Cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống năm 2024

                                          

**Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi.

                      
1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời
                      
Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? [khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?]
                      
2. Thực trạng
                      
Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.Biểu hiện [nêu biểu hiện đời sống]. Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
                      
3. Liên hệ bản thân
                      
Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?Suy nghĩ của riêng bạn [tán thành hay phản đối?]
                      
4. Đưa ra giải pháp
                      
**Bài văn nghị luận về văn hóa cám ơn, xin lỗi
                      
1. Bài văn mẫu 1.
                      
Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
                      
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
                      
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?
                              
* Thưa ông, có ý kiến cho rằng cuộc sống hiện đại đang dần thiếu đi những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”, kể cả trong những mối quan hệ thân thiết như: ba mẹ và con cái, anh chị em ruột, vợ - chồng. Ông có thấy vậy không?

- PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: “Tiên học lễ, hậu học văn” đó là bài học cơ bản đầu tiên khi đứa trẻ bước vào trường học. Thế nhưng thật đáng tiếc khi đánh giá ban đầu cho thấy hiện nay, việc nói lời cảm ơn và xin lỗi có phần ít đi hay không xuất hiện một cách đúng mực trong cuộc sống.

Ngay trong những mối quan hệ thân tình, không ít người cho rằng việc đã là thân nhau nên không cần phải nói lời cảm ơn hay xin lỗi. Thực ra mâu thuẫn đang tồn tại là một trong những điều trẻ được cha mẹ hướng dẫn khi còn thơ bé là lời cảm ơn và xin lỗi, nhưng khi thành thục rồi thì lại trở nên lười nói, ngại nói… Thực ra mọi người đều nói ra điều này nhưng có thể vì cuộc sống trôi nhanh nên đôi khi ta không chậm lại để nhìn ra những điều đáng quý như trên.

Nếu ai đó đã từng học tiếng Anh hay một ngôn ngữ hiện đại khác, sẽ dễ dàng nhận ra việc nói những từ 'sorry', 'thank you' như là một sự thể hiện rất có văn hóa. Đau lòng thay là một số người rất muốn mình hiện đại, có lối sống hiện đại nhưng lại quên đi những sự thể hiện hiện đại giản đơn như thế với cuộc sống xung quanh và cả với người thân của chính mình.

* Vậy theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện buồn này?

- Trong một số gia đình, cha mẹ hướng dẫn khi con thơ bé là lời cảm ơn và xin lỗi chưa thật thuần thục và điều đó trở thành một yêu cầu hay một nguyên tắc trong giao tiếp. Hoặc một vài nơi người ta đã không xem trọng điều này, có khi vì quá thân quen nên họ nghĩ rằng: không nói chắc cũng không sao… Chính cái suy nghĩ xuề xòa trong giao tiếp đã khiến nhiều người vô tình quên mất điều này. Cũng có thể vì quá thân quen nên không để ý và dù có phạm lỗi hay cần cảm ơn họ cũng không nói ra, vì họ nghĩ rằng đó là những lời khách sáo.

Hơn thế nữa, kiểu sống gấp mà không điểm tựa, nhạt nhòa về kiểu thể hiện làm người ta không nhớ đến những điều rất đơn giản như lời cảm ơn và xin lỗi… Không ít người cứ nghĩ rằng cảm ơn và xin lỗi không thể sử dụng một cách thiếu cân nhắc… Kiểu nghĩ cảm tính ấy làm cho lời cảm ơn và xin lỗi dần dần trở nên khó hiện hữu.

tin liên quan

Ứng xử thiếu văn hóa ngày càng tăng

Nhiều ý kiến tại hội thảo về xây dựng môi trường văn hóa trong trường học do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng qua 12.10 đều cho rằng hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng.

* Không ít người chưa hiểu tường tận giá trị của lời cảm ơn cũng như xin lỗi trong cuộc sống. Vậy những giá trị thật của chúng là gì?

- Thực ra, cảm ơn và xin lỗi có những hàm ý chung nếu xét dưới góc độ tâm lý học dù rằng ý nghĩa hành vi của chúng có thể khác nhau. Ở đây, không bàn về ngữ nghĩa hay ngữ cảnh giao tiếp thì cảm ơn là hành vi thể hiện sự trân quý, biết ơn vì nhận được một kết quả tốt, sự ủng hộ, giúp đỡ hay sự thừa nhận hoặc sự gắn kết, hợp tác. Đặc biệt cảm ơn còn cho thấy thái độ ứng xử rất hòa nhã và tinh thần chấp nhận mọi thứ từ xung quanh hay từ người khác…

Xin lỗi được sự dụng để thể hiện sự cầu thị, sự nhã nhặn và sự tích cực điều chỉnh sau tự nhận thức. Ngoài ra, xin lỗi còn cho thấy sự tinh tế trong tương tác, sự nhún nhường hay sự tự nhận thức để đáp ứng tương thích với hoàn cảnh…

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

* Có một bộ phận người lớn mặc định suy nghĩ: lời cảm ơn hay xin lỗi là nghĩa vụ của người nhỏ tuổi hơn dành cho người lớn. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tôi nghĩ đã là sự mặc định thì nó có cái lý của nó… Nhưng lý còn cần lẽ… Thực ra cảm ơn và xin lỗi cần được sử dụng sao cho có văn hóa. Cái văn hóa ở đây chính là sự công bằng, tương tác tích cực cũng như thái độ nhã nhặn…

Sẽ ra sao nếu người lớn làm điều chưa hẳn đúng lại không làm gương để xin lỗi? Sẽ ra sao nếu người lớn thiếu hẳn những câu cảm ơn cần thiết để thể hiện thái độ đúng mực của mình…

Thật may mắn, bài học mà tôi nhận được trong cuộc sống khi làm việc cùng nhiều người đó chính là lời cảm ơn. Không hẳn vì làm việc tốt hay giúp đỡ mà cảm ơn từ cái duyên gặp gỡ, từ sự hết lòng, từ sự cộng tác vui vẻ… Đó là một cách biểu hiện cảm xúc nhưng cũng là một lời yêu cầu cao kèm theo lời dặn chuẩn mực trong giao tiếp.

tin liên quan

Lo ngại ứng xử của phụ huynh với giáo viên

Việc phụ huynh đến trường thóa mạ, chửi bới giáo viên, thậm chí sử dụng bạo lực vì cho rằng giáo viên có lỗi với con mình không còn là chuyện hiếm. Cách ứng xử này nhận được nhiều ý kiến lo ngại.

* Nhiều người dù làm sai, thế nhưng lại sợ… “quê” nếu phải xin lỗi người khác. Họ cần làm gì để có thể thay đổi thói quen này?

- Tôi nghĩ ai cũng có cái tôi. Cái tôi đó có thể là rào chắn của con người đẩy con người đi đến những kiểu thể hiện thiếu chuẩn mực hay chừng mực. Điều này làm người ta cảm thấy có một bước cản quá lớn đến mức không thể vượt qua chính mình…

Sĩ diện có thể làm nên con người nhưng đừng nghĩ rằng sĩ diện nó lớn bằng chúng ta. Chúng ta sĩ diện để bao biện cho mình thì hình ảnh của chúng ta có nguy cơ bị tụt hậu hay thậm chí hư hỏng nếu sự bao biện ấy là vô lý, vô tư…

* Nếu khi sai mà biện minh bằng nhiều lý do để không xin lỗi thì liệu sẽ dẫn đến những hệ lụy gì, thưa ông?

- Nếu sai còn biện minh thì chính bản thân người đó đánh mất giá trị nhân cách của mình một cách đáng tiếc. Bài học biết nói lời xin lỗi là bài học cơ bản, khi biết nhận lỗi để về sau rút ra bài học và không còn lặp lại điều từng làm. Cứ nếu đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan thì cá nhân đó trở thành người bảo thủ, cố chấp. Nếu một người còn không biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình thì làm sao có thể tin tưởng giao phó cho những công việc, trọng trách quan trọng.

Lời xin lỗi sẽ là một bước thụt lùi để ta nhìn nhận lại toàn bộ sự việc diễn ra, lời xin lỗi sẽ cho thấy được bạn là một người biết nhận trách nhiệm và sẽ có còn những bước tiến xa hơn. Lời xin lỗi được nói ra không phải kèm theo thái độ vô tư, nói cho quen miệng hay cho người khác hài lòng. Đấy là lời nói mang tính có suy nghĩ, có trách nhiệm, có cầu thị, có quyết tâm.

* Lại có người cho rằng cảm thấy "sến sến" nếu nói lời cảm ơn. Vậy thì những người đang gặp phải tình cảnh "khó nói lời cảm ơn" như vậy cần phải thay đổi thói quen này như thế nào để có thể dễ dàng nói lời cảm ơn hơn?

- Lời cảm ơn là một trong những cách để bạn thể hiện tấm lòng thành, tri ân của mình đến những người đã giúp đỡ mình. Có thể ban đầu khi nói ra từ này sẽ hơi ngượng ngập và có gì đó khó khăn cho cả người nói và người nghe. Tuy nhiên, lời cảm ơn là một nét văn hóa hết sức tốt đẹp, khi bạn nói điều này với một sự chân thành thì sẽ nhận về những hiệu ứng tích cực từ những người xung quanh.

Để hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn người khác phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất, bạn trở về nhà, nói lời cảm ơn mẹ về một bữa cơm, cảm ơn cha đã chở đến trường, cảm ơn đứa bạn luôn giúp đỡ bạn trong khó khăn… Cảm ơn những người gần ngay bên cạnh mình từ đó sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt đẹp: biết nói lời cảm ơn. Hẳn nhiên khi chúng ta nói ra những điều ngọt ngào thì cuộc sống này sẽ thêm niềm vui và ý nghĩa, bàn tay cầm hoa hồng bao giờ cũng còn lưu hương trên đôi bàn tay, lời cảm ơn cũng như vậy!

Cái sến này chắc có lẽ là cách dùng từ vô tư hay cách ngụy biện từ trái tim và khối óc bằng kiểu ngôn từ mang tính tạm bợ. Tôi nghĩ nếu sang, hãy sang cho đúng sự thanh lịch và chuẩn mực. Còn sợ sến mà lôi xềnh xệch nhân cách của mình ra để hạ thấp thì có lẽ đó là điều đáng tiếc.

Tại sao phải nói cảm ơn và xin lỗi?

Việc nói cảm ơn và xin lỗi không chỉ đánh giá phẩm hạnh và đạo đức của con người, mà còn giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Việc xin lỗi khi sai lầm và cảm ơn khi được giúp đỡ là một cách tối thiểu để thể hiện lòng biết ơn và đạo đức của con người.

Khi nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi?

Khi chúng ta làm phiền ai điều gì, có lỗi thì phải biết xin lỗi, khi được người khác giúp đỡ ta nói lời cảm ơn. Đây chính là nét đẹp nhân văn trong văn hóa ứng xử của người Việt từ xưa đến nay.

Người biết cảm ơn và xin lỗi là người như thế nào?

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Lời cảm ơn trọng cuộc sống là gì?

Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu đối với những việc làm tốt đẹp của con người trong xã hội. Xác định rõ ràng lời cảm ơn và thực hiện lời cảm ơn chân thành trong cuộc sống là điều cần thiết để tránh rơi vào giao tiếp sai lầm hoặc gây hiểu lầm.

Chủ Đề