Cách vệ sinh tay cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đúng chuẩn khoa học sẽ để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Vậy, khi nào thì nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

 Có nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên?

Có rất nhiều người cho rằng, ráy tai là một thứ gì đó rất bẩn và mất vệ sinh, thế nhưng nó không phải như vậy. Bởi ráy tai là một chất nhầy mà bất cứ ai cũng có, nó được sinh ra trong ống tai với cơ chế tự làm sạch từ đĩa đệm của tai sang lỗ tai. Ráy tai có tác dụng như một chất bôi trơn cho ống tai và là màng bảo vệ ngăn chặn các tác nhân như vi khuẩn, bụi bặm xâm nhập sâu vào trong lỗ tai. Với cơ chế tự sản sinh này, khi trẻ sử dụng cử động nhai thì nó sẽ tác động tới các lông mao trong ống tai và đẩy ráy tai ra bên ngoài lỗ tai. Tại vị trí này, không khí sẽ làm ráy tai co lại, khô đi và tự bong rồi rơi ra bên ngoài. Chính vì thế cha mẹ không nên ngoáy tai cho bé thường xuyên vì nó có thể làm trẻ bị đau tai, viêm tai do việc lấy ráy tai không đúng cách. 

Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Bên cạnh việc nắm cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng cần nắm được khi nào thì nên vệ sinh tai cho bé yêu. Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ khi mới sinh ra cần được vệ sinh tai ngay và trong những ngày tiếp theo, mẹ cũng cần vệ sinh tai cho bé sau mỗi lần tắm. 

>>> Xem ngay: 4 Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn xác bạn cần biết

Trẻ khi mới sinh ra cần được vệ sinh tai ngay

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là mẹ không nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh quá sạch và quá thường xuyên. Bởi nếu tai được làm sạch quá sẽ bị mất đi lớp bảo vệ ống tai, từ đó làm cho lớp da tai bên trong bị sưng tấy và viêm nhiễm. Mẹ chỉ nên vệ sinh tai với tần suất vừa phải và nhẹ nhàng. 

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh 

1. Dùng dầu trẻ em 

Dầu trẻ em là một trong những nguyên liệu giúp làm sạch tai cho bé hiệu quả và rất an toàn. Theo khuyến nghị của các bác sĩ, dầu trẻ em sẽ làm mềm lớp ráy tai nên giúp cho việc lấy ráy tai ra ngoài được dễ dàng hơn. Đối với cách này, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau: 

- Bước 1: Đổ một ít dầu trẻ em vào một lọ nhỏ mắt size nhỏ. 

- Bước 2: Nhỏ từ từ dầu trẻ em vào khu vực ráy tai mà bạn cần làm sạch cho bé. 

- Bước 3: Dùng bông tăm thấm nhẹ lớp dầu có trong tai và để yên trong khoảng 2 phút, cuối cùng lau nhẹ tai từ trong ra ngoài. 

- Bước 4: Thực hiện tương tự cho bên tai còn lại của bé. 

2. Sử dụng nước muối 

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh cực an toàn tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng đó chính là sử dụng nước muối. Cách vệ sinh tai cho bé bằng nước muối rất đơn giản, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau đây: 

>>> Xem ngay: 5 Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh an toàn

Nước muối sẽ giúp làm sạch tai cho bé hiệu quả và đảm bảo an toàn

- Bước 1: Hòa tan một thìa muối trắng với 1 cốc nước ấm. Sau đó, dùng một chiếc tăm bông thấm vào cốc nước muối và vẩy nhẹ để bông bớt nước.

- Bước 2: Nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên và cho bông tăm vào tai bé, tiếp theo ngoáy nhẹ nhàng để làm sạch. Mẹ nên chú ý giữ đầu trẻ nghiêng một bên và không thay đổi tư thế khi vệ sinh tai. Mẹ cũng không nên đưa tăm bông vào quá sâu bên trong bởi có thể khiến bé bị đau. 

- Bước 3: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại. 

3. Sử dụng oxy già 

Trong trường hợp ráy tai của bé yêu nhà bạn quá nhiều do không được vệ sinh thường xuyên thì mẹ có thể sử dụng oxy già để làm sạch. Bởi chất xúc tác trong oxy già sẽ làm mềm ráy tai, giúp cho việc loại bỏ ráy tai ra ngoài dễ dàng hơn. Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng oxy già được thực hiện như sau: 

- Bước 1: Hòa nước sôi để nguội với oxy già theo tỉ lệ 50:50. Mẹ nên chọn loại oxy già 3% để đảm bảo độ an toàn cho da của bé. 

- Bước 2: Cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để vệ sinh tai dễ dàng hơn. Mẹ cũng chú ý giữ nghiêng đầu cho bé, tránh cử động vì có thể gây tổn thương cho tai. 

- Bước 3: Dùng bông tăm thấm vào dung dịch và tiến hành lau tai cho bé nhẹ nhàng. Mẹ chỉ nên lau nhẹ nhàng phía ngoài, tránh lau sâu vào trong sẽ gây nên những tổn thương cho bé.

- Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại. 

Mẹ chỉ nên sử dụng oxy già độ thấp để vệ sinh tai cho bé 

Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh 

Khi thực hiện các cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh nêu trên, mẹ cần nắm vững những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé:

- Dụng cụ vệ sinh tai của bé phải đảm bảo hợp vệ sinh, nhằm tránh gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cho da của trẻ. 

- Chỉ nên sử dụng bông tăm vệ sinh tai cho bé đầu nhỏ [loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh], tránh sử dụng loại bông tăm dành cho người lớn vì có thể gây nên những tổn thương cho bé. 

- Đối với oxy già, mẹ nên lựa chọn loại có nồng độ thấp [hợp lý nhất là 3%]. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bé. 

- Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị kích ứng với một trong những phương pháp nêu trên, mẹ nên dừng lại và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ

Để hạn chế các nguy cơ gây nên một số bệnh liên quan đến tai, mũi họng của trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý một số biện pháp như sau: 

- Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng thông qua nguồn sữa mẹ dồi dào. bổ sung đầy đủ các nhóm chất như: đạm, Vitamin, khoáng chất, Protein để tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng miễn dịch ở trẻ

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như: khói thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi.

- Rửa tay trước khi ăn, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tai mũi họng, mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa vì khuẩn

Qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ đã nắm được cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sao cho đảm bảo an toàn, cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện. Hy vọng những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ sẽ giúp cho việc chăm sóc con yêu của bạn được thuận tiện hơn. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về các cách chăm sóc trẻ cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và thông minh! 


Tags: Chăm sóc trẻ Nuôi con

Để nhận biết rửa tay quan trọng thế nào, chúng ta hãy nhìn vào đại dịch Covid 19. Tivi, đài, báo liên tục nhắc về rửa tay đúng cách.

Đúng vậy!

Bàn tay là nơi trú ngụ của hàng tỷ các loại vi-rút, vi khuẩn. Bàn tay hằng ngày tiếp xúc với rất nhiều các loại bề mặt khác nhau và đây là cách gián tiếp vi rút, vi khuẩn lây bệnh cho chính bản thân và những người xung quanh.

Vậy nên không cần bàn cãi gì thêm. Trong những tháng đầu đời của em bé, rửa tay trước khi bế bé là thực sự cần thiết! Rửa tay được cho là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật vì trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Mẹ nên nhắc nhở mọi người rửa tay trước khi bế bé để đảm bảo sức khỏe cho con yêu

Mẹ cần:

  • Mẹ sẽ cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi cho ăn và sau khi thay tã cho bé hoặc đi vệ sinh.
  • Dạy trẻ lớn hơn rửa tay sạch bằng xà phòng. Và nếu bất cứ ai bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh khác, hãy nhờ mọi người rửa tay trước khi bế em bé.
  • Với những người đến thăm, hãy quyết đoán vì lợi ích của em bé. Đừng ngần ngại khi yêu cầu mọi người rửa tay trước khi bế bé.
  • Điều này đôi lúc có thể gây khó xử nhưng vì sự an toàn cho bé, mẹ cần tìm cách để khéo léo nhắc mọi người.

Nguồn: Babycenter

Chia sẻ link bài viết:

Sao chép tới clipboardSao chép

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường, vì vậy ba mẹ cần chú ý tới vấn đề vệ sinh khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong những hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh hay cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cũng ít nhắc tới chuyện phải rửa tay khi chăm sóc trẻ. Tuy nhiên vệ sinh tay lại là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cũng nên chú ý rửa tay thường xuyên đúng cách và tận dụng nước [gel] rửa tay khô để thuận tiện khi đi ra ngoài.

Rửa tay có giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng?

Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các bệnh lây lan khác. Cho dù là ở nhà hay nơi làm việc tập thói quen rửa tay kỹ sẽ giúp mẹ và những người xung quanh khỏe mạnh.

Nếu mẹ cẩn thận trong việc rửa tay trẻ sẽ học hỏi thói quen này từ mẹ. Rửa tay sẽ giúp bảo vệ con kể cả khi mẹ không có mặt để giám sát, ví dụ như khi ở nhà trẻ.

Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm

Luôn chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh và dạy trẻ làm như vậy. Dần dần con sẽ có thói quen muốn rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.

Khi nào nên rửa tay?

Các gạch đầu dưới đây sẽ giúp nhắc nhở mẹ và bé khi nào cần sửa tay. Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ:

  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Sau khi thay tã hoặc lau phần dưới cho trẻ.
  • Sau khi xử lý thịt, gia cầm hoặc cá sống.
  • Trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
  • Trước khi điều trị vết cắt trên da hoặc vết thương .
  • Sau khi ho, hắt hơi, xì mũi hoặc lau mũi cho con.
  • Sau khi dọn dẹp chất thải động vật hoặc làm vườn.

Nếu mẹ đang ở khu vực nông thôn hoặc trang trại, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt quan trọng.

Việc thăm các nông trại không chắc chắn dẫn tới các bệnh do nhiễm trùng ở trẻ, nhưng đôi khi con ốm chỉ vì một con bọ. Phân của động vật chứa rất nhiều vi trùng gây tiêu chảy và đau bụng. Và mẹ không thể biết con lỡ tiếp xúc với những đồ không vệ sinh ở đâu. Và rồi khi trẻ đưa tay lên miệng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. 

Rửa tay đúng cách như thế nào?

Rửa tay có thể trở thành một hoạt động mà mẹ và bé thích làm cùng nhau. Đưa ra cho bé những ví dụ hoặc chỉ dẫn cụ thể.

Đây gợi ý về cách rửa tay kỹ lưỡng:

  • Làm ướt tay dưới vòi nước ấm. Nếu không có nước có thể dùng nước lạnh.
  • Đặt một lượng xà phòng vừa đủ vào lòng bàn tay, đủ để khi xoa ra sẽ bao phủ toàn bộ lòng và mu bàn tay. 
  • Xoa cả hai tay vào nhau để tạo bọt. Nếu mẹ dùng bánh xà phòng hãy xoa xoa trong tay để lấy lượng bọt vừa đủ.
  • Đặt một tay lên tay kia, lòng bàn tay úp xuống và xòe ngón tay ra. Xoa mặt sau của một tay và làm tương tự với tay còn lại. Giữ yên các ngón tay và đan hai tay vào nhau để làm sạch các kẽ ngón tay. Đổi tay và lặp lại.
  • Xoa hai lòng bàn tay vào nhau, luồn ngón tay vào nhau để rửa kỹ các kẽ ngón tay một lần nữa.
  • Dùng một bàn tay nắm ngón tay cái của tay kia và xoay quanh để làm sạch. Đổi tay và lặp lại thao tác với ngón cái còn lại.
  • Chặn ngón tay cái bên trái của bạn bằng tay phải của bạn. Xoay bàn tay của bạn quanh ngón tay cái của bạn. Lặp lại với bàn tay đối diện của bạn.
  • Chà các đầu ngón tay vào lòng bàn tay khác theo chuyển động tròn, chà khắp lòng bàn tay. Động tác này giúp làm sạch phần dưới móng tay. Lặp lại với bàn tay còn lại.
  • Việc rửa tay nên kéo dài khoảng 20 giây. Mẹ có thể dạy con hát chúc mừng sinh nhật 2 lần để con áng chừng được mình cần rửa tay trong bao lâu.
  • Sau đó rửa kỹ dưới vòi nước ấm hoặc lạnh đều được để loại bỏ xà phòng.
  • Lau khô tay sau khi rửa. Để tay ẩm ướt sẽ dễ truyền mầm bệnh hơn tay khô. Sử dụng khăn sạch nếu rửa tay tại nhà. Nếu hai mẹ con đang  ở trong nhà vệ sinh công cộng có khăn giấy, hãy sử dụng khăn đó để lau khô tay.

Nước rửa tay khô [gel rửa tay] có tác dụng không?

Không nên đánh giá quá cao các loại gel rửa tay khô để làm sạch tay của hai mẹ con. Mặc dù gel sát trùng làm giảm đáng kể số lượng vi trùng trên da nhưng không thể chống lại tất cả các loại vi-rút hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, gel không thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn nếu tay trẻ bị bẩn quá nhiều.

Nhưng nếu hai mẹ con đang ở ngoài và con muốn ăn nhẹ mà không có nơi để rửa tay với xà phòng và nước thì gel khử trùng là lựa chọn tốt. Mẹ cũng có thể sử dụng khăn lau tay sát trùng dùng một lần.

Gel rửa tay nên chứa ít nhất 60 phần trăm cồn để có hiệu quả tốt nhất. Luôn luôn để lọ rửa tay sát trùng xa tầm tay của con khi không sử dụng. Nồng độ cồn cao trong các chất này độc hại đối với trẻ.

Ngoài ra, gel rửa tay chứa cồn không giết chết được Norovirus - một loại vi khuẩn gây tiêu chảy và nôn mửa [viêm dạ dày ruột]. Norovirus có lớp vỏ giúp bảo vệ nó khỏi tác động của gel rửa tay. Đó là một lý do tại sao chủng vi khuẩn này lây lan dễ dàng.

Gel cũng không chống lại được clostridium difficile, một loại vi khuẩn hợp bào gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiễm trùng clostridium difficile chủ yếu ảnh hưởng đến những người đã dùng thuốc kháng sinh hoặc đang nằm viện.

Để sử dụng gel rửa tay hiệu quả, mẹ nên:

  • Thoa gel vào lòng bàn tay.
  • Chà hai bàn tay vào nhau.
  • Chà gel lên toàn bộ bàn tay và ngón tay cho đến khi tay khô hoàn toàn.

Sau khi mẹ đã làm sạch tay, mẹ có thể giúp con bạn chà xát gel lên tay của con.

Cách làm dịu bàn tay bị khô

Mẹ sẽ thấy mình chăm rửa tay hơn trước đây rất nhiều để làm gương cho trẻ. Nhưng nếu mẹ dễ bị khô da, tay của mẹ sẽ sớm bị đau và có thể bị ngứa, nứt nẻ nếu tiếp xúc với xà phòng thường xuyên

Mẹ hãy bảo vệ bàn tay của mình bằng cách:

  • Rửa tay bằng nước nước ấm chứ không quá nóng.
  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng được thiết kế cho những người bị bệnh chàm. Tránh xà phòng chống vi khuẩn gây tác động mạnh lên da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa urê, làm tăng khả năng giữ ẩm của da.
  • Sử dụng kem bảo vệ hoặc thuốc mỡ để tạo một lớp dầu trên da, làm giảm sự thoát hơi nước của các lỗ chân lông. Các loại dầu tốt là kem dưỡng ẩm, thạch dầu mỏ và dầu dừa nguyên chất. Dầu ô liu sẽ gây hại tới các màng bảo vệ tự nhiên của da, vì vậy đây không phải là một loại kem dưỡng ẩm tốt.
  • Đeo găng tay cao su khi rửa bát, giặt quần áo
  • Giữ ẩm cho đôi tay vào buổi tối. Có thể và đeo găng tay dùng một lần để giữ cho kem dưỡng ẩm lưu lại trên da lâu hơn.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: 

Nguồn: Babycenter 

Chia sẻ link bài viết:

Sao chép tới clipboardSao chép

Video liên quan

Chủ Đề