Cách xác định luận cứ cho luận điểm

Văn nghị luận là một dạng văn khó mà các bạn học chương trình Ngữ văn 7 bắt đầu được làm quen. Đặc biệt, nhiều bạn khi mới học dạng văn bản này vẫn chưa biết xác định luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Cho ví dụ. Trong bài viết này, Lamsao sẽ giúp bạn củng cố mảng kiến thức này, mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ mà bất kỳ một bài văn nghị luận nào cũng cần có. 

Luận điểm là gì?

Luận điểm là những ý kiến thể hiện các tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới dạng câu khẳng định hoặc là câu phủ định.

Luận điểm là gì? Khái niệm các bạn học sinh cần nắm vững để làm văn nghị luận xã hội

Khi trình bày luận điểm luôn phải chính xác, rõ ràng, đúng sự thật và có tính định hướng để người đọc hoặc người nghe hiểu rõ được vấn đề được đề cập đến. 

  • Một luận điểm đúng: Luận điểm đó phải phù hợp với lẽ phải, chân lý trong cuộc sống. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực tế mới thuyết phục được người đọc, người nghe. 
  • Tính tập trung: Luận điểm phải hướng đến làm rõ các vấn đề cần được nghị luận. 

Cách xác định luận điểm

Khi xác định luận điểm cho một bài văn nghị luận, người viết phải chú ý đến yêu cầu của một luận điểm. Luận điểm phải sáng rõ, đúng đắn, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu thực tế để có thể thuyết phục được người đọc, người nghe. 

Để xác định luận điểm, các bạn có thể vận dụng một số biện pháp: Khai thác dữ liệu của đề bài, đặt câu hỏi, dựa vào cách thức nghị luận. Hoặc có thể xác định luận điểm từ chính những ý tưởng bất ngờ. 

Luận cứ là gì?

Theo định nghĩa trong sách tiếng Việt, luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ được đưa ra để làm cơ sở chứng minh cho luận điểm.

Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm chính

Luận cứ phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Luận cứ cần phù hợp yêu cầu luận điểm, hài hòa nội dung của luận điểm.
  • Tương tự như luận điểm, luận cứ cũng cần đảm bảo tính chính xác. Khi nêu những luận cứ cần biết rõ tính xác thực thông tin đó. Điển hình là luận cứ về số liệu, thời gian hay các nhân vật lịch sử dụng. 
  • Luận cứ cần tính chọn lọc những nội dung tiêu biểu, nổi bật và đặc trưng. Ví dụ các số liệu chính xác… 
  • Luận cứ cần đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ cho luận điểm. 

Chú ý: Trong một bài văn nghị luận sẽ chỉ có duy nhất 1 luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ và luận cứ để làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm chính được nhắc đến. 

Luận cứ sẽ giúp trả lời các câu hỏi mà luận điểm nêu ra như luận điểm đó có đáng tin cậy không? có chính xác không? 

Cho ví dụ về luận điểm, luận cứ

Xác định luận cứ và luận điểm một đoạn văn trong tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” tác giả Đặng Thai Mai. 

Ví dụ về luận điểm, luận cứ

Luận điểm chính: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. 

Các luận cứ:

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. 
  • Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu đời sống nước nhà qua các thời kỳ lịch sử. 

Như vậy, qua bài viết này Lamsao tin rằng các bạn học sinh đã hiểu rõ hơn về luận điểm là gì? luận cứ là gì? Và có thể xác định được luận điểm, luận cứ trong một đoạn văn, đoạn thơ. Và đừng quên, khi làm các dạng bài văn nghị luận các bạn cũng cần phối hợp chặt chẽ luận điểm và luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề nhé. 

Bất kỳ tác phẩm viết nào thuộc thể loại phi hư cấu, dù là ngắn như một câu văn, một đoạn văn, bài viết hay là dài như các bản luận văn, luận án, đồ án, thậm chí là đồ sộ như các đề án, công trình nghiên cứu, chúng ta – người đọc hay người phản biện – đều có thể đánh giá được dựa trên ba tiêu chí đó là luận chứng, luận cứ và luận điểm.

Luận chứng là bằng chứng [giấy tờ, tài liệu, hình ảnh, vật chứng] đã được kiểm chứng là đáng tin cậy đưa ra để bảo vệ cho luận điểm. Luận cứ là những căn cứ đáng tin cậy như: tiên đề, nguyên lý, chân lý, danh ngôn, ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ được số đông mọi người công nhận là đúng, đưa ra để bảo vệ cho luận điểm. Còn luận điểm là những kiến giải, nhận định, lập luận, suy diễn do người viết đưa ra.

1. Luận chứng
Luận chứng là các bằng chứng đưa ra để làm căn cứ lí luận. Bằng chứng có thể là giấy tờ, tài liệu, số liệu, hình ảnh, đồ vật, hiện vật được cơ quan, đơn vị, tổ chức chuyên môn xác thực là đáng tin cậy, thì mới được sử dụng để bảo vệ cho luận điểm. Một cách trực quan nhất, luận chứng là những thứ có thể nhìn thấy, cầm lấy, đo đạc và kiểm chứng được. Từ các bằng chứng xác thực, người ta đưa ra những lập luận một cách logic, thì những lập luận đó phải được công nhận là đúng.

2. Luận cứ
Luận cứ là những căn cứ phi vật thể, vô hình nhưng đáng tin cậy đưa ra để làm cơ sở [căn cứ] lí luận, suy diễn… Luận cứ có thể là những tiên đề, nguyên lý, chân lý, danh ngôn, ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ… Tóm lại, đó là những tri thức được đa số mọi người công nhận là đúng, tin cậy. Ví dụ: “Bản tuyên ngôn độc lập” đọc tại quảng trường Ba Đình, 2/9/1945, dùng luận cứ là một câu trong bản “Tuyên ngôn độc lập ” năm 1776 của Mỹ và một câu trong bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của cách mạng Pháp năm 1791.

3. Luận điểm
Luận điểm là những kiến giải, lập luận, giải luận, nhận định mà người viết đưa ra khi suy diễn một cách logic. Luận điểm được các luận chứng và luận cứ bảo vệ. Khi trình bày, luận điểm có thể được đưa ra trước hoặc sau khi đưa ra luận chứng hay luận cứ. Dĩ nhiên, nếu các luận chứng và luận cứ càng xác thực, đáng tin cậy và việc suy diễn càng có tính logic [biện chứng] cao, thì các luận điểm càng có tính đúng đắn cao. Nhiều điều chưa cần dùng đến lí tính, mà chỉ cần dùng cảm tính là đã có thể cảm nhận được.

Kết luận
Bình thường, ở các hoạt động học thuật, khuôn mẫu chung của những bài viết phi hư cấu là: người viết đưa ra các luận chứng và luận cứ, rồi rút ra các luận điểm. Bởi mỗi bài viết là một sản phẩm trí tuệ, thì cần phải có một giá trị học thuật nào đó. Dù là ngắn như một đoạn văn hay dài như là các luận án, đề án, đề tài nghiên cứu, thì tác giả cũng cần phải đưa ra được điều gì đó mới mẻ và hữu ích cho xã hội. Hiểu như “thông điệp đúng đắn, lành mạnh, tốt đẹp” ở bên các tác phẩm hư cấu [truyện].

Khi đánh giá các sản phẩm trí tuệ phi hư cấu đó, người chấm điểm sẽ xem xét đến các vấn đề như: “luận chứng” có xác thực không, “luận cứ” đáng tin cậy ở mức nào, việc suy diễn có đúng trình tự và có logic không, cuối cùng là “luận điểm” tác giả đưa ra có đúng đắn, mới mẻ và sắc sảo hay không. Rồi tầm cỡ [giá trị] của của các “luận điểm”, cao hơn là thông điệp của bài viết, cuốn sách đó ở mức nào, đóng góp được các giá trị học thuật lớn đến đâu cho cộng đồng và nhân loại.

Luận điểm là gì, luận cứ là gì, ví dụ trong Ngữ văn 7

Đối với văn nghị luận những luận điểm và luận cứ cực kỳ quan trọng, hãy cùng LoiGiaiHay tìm hiểu luận điểm là gì luận cứ là gì, giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? bài học này do tác giả biên soạn, sưu tầm tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Luận điểm luận cứ là gì?

Luận điểm là gì

Khái niệm luận điểm

Luận điểm có thể hiểu đó là các tư tưởng, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập.

Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, luận điểm sẽ giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.

Khi trình bày luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, có tính định hướng giúp người đọc/người nghe hiểu rõ vấn đề đang được đề cập.

Xác định luận điểm như thế nào?

Trước khi bắt đầu viết một chủ đề, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Một số cách xác định luận điểm thông thường như:

–Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong đề bài.

– Dựa vào cách đặt các câu hỏi.

– Dựa vào cách thức nghị luận.

Trình bày luận điểm

Có một số cách để trình bày luận điểm, ví dụ như:

– Kể chuyện sau đó nêu ra luận điểm.

– Trình bày bối cảnh sau đó xác định luận điểm.

– Sử dụng theo phương pháp quy nạp.

– Sử dụng phương pháp diễn dịch.

Xem thêm >>> Tham khảo luận điểm luận cứ là gì? Cách trình bày luận điểm luận cứ

Luận cứ là gì

Khái niệm luận cứ

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.

Các yêu cầu của luận cứ

Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, có nghĩa là luận cứ phài hài hòa với nội dung của luận điểm.

– Luận cứ cần có tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ các biết rõ các thông tin đó có tính xác thực hay không? ví dụ như luận cứ về thời gian, số liệu, nhân vật có tính lịch sử…

– Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu. Ví dụ nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học hãy chọn các tác phẩm giá trị, nổi bật nhất.

– Luận cứ cần phải toàn diện, khi nêu lên luận cứ cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, toàn diện cho luận điểm.

Luận chứng

Các bạn có thể hiểu thêm khái niệm luận chứng, luận chứng là những bằng chứng sử dụng trong văn bản nhằm lập luận.

Luận chứng có thể là bằng chứng về số liệu, giấy tờ, bằng chứng…

Ví dụ luận điểm và luận cứ

Học sinh có thể lấy ví dụ về Tuyên ngon độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm ví dụ cho luận điểm và luận cứ, cụ thể:

Có thể thấy luận điểm chính là dòng đầu tiên “khẳng định tội ác về kinh tế của thực dân Pháp”. 4 luận cứ phía dưới càng làm rõ luận điểm đó là tội ác của chúng trên mọi phương diện.

Lời lẽ rõ ràng, mạnh mẽ, đanh thép của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm >>> Tham khảo luận điểm luận cứ là gì? Cách trình bày luận điểm luận cứ

Như vậy, chúng tôi vừa giúp các em học sinh hiểu rõ về luận điểm là gì luận cứ là gì? trong văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 7 cả luận điểm và luận cứ cực kỳ quan trọng, học sinh cần phối hợp với nhau hài hòa, chặt chẽ giúp các vấn đề nghị luận có tính thuyết phục cao đối với người đọc/người nghe.

Thuật Ngữ -
  • Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ Lớp 6

  • Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7

  • Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt

  • Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ [Ngữ Văn 9]

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa

  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề