Cách vệ sinh rốn bị hôi

Sau khi ra đời khoảng 7-10 ngày rốn của trẻ thường rụng và sẽ liền sẹo vào một vài ngày kế tiếp. Trong khoảng thời gian đó, mẹ cần biết cách vệ sinh rốn bé đúng cách để rốn của con luôn khô ráo, sạch sẽ và không có mùi lạ. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi thì cần chú ý thật kỹ để nhận biết xem có phải bé đã bị nhiễm trùng rốn không nhé.



Biểu hiện rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Trước khi rụng rốn, thông thường phần chân rốn của con hay bị rỉ một chút dịch ướt, màu nâu đỏ nhạt là do bị dính phần máu đông ở vết cắt trên cuống rốn. Có thể cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi nhưng mẹ không cần quá lo lắng nếu điều này không đi kèm với các triệu chứng sưng đỏ và không gây ảnh hưởng tới việc ăn ngủ của bé. Triệu trứng này chỉ là dấu hiệu cho thấy rốn của bé sắp rụng mà thôi.

Để hạn chế dịch và mùi, mẹ hãy vệ sinh rốn của con hàng này đúng cách giúp rốn luôn sạch sẽ. Nếu còn chưa có kinh nghiệm nhiều khi lau rửa rốn bé, tốt nhất mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng nhất.



Trong trường hợp cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và dịch ở rốn ra nhiều, mẹ cần cho bé đi khám ngay vì rất có thể bé đã bị chồi hạch rốn hoặc còn tồn tại ống rốn chưa hết. Hai chứng bệnh này thường khiến rốn của bé chảy khá nhiều dịch và lâu rụng hơn bình thường.

Một điểm quan trọng nữa mà mẹ nên đặc biệt lưu ý là nếu cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi kèm theo dịch mủ vàng, chân rốn sưng tấy và bé bị sốt thì mẹ hãy đưa bé tới ngay bệnh viện chuyên khoa nhi vì bé đã có những triệu chứng rõ ràng của bệnh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh.

Cách chăm sóc trẻ để tránh cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Rốn của trẻ và mạch máu thông nhau nên cực kỳ nhạy cảm và dễ xảy ra nhiễm trùng nếu mẹ không biết cách vệ sinh sạch sẽ cho con. Do đó, khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, mẹ hãy đặc biệt lưu ý tới những điều dưới đây nhé:

  • Mẹ phải lau rửa rốn của bé hàng ngày và tuyệt đối không băng kín rốn bé để luôn luôn giữ rốn của bé sạch sẽ và khô thoáng.
  • Mẹ cần rửa tay bằng xà bông và cồn 70 độ trước khi chăm sóc bé để diệt hết mọi vi khuẩn trên tay mẹ và tránh lây lan sang rốn bé.
  • Bé phải luôn mặc tã, quần dưới rốn và tránh không để bất kỳ vật gì va chạm vào rốn bé.
  • Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh, không để rốn bị dính vào nước. Mẹ chỉ nên thả bé vào chậu nước tắm khi cuống rốn đã rụng và chân rốn khô hoàn toàn .
  • Hàng ngày, sau khi tắm xong cho bé, để tránh cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi mẹ hãy làm sạch vùng rốn của bé bằng cách sử dụng bông gạc vô trùng nhúng cồn 70 độ lau nhẹ nhàng phần chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn và phần da xung quanh rốn có bán kính khoảng 5cm từ trong ra ngoài. Khi mẹ dùng bông gòn lau thì hãy cực kỳ chú ý tránh để sợi bông gòn dính vào rốn của bé.
  • Tuyệt đối không dùng bất kỳ một loại dung dịch hay chất lạ nào rắc hay bôi lên vùng rốn kể cả thuốc đỏ, thuốc lá, thuốc kháng sinh, dầu tắm, nước thơm hay tinh dầu massage,...
  • Có thể trong quá trình rụng rốn, rốn của bé sẽ tiết dịch màu nâu đỏ [chứ không phải dịch vàng, xanh] hoặc chảy một chút máu. Điều này là hiện tượng bình thường, mẹ cứ yên tâm và rốn của bé sẽ cần một vài ngày để bình phục, cho tới khi rốn liền hẳn sẹo, mẹ vẫn cần vệ sinh sạch sẽ cho rốn của bé mỗi ngày.

Những chia sẻ trên đây về việc cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi mẹ cần ghi nhớ để có kiến thức chăm sóc cho trẻ sơ sinh thật tốt để con khỏe mạnh. Mẹ cũng đừng quên theo dõi thêm các cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khác để hoàn thiện kỹ năng làm mẹ của mình nhé.

Ngoài các vấn đề về cuống rốn ở trẻ sơ sinh thì việc bổ sung vi chất cho bé giai đoạn sơ sinh cũng cần được mẹ quan tâm để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa những nhiều biểu hiện thiếu vi chất ở trẻ nhỏ như thiếu vitamin D3.

Mẹ có bất cứ thắc mắc nào về chăm sóc trẻ sơ sinh vui lòng liên hệ điền Form để được chuyên gia giải đáp

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ
CHUYÊN GIA

Video liên quan

Chủ Đề