - Anh'

Thái Lan: Covid phủ bóng đen lên kế hoạch mở cửa lại

Để giữ phòng, khách cũng cần đặt cọc trước 50% sau khi xác nhận dịch vụ và gửi hộ chiếu lẫn phiếu chứng nhận đã tiêm đủ vaccine để khách sạn đăng ký thông tin với Sở y tế.

Nhân viên này cũng xác nhận rằng, khoảng một tuần trở lại đây, người Việt Nam từ các nước châu Âu hay Mỹ về nhiều hơn, trước đó chỉ có chủ yếu người Việt Nam từ Campuchia về bằng hình thức này.

Tuấn Anh, du học sinh từ Mỹ về Việt Nam hồi tháng 9 nói với BBC News Tiếng Việt, anh phải chi 100 triệu VND và chuyến bay của anh bị hoãn tận 4-5 lần: "Trong năm 2020, chuyến bay giải cứu từ những nước nghèo thì mới miễn phí, còn từ Mỹ về Việt Nam có giá tầm 35 triệu VND, như vậy là gấp đôi trước dịch vì chuyến khứ hồi cũng chỉ chừng đó. Sau thì hãng hàng không tăng giá, trọn gói gồm cả cách ly từ Mỹ về à 70-75 triệu VND, mà bạn phải bay tới bang mà có chuyến về nên rất nhiêu khê. Lúc này không còn gọi là chuyến bay giải cứu mà chuyển sang là hồi hương, vì nhà nước nào giải cứu công dân với chuyến bay 70-75 triệu VND như vậy."

Nhiều người Việt Nam định cư hay lao động ở các nước trên từ đầu dịch tới giờ luôn phẫn nộ vì giá cả quá đắt đỏ. Trong năm 2020, Việt Nam cũng chỉ có chuyến bay giải cứu nhưng giá vẫn rất cao, trung bình một tháng mới có một chuyến.

Mới đây đã có một chuyến bay thương mại đưa khoảng hơn 100 hành khách từ Anh về Việt Nam với giá trọn gói một chiều là 86 triệu VND.

Theo một nguồn thạo tin tại London, sẽ có ít nhất 2 chuyến bay thương mại như vậy được lên lịch cho chặng Anh - Việt Nam vào hai tuần đầu tháng 1/2022 nhằm đưa khách có nhu cầu về nước để kịp đón Tết.

Hộ chiếu 'chết' cũng về được

Trên nhóm "Người Việt Nam ở Thái Lan", nhiều người mách nhau cách đi về Việt Nam với giá rẻ, trọn gói dành cho người có "hộ chiếu sống" lần "hộ chiếu chết".

Theo đó, trong tháng 11 này, giá trọn gói cho chuyến xe từ Bangkok về đến khách sạn để cách ly ở Việt Nam và hai lần xét nghiệm PCR là 14 triệu VND với người có hộ chiếu còn hạn sử dụng. Giá này sẽ là 16 triệu đối với hộ chiếu hết hạn, hay còn gọi là "hộ chiếu chết".

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh minhh họa một chuyến bay thương mại "trọn gói" từ Anh về Việt Nam với giá một chiều là 86 triệu VND

Nhân viên dịch vụ xe nói với BBC News Tiếng Việt rằng trung bình trong tháng 11, mỗi tuần có khoảng 3-4 chuyến xe chở người từ Thái Lan qua Campuchia về Việt Nam.

"Bạn chỉ cần đặt trước hai ngày để chốt danh sách, điểm tập kết tại Bangkok, xe sẽ đến nhà đón và đi qua Campuchia từ 7 giờ sáng. Trên đường thì dừng chân ăn uống, nghỉ ngơi, tới khoảng 1 giờ chiều hôm sau là tới cửa khẩu Mộc Bài. Tại đây sẽ làm thủ tục nhập cảnh, khai y tế và đóng phạt nếu hộ chiếu hết hạn,"

"Theo như tôi biết thì từ đây tới Tết Nguyên Đán, không có chuyến bay nào từ Thái Lan về Việt Nam nên bà con lao động ở Thái Lan chọn đường này về là chính, vừa tiện, vừa rẻ lại hợp pháp, đúng theo quy định về dịch tễ. Chi phí thì về tới Việt Nam bên tôi mới thu, không cần đặt cọc trước và thanh toán bằng tiền Việt hay tiền Thái Lan đều được." người này nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Du khách Hàn Quốc chụp ảnh sau khi đến sân bay quốc tế Phú Quốc vào ngày 20 tháng 11 năm 2021

Tuy nhiên, nhân viên dịch vụ xe chuyên chở cũng thông tin thêm rằng, giá về gần sát Tết Nguyên Đán có thể cao hơn, vì vậy nếu xác định về Việt Nam, phải kiểm tra lại mức giá trước khi về hai ngày.

Hồi đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã công bố bổ sung mở cửa cho 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Theo đó, người từ các nước này đã tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh không cần cách ly từ ngày 1/11.

Gặp gỡ tại Hội nghị COP26 hôm 1/11, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã bàn về việc thiết lập hành lang đi lại an toàn giữa hai nước cũng như việc công nhận hộ chiếu vaccine của mỗi nước.

Covid-19: Bao giờ Việt Nam 'hé cửa' cho du lịch như Thái Lan?

Du lịch Phú Quốc cần làm gì để cạnh tranh được với Phuket?

Ngọc Minh hiện ở Thái Lan nhận định với BBC: "Tôi biết mình muốn về thì có thể qua đường xe đi từ Thái sang Campuchia rồi về cửa khẩu Mộc Bài, nhưng tôi cảm thấy không an tâm và rất mong Việt Nam mở cửa hoàn toàn, dỡ bỏ việc cách ly. Vì nếu mục tiêu của nhà nước là ngăn dịch thì việc người dân phải tự tìm cách lắt léo, đi vòng qua một nước nữa càng không đảm bảo an toàn cho dân. Thành ra nhà nước một mặt đang làm khổ, làm khó dân, một mặt tăng thêm rủi ro dịch tễ."

Ngày 20/11, Phú Quốc tổ chức đón hơn 200 du khách đến từ Hàn Quốc. Đây là sự kiện mở đầu cho chương trình thí điểm "hộ chiếu vaccine" tại Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung và là đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc gần 2 năm ngành du lịch "đóng băng" vì Covid.

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch VN, cho rằng việc VN chưa cho bà con sống ở nước ngoài đã tiêm vaccine được về nước bằng các chuyến bay thương mại mà không cần cách ly là rất vô lý.

Video liên quan

Chủ Đề