Cách tính khối lượng đào

Kinh nghiệm xây nhà

20-01-2020

Việc  tính khối lượng đất đào bao nhiêu mét khối để có những tính toán chính xác trong xây dựng, thi công. Tuy nhiên, chỉ những người giỏi trong giới xây dựng mới thuộc lòng công thức này, còn những người mới vào nghề thì điều này còn khá bỡ ngỡ. Trong bài viết hôm nay, Sieunhanh.com xin chia sẻ cho bạn về công thức tính khối lượng đất đào bao nhiêu mét khối. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. 1m3 đất bằng bao nhiêu kg?

Công thức tính khối lượng đất đào bao nhiêu mét khối được quy thành câu hỏi trong toán học là 1m3 đất bằng bao nhiêu kg để người dân có thể tự tính toán và định lượng được để đổ nền, đổ móng cho công trình.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng với mỗi loại đất sẽ có trọng lượng riêng khác nhau. Và bên dưới là bảng tra trọng lượng riêng của đất, cát theo trị số tiêu chuẩn, bạn nên tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về công thức tính khối lượng đất đào bao nhiêu mét khối nhé.

Dựa vào bảng trên ta có thể suy ra công thức tính khối lượng đất đào bao nhiêu mét khối, đó là:

  • 1m3 đất sét tự nhiên bằng 1450 kg.
  • 1m3 đất sét nén chặt bằng 2000kg.

Như vậy, công thức tính trọng lượng đất ở Dĩ An, Bình Dương

m = D x V

Trong đó :

  • D là khối lượng của một đơn vị thể tích [đo bằng kg/m³] vật chất.
  • V là thể tích của đất cát [đo bằng m³].
  • m là khối lượng [hay trọng lượng] của đất, cát [đo bằng kg].

Ví dụ minh hoạ

20m³ đất sét tự nhiên nặng bao nhiêu kg?

Ta sử dụng công thức phía trên:

m = D x V

Với :

  • D = 1450 [kg/m³].
  • V = 20 [m³].
  • m = D x V = 1450 x 20 = 29000 [kg]

Trong đó :

  • D là khối lượng của một đơn vị thể tích [đo bằng kg/m³] vật chất.
  • V là thể tích của đất cát [đo bằng m³].
  • m là khối lượng [hay trọng lượng] của đất, cát [đo bằng kg].

===> Đừng bỏ lỡ: Bất động sản Dầu Tiếng, Bình Dương mới nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin, công thức tính khối lượng đất đào mà bạn nên thuộc ngay. Hy vọng với bài viết mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc biết cách tính toán m3 đất, khối lượng đất chính xác để tính toán sao cho hợp lý nhất. Hẹn gặp lại các bạn trong bản tin tiếp theo nhé!

Các bài viết khác


Hệ số Ta luy khi tính khối lượng đào đất 1,1; 1,2 hay 1,3 [10%; 20% hay 30%]

Hiện không có tài liệu nào [văn bản của cấp có thẩm quyền] nói đào đất taluy là 10%, 20% hay 30%. Bạn phải căn cứ vào kích thước hình học của khối đào để tính toán chính xác.

Ví dụ đào một móng băng đơn giản: Chiều sâu đào 3m, mái ta luy 1:1,5 chiều rộng đáy là B. Như vậy % đào taluy hoàn toàn phụ thuộc vào B:

– Nếu B=0, Khối lượng đào đất taluy là 100%

– Nếu B#0 và B càng tăng thì khối lượng [%] đào đắp đất taluy càng giảm.

Tùy từng điều kiện địa chất [cấp đất – đất yếu, đất chắc], đào sâu hay đào nông, mặt bằng rộng hay hẹp, biện pháp thi công… – tức là tùy điều kiện cụ thể với từng công trình thì việc đào ta luy này khác nhau. Vì vậy, đã và sẽ không có quy tài liệu nào nói đào đất taluy 30% cả. Có chăng chỉ là theo kinh nghiệm tạm tính để tính nhanh mà thôi.

Kinh nghiệm 1: Nếu đang lập dự toán thiết kế để dự trù vốn thì bạn có thể tính nhanh bằng hệ số kinh nghiệm 1,1; 1,2 hay 1,3 tương đương với việc đào taluy bị tăng khối lượng lên 10%; 20% hay 30% so với đào thẳng đứng. Nhưng khi làm nghiệm thu khối lượng, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán hợp đồng [phục vụ cả thanh tra, kiểm toán nữa] thì bạn nên tính toán chính xác khối đào bằng công thức hình học từ bản vẽ hoàn công [thế nên thể hiện bản vẽ hoàn công rất quan trọng, nếu có ảnh chụp minh họa thực tế thì càng tốt].

Kinh nghiệm 2: Có một người bạn tôi đi quyết toán bị cắt về vụ này. Vì từ trước đến giờ không bị cắt bao giờ cả nên hỏi xin tài liệu và tôi cũng suy nghĩ và giải thích như trên. Theo TCVN 4447:1987 thì căn cứ vào loại đất và chiều sâu hố đào mà có mái ta luy khác nhau và chắc theo kinh nghiệm thì lấy trung bình là 30%. Thường thì cũng ít thấy trường hợp nào bị cắt về vụ này cả, vì thực tế để thuận tiện thi công nên phải đào rộng hơn kích thước hình học ghi trong bản vẽ khá nhiều.

Kinh nghiệm 3: Công thức tính taluy 10%, 20%, 30% là theo kinh nghiệm của dân kỹ thuật thi công. Các bạn làm hồ sơ mà cứ bám vào đấy mà không giải trình đầy đủ thì bị cắt là phải. Theo tôi nên lập bảng tính chi tiết tại sao nó dư lên 30% là ra vấn đề ngay thôi [tôi đã từng làm như thế và đã được chấp nhận]. Ví dụ đào một hố móng để làm trụ bê tông kích thước 1x1x1 m3 thì phải đào mở rộng taluy ra. Lúc này cần tính được mở rộng đáy ra bao nhiêu [thông thường là rộng ra 20cm ở phần đáy] và góc mái taluy vào khoảng 60độ so với phương ngang [mặt bằng]. Sau đó là tính thể tích đào của hình khối thực tế này ra sẽ thấy ngay thôi. Nơi nào thoáng thì áp dụng 30% luôn. Nhưng CĐT chấp nhận còn kiểm toán chấp nhận hay không là chuyện khác, cho nên cứ áp dụng công thức hình học tính ra cho chắc ăn, không bên nào bắt bẻ được.

Kinh nghiệm 4: Các bạn xem hình minh họa, thực tế khi bóc khối lượng dự toán toàn lấy theo kích thước bê tông lót để tính. Nhưng thực tế phải đào rộng ra rất nhiều mới đủ không gian thi công [nếu khó thi công thì ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ… công trình của Chủ đầu tư].

Xem: 5763|Trả lời: 8

[Lấy địa chỉ]

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.


Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Em đang làm thanh toán với chủ đầu tư, khi tính lại khối lượng phần đào đất nền đường, có 1 thắc mắc nhưng không tìm được lý do, mong các bác giúp đỡ: Thứ nhất: Trong hình gồm có S1 là dt MCN đầu tuyến, S2 là dt MCN cuối tuyến, tuyến dài 40m. Mái ta luy 1:1,5 Thứ hai: Stb là diện tích trung bình được tính theo như sao: a/ đáy bé 4m= [đáy bé S1+đáy bé S2]/2 b/ đáy lớn 7.93m=[7,78+8,08]/2 c/ chiều cao trung bình 1.31m=[1.26+1.36]/2 Kiểm tra hệ số mái ta luy của mặt cắt trung bình vẫn là 1:1.5 Thứ ba: nếu em lấy diện tích Stb x L[=40m chiều dài tuyến] thì được khối lượng đào cần tìm. Thứ tư: Theo cách tính tương tự, em lấy [S1+S2]/2 x L = khối lượng cần tìm Thứ năm: em kiểm tra lại kết quả 2 cách tính nó không bằng nhau, diện tích Stb#[S1+S2]/2, lệch khá nhỏ, nhưng nếu giả sử L lớn thì khối lượng em chênh lệch rất nhiều. Em không biết lý do tại sao, xin được giúp. Cảm ơn !

Yêu thích0
Theo dõi
Chia sẻ
Bộ sưu tập0

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Xem: 123089|Trả lời: 41

 
[Lấy địa chỉ]

Đề cử

tranhoe Đăng lúc 31/5/2014 11:34 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Khi ra thực tế thì tính như thế là chấp nhận được [Thể tích hình hộp * hệ số ta luy]. Làm đồ án thì phải nắm rõ mấy vấn đề và cách tính như sau: 1./ Móng đơn có đáy a=1,8m; b=1,6m: đây là kích thước của bê tông móng hay BT lót. - nếu là kích thước của BT móng thì a=1,8+2*0,1+2*0,2 = 2,4m [2*0,1 là BT lót rộng hơn BT móng về mỗi phía 100mm; 2*0,2 là khoảng cách tối thiểu để bố trí ván khuôn cây chống và lối đi khi thi công]. Tính tương tự cho b - nếu là kích thước của BT lót thì a=1,8+2*0,2 = 2,2m; tương tự cho b 2./ để khỏi sạt lở hố móng thì kích thước mặt trên [a1 x b1]phải lớn hơn mặt đáy - Tính a1=a+2*h*k ở đây h=2,1 [xem lại h đã có BT lót chưa] đã có; a đã có; còn k là độ dốc phụ thuộc loại đất phải tra bảng. - Tính tương chự cho b1

3./ Thể tích đào V= [a*b + [a+a1]*[b+b1] + a1*b1]*h/6

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay 2 Dở 0

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#

ndunghuong Đăng lúc 17/12/2014 20:12 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Cảm ơn bác đã giải thích rất chi tiết, em bổ sung thêm một chút:

1. Về số 0,2: Theo tiêu chuẩn TCVN 4447-2012:

4.2.3. Chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuân, neo chằng và tăng thêm 0,2m

. Vì vậy dẫn đến 2 cách hiểu: - Kích thước hố đào: mỗi phương [cạnh a hoặc cạnh b] tăng thêm 2x0,2m [mỗi phía 0,2m mà] - đây là trường hợp bác tranhoe đã nêu - Kích thước hố đào: mỗi phương [cạnh a hoặc cạnh b] tăng thêm 0,2m Do đó, việc vận dụng cái nào là tùy vào vị trí của bạn trong dự án: nhà thầu thi công, chủ đầu tư, thẩm tra, ... 2. Thực hiện như bác tranhoe nêu là rất chính tắc, và để biết hệ số k bạn phải tra bảng, mà tra bảng thì bạn phải biết loại đất bạn đào là đất gì => bạn phải thí nghiệm mẫu đất đào ...

Làm được vậy là chuẩn xác nhất. Còn theo mình, công trình của bạn sử dụng móng đơn nên khối lượng đào cũng không quá lớn. Thông thường người ra tính theo kinh nghiệm [kinh nghiệm của các tiền bối] đó là nhân thêm hệ số 1,1 1,2 1,3 tương ứng các cấp đất 1,2,3.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

Video liên quan

Chủ Đề