Cách uốn cây cảnh dáng thác đổ

Trên thị trường cây cảnh hiện nay thì hình thức trồng cây Bonsai là nghệ thuật thu nhỏ thu nhỏ thiên nhiên đưa vào khuôn viên ngôi nhà bạn.

Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, môi trường,địa hình, khí hậu, .mà cây có những dáng thế khác nhau, từ đó người chơi bonsai đã khái quát hóa thành những kiểu dáng bonsai cơ bản.

Hàng triệu cây trong thế giới bonsai đều chỉ thuộc một trong 4 dáng cơ bản: huyền, hoành, trực, xiêu.

Nhưng không phải ai cũng biết những dáng đó là như thế nào hôm nay mình sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cây bonsai dáng huyền là như thế nào và chúng có ý nghĩa độc đáo như thế nào nhé.

Cây bonsai dáng huyền là gì?

Tóm tắt nội Dung

  • 1 Cây bonsai dáng huyền là gì?
  • 2 Đặc điểm cây cảnh dáng huyền
  • 3 Giá trị của cây dáng huyền
  • 4 Cách để tạo nên một cây bonsai dáng huyền tuyệt dẹp
    • 4.1 Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây
    • 4.2 Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép rễ
  • 5 Hướng dẫn làm cây bonsai dáng huyền đơn giản
  • 6 Top cây bonsai dáng huyền đẹp nhất
    • 6.1 Cây Kim thanh mai dáng huyền
    • 6.2 Cây bonsai Hoa giấy dáng huyền
    • 6.3 Cây Cây linh sam dáng huyền
    • 6.4 Cây sanh dáng huyền
    • 6.5 Cây lộc vừng dáng huyền
    • 6.6 Cây mai vàng dáng huyền
    • 6.7 Cây khế dáng huyền
    • 6.8 Cây nguyệt quế
    • 6.9 Cây sơ ri
    • 6.10 Cây kim quýt
  • 7 Những cây bonsai dáng huyền độc đáo đẹp nhất

Trong nghệ thuật bonsai quyết định được giá trị của cây không chỉ cần giống cây, độ quý hiếm mà quan trọng nhất là dáng cây.

Đặc trưng của nghệ thuật bonsai là cây cảnh được trồng trong bồn hoặc chậu và có dáng vẻ như một cây cổ thụ thu nhỏ, việc này hầu như cần sự can thiệp của bàn tay con người.

Với sự phát triển như thế đã dần tìm ra được các dáng cây cơ bản để có thể áp dụng cho mọi loại cây, trong đó cây có dáng huyền có tạo hình hấp dẫn nhất.

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới đáy chậu.

Trong thiên nhiên, những cây này phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Có thể nói hoàn toàn không có một chút thuận lợi, chỉ có khó khăn bất hạnh.

Các chi có thể có hai ba tầng, thoáng đạt, phóng khoáng, không gò và bông tán. Ngọn lượn ngoặt lên hướng về phía gốc. Toàn cây trông thật yểu điệu, duyên dáng.

Đặc điểm cây cảnh dáng huyền

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o

Để tạo dáng cây dạng này không quá khó, không kén cây, tuy nhiên vấn đề khó nhất là cần chọn gốc thật chuẩn để có cây bonsai cổ thụ mới giá trị.

Cây đã mọc ở sườn núi đá, lại không có đất ăn, rễ cây phải tự tiết ra hàm lượng axit phá hủy bề mặt đá dần dần từng tý, từng tý một, hết sức kiên trì bám hốc đá mà duy trì sự sống.

Trong khi thiên nhiên lại khắc nghiệt, luôn gieo tại họa: nắng lửa, mưa ngàn, bão tố, lũ quét khủng khiếp. Cây có thể bị bật gốc, đổ dốc ngược ngọn theo dốc núi.

Giá trị của cây dáng huyền

Trong môi trường tự nhiên, những cây dáng này phỉa sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã nhất, dường như chỉ thấy có bất hạnh mà không hề có chút ưu ái nào.

Cây đã mọc ở vách núi dựng đứng, hiểm trở, cheo leo, lại còn không có đất để ăn, rễ cây tự rút ruột mình ra từng chút axit nhỏ nhoi từng ly, từng tý một để phá hủy dần dần bề mặt đá, hết sức nhẫn nại, kiên trì bám hốc đá để tồn tại.

Không chỉ có thế, thiên nhiên lại vô cùng khắc nghiệt, luôn gieo những tai họa khủng khiếp: lũ quét, nắng lửa, báo tố, mưa ngàn

.cây có thể bị đổ dốc tuột khỏi sườn núi, bật gốc bất kỳ lúc nào thế mà vẫn kiên cường bám trụ và khoe dáng kiêu hãnh. Ý chí kiên cường của cây cũng được ví như người quân tử dù gặp hoàn cảnh khốn cùng nào cũng mạnh mẽ vươn lên, dâng hiến cho đời hoa thơm trái ngọt.

Vẻ đẹp của cây dáng huyền được đúc kết từ khó khăn, gian khổ nên rất có hồn, có chiều sâu.

Ngắm cây dáng thác đổ ta cảm nhận được sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, kỳ thị, thơ mộng nhưng khoáng đạt.

Với sức sống mãnh liệt, sự kiên cường vươn lên cây vẫn sống lơ lửng treo leo giữa mây trời, ngọn hướng về gốc rễ, cội nguồn.

Từ dáng cây ta lại liên tưởng đến dáng người, dù có trải qua muôn vàn sóng gió, khổ đau, khó khăn, gian truân nhưng vẫn can trường tiến bước, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.

Cây Dáng huyền khi được đưa vào chậu, kê đôn trân trọng, nghệ thuật cây cảnh như khắc họa lời tuyên ngôn: Con người Việt, dân tộc Việt dũng cảm kiên cường nhưng cũng vô cùng lãng mạn.

Cách để tạo nên một cây bonsai dáng huyền tuyệt dẹp

Có 2 cách để tạo dáng duyền cho một cây bonsai: chọn nhánh có dáng huyền sẵn trên thân chính, sử dụng cây dáng trực.

Người ta thường sử dụng cách chọn nhánh có dáng huyền trên thân cây vì khi cây còn nhỏ chúng ta có thể uốn tỉa cây theo ý thích, nếu có chủ ý muốn tạo dáng huyền ngay lúc này thì nên chọn một nhánh thấp thích hợp uốn hạ xuống.

Khi cây lớn lên chúng ta sẽ tiến hành cắt bỏ những nhánh còn lại, chỉ chừa lại duy nhất nhánh chúng ta đã uốn để làm thân chính.

Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây

Là một kỹ thuật quan trọng, ghép cành xuyên qua thân cây thường được thực hiện để tạo thêm những nhánh cây mới trên cây gốc.

Giống như cái tên phức tạp của nó, kỹ thuật này rất khó thực hiện và thường chỉ thành công khi bạn thực sự có tay nghề và có kinh nghiệm.

Để ghép cành xuyên qua thân cây, bạn tiến hành theo các bước sau:

  • Lựa chọn vị trí ghép, đó là vị trí mà bạn muốn có thêm một nhánh cây để dáng bonsai trở nên hoàn hảo hơn.
  • Mặt khác, chỉ khi vị trí đó không thể áp dụng kỹ thuật tỉa cành ép nhánh để có được một nhánh cây như mong muốn thì bạn mới buộc phải sử dụng kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây này nhé.
  • Tiếp nữa là vị trí ghép phải ở nằm ở đoạn thân đủ lớn để khi khoan lỗ xuyên qua thân cây, vết thương sẽ không làm cây chết hay làm chững quá trình phát triển của cây lại.

  • Tiếp đến là bạn chọn cành để ghép vào cây. Đó phải là cành nhỏ, dài, mềm để dễ uốn nắn và xuyên qua thân cây đã khoan lỗ. Cành ghép này có thể lấy ở một vị trí khác từ chính cây bonsai bạn muốn ghép hoặc lấy từ một cây khác cùng loài.
  • Khi đã chọn được cành ghép phù hợp, bạn bắt đầu khoan một lỗ xuyên qua thân cây bằng một mũi khoan nhỏ để thăm dò trước, sau đó mới khoan rộng dần ra cho đến khi nó đủ rộng để xuyên cành ghép vào.
  • Lưu ý là lỗ khoan này không được rộng quá vì nếu rộng quá thì không những vết thương lâu lành mà gốc cây còn mất nhiều thời gian mới ôm sát được cành ghép.
  • Lỗ khoan cũng không được hẹp quá vì khi xuyên cành ghép vào lỗ sẽ dễ làm chết những mầm non khác trên cành.
  • Sau khi khoan lỗ xong, bạn tuốt hết lá trên cành ghép, tránh chạm tới mắt mầm ở dưới nách lá nhé. Sau đó cẩn thận đút cành ghép vào lỗ khoan, riêng với cành cây mềm thì cố gắng thực hiện công đoạn này bằng cách rút nhánh cây chứ không đẩy để tránh cho việc cành cây bị oằn.

  • Để cành ghép phát triển tốt thì không thể bỏ qua công đoạn chăm sóc trong cách trồng cây bonsai này, chẳng hạn như loại bỏ mầm mới nhú ở đầu vào lỗ khoan để tập trung dinh dưỡng nuôi sự phát triển của mầm ở đầu ra.
  • Khi cành ghép ở đầu ra phát triển to hơn đầu vào, trên lý thuyết là bạn đã có thể cắt bỏ phần gốc cành ở đầu vào nhưng đừng vội làm như thế nhé vì lúc này, cành cây đầu ra vẫn đang nhận được dinh dưỡng của cả thân cây gốc và cây bố mẹ.
  • Đặc biệt, khi cắt bỏ đầu vào, bạn nên cắt sao cho vẫn chừa lại một đoạn cành để cành đầu ra thích nghi dần với việc mất đi bố mẹ và chỉ còn nhận được dinh dưỡng từ thân cây mà nó mới được ghép vào.
  • Sau đó 3 4 ngày, bạn có thể cắt bỏ hoàn toàn đoạn cành đã chừa lại rồi dùng bột nhão trám khít lại nhé. Như vậy là bạn đã hoàn thành tất cả các bước của kỹ thuật ghép cành xuyên qua thân cây rồi đấy.

Cách trồng cây bonsai với kỹ thuật ghép rễ

Bên cạnh các kỹ thuật chiết, ghép cành ở trên thì kỹ thuật ghép rễ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tạo cho cây những bộ rễ tuyệt đẹp.

Đối với cây bonsai, rễ không chỉ có chức năng giúp cây đứng vững, giúp cây lấy nước và chất dinh dưỡng từ đất mà còn là một phần giúp tạo thế, tạo dáng nữa.

Thường thì người chơi sẽ cố biến bộ rễ cây nổi trên mặt đất trở nên sần sùi, già cỗi để tăng thêm vẻ đẹp cổ thụ của cây, đồng thời che giấu khuyết điểm bằng cách sử dụng nhiều rêu, đá và cỏ che chắn.

Kỹ thuật ghép rễ có thể được thực hiện ở bất cứ loại cây bonsai nào, từ cần thăng, gừa, mai chiếu thủy đến sanh, si hay sộp Miễn là rễ dùng để ghép được lấy từ một cây khác cùng loài với rễ gốc là được.

Hướng dẫn làm cây bonsai dáng huyền đơn giản

Top cây bonsai dáng huyền đẹp nhất

Cây Kim thanh mai dáng huyền

Là một giống cây thuộc cây mai chiếu thủy, vì đặc tính dễ trồng, cành mềm dẻo dễ tạo dáng nên được ưa thích sử dụng làm bonsai và dáng huyền là dáng đẹp nhất để áp dụng tạo dáng cho kim thanh mai.

Cây có 2 nhánh chia ra một nhánh dài và một nhánh ngắn, nhánh ngắn vẫn phát triển như tự nhiên, nhánh còn lại thì đặc biệt hơn có độ dốc xuống, các tán lá được cắt tỉa thành tán tròn như các bậc thang nhìn rất đẹp mắt.

Cây bonsai Hoa giấy dáng huyền

Tuy hoa giấy có rất nhiều màu sắc nhưng hoa giấy tím là loại thích hợp làm bonsai nhất vì nó có cành mềm, sức sống cao, dễ trồng, thích hợp cho những người không có thời gian chăm sóc cây.

Chủ nhân cây hoa giấy dáng huyền này là ông Phạm Khắc Tỉnh ở Hải Dương.

Màu tím của hoa trải dài các tán lá mang lại nét đẹp dịu dàng ấm áp, gốc to trồi lên mặt đất và nhiều rễ cắm chắc chắn vào đất chậu thể hiện sự chắc chắn.

Nếu không gian bạn quá đơn điệu và cần thêm vài điểm nhấn thì hoa giấy là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Cây Cây linh sam dáng huyền

Linh sam mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, giàu sang nên trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai của các nghệ nhân không thể nào thiếu cây linh sam.

Để kiệt tác này được ra đời nhà vườn Cổ Hoa Mai đã mất 3 năm để chăm sóc và uốn tỉa , tạo dáng, đặc tính đẹp của các loại cây cảnh bonsai đó là gốc to lá nhỏ và cây linh sam có tên Nàng Linh này đã hội tủ các yếu tố vẻ đẹp của một cây bonsai dáng huyền.

Cây còn được nhà vườn sử dụng các kĩ thuật trồng trọt chăm sóc tốt để cho ra những bông hoa tím ngây ngất lòng người.

Cây sanh dáng huyền

Sanh rất được phổ biến để chọn làm bonsai dáng huyền vì cành sanh dẻo, rất dễ uốn, từ trên cành hình thành các tán lá rộng và rậm rạp nhìn rất bắt mắt, trở thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao, đặc biệt là với cây được đánh giá là có dáng huyền đẹp tự nhiên dưới đây.

Cây được trồng trong chậu to để rễ dễ dàng phát triển vì bộ rễ của cây rất to, trồi lên gần ½ với nhiều rễ con xung quanh, các tán lá được cắt tỉa gọn gàng như hình cái đĩa.

Thân bé dần từ gốc đến ngọn thể hiện sự dẻo dai, thanh mảnh nhưng không kém phần mạnh mẽ.

Cây lộc vừng dáng huyền

Đây là loài cây có hoa rất đẹp và mang lại giá trị tinh thần cho gia chủ, là một trong những cây được các nghệ nhân bonsai chào đón nhất.

Theo phong thủy cây có ý nghĩa đem lại sự may mắn, sự yên bình và tài lộc cho gia chủ nên cây Lộc Vừng là sự lựa chọn tốt cho những món quà trao nhau ngày Tết đến.

Cây được trồng trong chậu có nước, các nhánh cây được uốn toả ra xung quanh để các dãy hoa không bị đụng nhau, hoa có màu đỏ rủ xuống như một dãy hoa cánh hoa rũ xuống mặt nước tạo nên cảnh tượng động lòng người.

Cây mai vàng dáng huyền

Mai vàng đã không còn xa lạ gì với chúng ta, với sắc vàng rực rỡ của hoa mai thể hiện tài lộc dồi dào khiến các bậc thầy cây cảnh không thể chối từ.

Sử dụng mai để tạo dáng huyền cũng khá hiếm nhưng khi đã tạo ra thì chỉ có thể khen đẹp.

Thân cây vươn ra khỏi chậu có độ cong rất mềm mại từ trên xuống, hoa mai nở rộ đầy cành trông như một dòng suối vàng rực rỡ, phần gốc bám vào đất chậu rất chắc chắn.

Cây khế dáng huyền

Mặc dù là cây ăn quả phổ biến triển rất tốt ở khí hậu nước ta nhưng vẫn không thể lọt khỏi mắt xanh của các nghệ nhân chơi cây bonsai.

Tương tự như các cây sanh, si, khế có gốc to, thân gỗ, cành giòn nên chủ yếu thường tạo dáng ở phần gốc rễ, thích hợp với dáng huyền.

Thân cây xù xì, ngoằn ngoèo, có độ cong tự nhiên, khi khế ra quả thì rất to treo lủng lẳng đung đưa qua lại như đeo thêm vật trang trí trên thân cây.

Hoa khế khi nở sẽ nở thành từng chùm nhỏ, có màu trắng và cuống đỏ, tạo thêm những điểm nhấn cho cây.

Cây nguyệt quế

Chúng ta thường thấy nguyệt quế thường dùng làm cây công trình để tạo cảnh quan môi trường nhưng hiện tại nguyệt quế còn sử dụng làm cây bonsai và đẹp nhất trong dáng huyền.

Cây có kích thước tương đối không đến 100cm nên có thể dùng trang trí nội thất hoặc sân vườn, bàn làm việc tùy theo sở thích.

Cây nguyệt quế mang ý nghĩa chiến thắng nên không thiếu người chọn lựa để trưng bày, ngoài ra còn do những bông hoa nguyệt quế trắng tinh và tỏa hương thơm của chúng. Chăm sóc cây rất dễ, chỉ cần tưới nước và đất trồng thoát nước tốt.

Cây sơ ri

Là một cây ăn quả phổ biến, có thân gỗ mềm nhỏ, dễ thích nghi với các loại đất nên rất dễ trồng và chăm sóc.

Vỏ cây màu nâu sẫm xen kẽ các đốm trắng tạo nên các điểm nhấn đặc biệt, khi cây ra quả có màu đỏ, xanh xen kẽ đầy màu sắc nên rất được các hộ gia đình trồng làm cảnh.

Khi cây ở dáng huyền tạo nên một sắc thái hoàn toàn khác, không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây cảnh bonsai duyên dáng.

Cây kim quýt

Nếu ai thích trang trí vườn theo phong thủy thì không thể bỏ qua kim quýt vì nó mang ý nghĩa tài lộc, cho nên ở bất cứ đâu dù là vườn, bàn làm việc, phòng khách,đều được ưa chuộng để trang trí.

Kim quýt dễ uốn, tạo các thế bonsai khác nhau và dễ chăm sóc đặc biệt là ở dáng huyền, mềm mại uốn cong hợp lý làm người nhìn rất dễ chịu.

Cây có đặc tính chậm lớn, lá nhỏ, thân có gai cứng cáp mang lại vẻ sang trọng cho nơi trưng bày, quả nhỏ màu đỏ và có thể ăn được.

Những cây bonsai dáng huyền độc đáo đẹp nhất

Trên đây mình đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây Bonsai dáng huyền. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

5 / 5 [ 2 bình chọn ]

Video liên quan

Chủ Đề