Cách xông hơ cho trẻ sơ sinh

Cứ tưởng thời này chẳng còn mẹ nào hơ than sau sinh nữa nhưng vẫn còn đó nha các mẹ!!! Không tin, mẹ nào có chồng ở các vùng quê ngoài miền Trung hay miền Bắc, hỏi thăm xem sẽ biết liền.



Ở quê chồng mình, các bà đẻ còn nằm ổ đúng 3 tháng 10 ngày mới được ra khỏi buồng! Sau khi ra phòng, mẹ nào mẹ nấy cứ tròn múp míp, da trắng hồng, tóc dài ra. Theo các cụ, đàn bà sau sinh thế mới gọi là trông mòn con mắt. Để được như vậy, trong thời gian ở cữ, các bà cho các mẹ xông hơ rất nhiều. Chẳng những xông cho mẹ mà còn cả cho con.



Hồi tuần trước, mình có dắt con về quê nội chơi. Thằng bé theo anh chị đi thả diều, mê quá, chạy cắm mặt, té xuống bị trẹo chân mất.



Mình đưa con lên trạm xá để xem có bị gãy xương không. Trong lúc, bác sĩ đang khám cho thằng bé thì một nhóm dăm ba người từ đâu hối hả chạy đến, bồng theo một đứa trẻ sơ sinh đang khóc ngất.



Bác sĩ ngay lập tức điều y tá đến cho con mình, còn bác phải chạy lại xem bé vừa nhập viện. Vì giường bé nằm cạnh giường con mình đang băng bó nên mình thấy rõ rành rành. Quanh vùng bẹn và gần bụng của thằng bé phồng rộp nước, bong tróc lớp da đen đen trên mặt để lộ cả lớp mỡ trắng. Đã vậy, một vài mảng da còn loang lổ mấy mảng bọc mủ trông rất đáng sợ [Em chẳng dám nhìn kỹ í!]. Chim con cũng sưng tấy ghê lắm! Nhìn mà xót thay!



Sau khi xem vết thương, bác sĩ quay sang hỏi ngay người nhà:



- Lại xông hơ gì đó cho bé rồi phải không?



- ... Vâng Tiếng vâng trả lời yếu ớt của bà nội thằng bé [nghe đồn]



- Khổ quá, đã xuống tận nhà nói cho rồi cũng cứ làm. Thế lấy gì xông mà để thằng bé phỏng rộp da thế này?



- Thì...bà thấy ngực, bụng với lị chim thằng bé chưa xẹp nên bà hái mớ lá tam thất hơ lửa đắp cho nó. Ở đây ai mà chẳng làm vậy, có đứa nào sao đâu! Chỉ có mỗi cháu bà...



Bác sĩ lắc đầu ngao ngán:



- Thôi được rồi, bà qua bàn lấy giấy chuyển viện, chuyển thằng bé lên viện bỏng để trị chứ ở đây chả đủ điều kiện y tế chăm sóc nó đâu!



Nhìn bà cụ và các bác nhà quê tiu nghỉu bế thằng bé đang khóc quấy ra xe mà thấy thương quá các mẹ ạ! Ở thành phố, những cảnh này chắc hiếm, chứ ở quê, xông hơ kiểu này vài ba tháng có một bé nằm viện cũng là thường.



Một em bé nhập viện vì bỏng do hơ than [hình minh họa theo Internet]




Nhìn bé mà mình hú hồn. May sao hồi ấy mẹ đẻ mình rước về chăm chứ nếu không ở đây cũng sợ quá! Đã qua 9 tháng hồi hộp từng ngày mà ở cữ cũng phải nơm nớp thế kia thì sao chịu nổi!



Thực ra, lồng ngực, bụng hay chim bé sơ sinh sưng to không phải là do bé có vấn đề bất thường về sức khỏe hay bị chướng bụng mà là nội tiết tố từ người mẹ truyền qua. Một thời gian ngắn sau, tùy từng bé, các bộ phận khác này sẽ xẹp lại như bình thường mà chẳng cần phải xông hơ như các bà vẫn làm.



Nếu cứ áp dụng theo cách xưa, chỗ nào sưng đem xông nóng thì có ngày hối hận chẳng kịp. Nguyên do vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Các bé cũng chưa đủ khả năng điều hòa thân nhiệt để kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ từ bên ngoài. Chính vì vậy, khi các mẹ chườm nóng hoặc thậm chí chườm lạnh trực tiếp thì chắc chắn da bé sẽ bị sẽ bị bỏng nóng hoặc bỏng lạnh. Cộng thêm điều kiện chăm sóc vết thương kém hoặc phát hiện nhiễm trùng chậm trễ thì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.


Mình thực sự hơi sốc vì không nghĩ thời bây giờ vẫn còn nhiều gia đình xông hơ đến vậy. Cũng may thằng bé mình vừa kể được điều trị kịp thời, không thì hại con phải mất chim, chẳng biết sống sao trong những ngày tháng sau này.



Các mẹ nào còn ý định nằm than, mong rằng đừng đem con ra làm chuột bạch nữa nhé! Có quá nhiều chuột bạch phải nằm viện rồi đấy, tội con lắm ạ!!!




Hai mẹ con em nhập viện rồi, từ nay tởn tới già mấy bài thuốc dân gian ạ!!!


Hại chân con vòng kiềng thêm cong vẹo vì vội làm theo cách chữa "xưa lơ xưa lắc"


Bật ngửa với lý do mẹ không nên để con ở nhà một mình với bố Việt

Video liên quan

Chủ Đề