Cách trị ho đau họng tại nhà

Viêm họng là gì ?

Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc họng kết hợp với viêm amidan. Hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng viêm amidan cấp.

Viêm họng cấp tính. Ảnh minh họa

Bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, cụ thể:

  • Đối với người lớn bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao từ 39 40 độ C, cổ họng có cảm giác đau rát, khô nóng, ho nhiều.
  • Ở trẻ em khi khởi bệnh thường có các biểu hiện: bé bị sốt cao, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho liên tục Trẻ sơ sinh thường bỏ ăn, bú ít, hay quấy khóc về đêm.

Theo thói quen, khi khởi bệnh thì mọi người liền ra tiệm thuốc để mua các loại thuốc chống lại các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp nhẹ chưa cần phải uống thuốc, chúng ta chỉ cần sử dụng các biện pháp bảo vệ kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vậy bạn có biết các phương pháp điều trị viêm họng, viêm họng hạt ở lưỡi đơn giản tại nhà ?

1. Súc miệng với nước muối:

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm [khoảng 250 300ml]
  • Sau đó, cho vào ½ 1 thìa cà phê muối biển
  • Khuấy đều đến muối tan hoàn toàn
  • Dùng nước muối súc miệng 1 2 lần
  • Kế tiếp, dùng phần nước muối còn lại ngậm trong 3 5 phút làm sạch virus và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng

Bạn áp dụng đều đặn 2 3 lần/ ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt

2. Sử dụng gừng tươi để chữa viêm họng:

2.1 Ngậm trực tiếp: Ngậm vài lát gừng tươi [nên ngậm sát ở vùng hầu họng] để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.

2.2 Hãm với nước để uống: Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng đều đặn 2 3 lần/ ngày đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm.

3. Bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, đem rửa sạch và vò xát nhẹ
  • Cho bạc hà vào ấm và hãm với 250 300ml nước sôi
  • Để trong 10 15 phút và dùng trà khi còn ấm
  • Có thể thêm 1 ít đường phèn vào để tăng hương vị

4. Củ cải trắng:

  • Chuẩn bị 1 2 củ cải trắng tươi [nên lựa củ căng, chứa nhiều nước] và 1 ít mật ong hoặc đường phèn
  • Đem củ cải rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành dạng sợi
  • Sau đó, đem trộn với đường phèn/ mật ong rồi cho vào hũ đậy kín để qua đêm
  • Sáng hôm sau, chắt lấy nước uống
  • Thực hiện liên tục trong vài ngày để giảm nhanh cơn ho và tình trạng đau họng, khàn tiếng

5. Rễ cam thảo:

5.1 Nhai trực tiếp: Nhai vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã. Nên dùng đều đặn vài lần trong ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng.

5.2 Hãm với nước sôi để uống: Dùng 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong 15 20 phút. Sau đó, uống từng ngụm trà nhỏ để thành phần trong cam thảo thẩm thấu sâu vào niêm mạc hầu họng.

6. Trái tắc:

  • Chuẩn bị 3 5 quả tắc tươi và 1 ít đường phèn, có thể dùng thêm mật ong
  • Rửa sạch tắc, cắt đôi cho vào chén
  • Sau đó, giã đường phèn rồi cho vào chén và đem hấp cách thủy trong 15 20 phút
  • Để nguội, ăn cả nước lẫn cái để giảm đau họng và ho khan, ho có đờm
  • Thực hiện vài lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm

7. Mật Ong:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp vài thìa mật ong để giảm đau và ngứa ngáy cổ họng.
  • Cách 2: Pha 3 4 thìa cà phê mật ong với 150ml nước ấm, khuấy đều và dùng khi trà còn ấm.
  • Cách 3: Kết hợp mật ong cùng với một số nguyên liệu tự nhiên khác như tắc, lê, củ cải trắng, quế, gừng tươi,
  • Cách 4: Ngâm 10g đông trùng hạ thảo sấy khô cùng 100-200ml mật ong rừng nguyên chất. Sau 7 ngày có thể sử dụng, mỗi lần dùng từ 10-15ml pha cùng nước ấm 70 độ.

Bạn cần làm gì khi bị viêm họng:

  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
  • Xúc họng thường xuyên bằng nước muối.
  • Uống nhiều nước [nước ép trái cây hoặc trà thảo dược càng tốt].
  • Không tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng cá nhân với những người trong gia đình.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Tăng cường rau xanh và các thực phẩm bổ dưỡng.

Video liên quan

Chủ Đề