Cách tính cán cân thương mại

Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta thường được nghe thấy khái niệm cán cân thương mại. Đây là khái niệm rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Vậy khái niệm cán cân thương mại là gì, công thức tính và các yếu tố nào ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Vaythoi nhé.

Xem thêm:

  • Ví điện tử là gì? Ví điện tử mang lại những tiện ích gì?

Cán cân thương mại là gì? 

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại [ tiếng anh là Balance of trade], theo định nghĩa chính là sự chênh lệch giữa tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định [ thường tính theo quý hoặc theo năm]. Đây là thuật ngữ kinh tế vô cùng thông dụng, nó thể hiện sự phát triển kinh tế, xuất khẩu hàng hóa của một đất nước và được chính phủ đặc biệt quan tâm. 

Khái niệm cán cân thương mại còn được gọi là thặng dư thương mại hay là xuất khẩu ròng. Tức là, khi sự chênh lệch xuất nhập khẩu lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư, giá trị xuất khẩu ròng dương. Ngược lại khi mức chênh nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có sự thâm hụt [ thâm hụt thương mại], giá trị xuất khẩu ròng âm. Trong trường hợp chênh lệch bằng 0 thì cán cân ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại sẽ ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước, đến việc làm/ thu nhập của người dân và đến hoạt động đối ngoại. 

Công thức tính cán cân thương mại

Công thức tính cán cân thương mại theo định nghĩa là: 

Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu 

Trong đó: 

  • Giá trị xuất khẩu là giá trị hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. 
  • Giá trị nhập khẩu là giá trị hàng hóa dịch vụ được mua từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. 

Hầu hết các quốc gia đều muốn có sự cân bằng thương mại hoặc cán cân thương mại có thặng dư, tránh sự bất lợi của thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, có một số trường hợp thì cán cân thương mại có thặng dư lại không có lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 

Vai trò của cán cân thương mại 

Như vậy, qua khái niệm, chúng ta nhận thấy rằng, cán cân thương mại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế quốc gia:

  • Giúp chính phủ nhận biết được sự chênh lệch xảy ra giữa xuất khẩu và nhập khẩu để từ đó đưa ra những chính sách thay đổi kịp thời để ổn định cán cân thương mại và phát triển kinh tế. 
  • Thể hiện cung cầu tiền tệ của một quốc gia và sự thay đổi hối đoái nội tệ, ngoại tệ. 
  • Thể hiện mức đầu tư của chính phủ, mức thu nhập và tiết kiệm của một đất nước. Khi cán cân thương mại thâm hụt tức là đất nước đang chi nhiều hơn thu, chú trọng đầu tư nhiều hơn là tiết kiệm.
  • Thể hiện sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của quốc gia với những nước khác trong khu vực và trên thế giới. 

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại 

Yếu tố gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Theo định nghĩa, sẽ có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một đất nước đó là:

  • Giá trị xuất khẩu: phụ thuộc vào giá cả hàng hóa mặt bằng chung trên thị trường của các nước bạn vì giá trị xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. 
  • Giá trị nhập khẩu: giá trị nhập khẩu tăng khi giá trị GDP tăng, tức là khi tổng sản phẩm quốc nội tăng. Bên cạnh đó, khi giá hàng hóa trong nước tăng cao hơn so với giá hàng hóa trên thị trường quốc tế thì giá trị nhập khẩu cũng sẽ tăng. 
  • Tỷ giá đối hoái: sẽ tác động trực tiếp đến giá hàng hóa trong nước và quốc tế. Trường hợp tỷ giá đồng tiền của đất nước tăng thì giá trị nhập khẩu cũng sẽ tăng, giá trị xuất khẩu sẽ giảm. Từ đó, cán cân thương mại âm, xuất khẩu ròng giảm. 
  • Tỷ lệ trao đổi: là chỉ số chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
  • Thu nhập: khi nguồn thu nhập của người dân trong đất nước này tăng lên, thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, từ đó giá trị nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng. Theo đó, số lượng hàng hóa mà đất nước đối tác cũng sẽ tăng vì giá trị nhập khẩu của nước này chính là giá trị xuất khẩu của nước khác.
  • Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: việc chính phủ đưa ra các chính sách về thuế, về bảo hộ hàng hóa sẽ tác động đến giá trị nhập khẩu. Các chính sách phát triển kinh tế sẽ tác động đến giá trị xuất khẩu. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến cán cân thương mại của đất nước. 

Các nguyên nhân gây ra thâm hụt cán cân thương mại 

Sẽ có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán cân thương mại bị thâm hụt, đó là do lạm phát, do chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, do cơ cấu xuất nhập khẩu, do chính sách giảm thuế, do thâm hụt ngân sách. 

  • Nếu lạm phát tăng sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng, giá trị của đồng tiền sẽ giảm, từ đó khiến cán cân thương mại bị thâm hụt. 
  • Sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư cũng khiến thâm hụt cán cân thương mại khi chủ trương của chính phủ có phần nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất huy động vốn giảm, từ đó dẫn tới tăng hoạt động đầu tư trong nước nhưng người dân lại tiêu dùng quá nhiều và ít tiết kiệm. 
  • Nếu chính phủ muốn kích cần phát triển kinh tế sẽ có nhiều hoạt động tăng chi ngân sách. Nếu đầu tư tràn lan nhiều dự án nhưng hoạt động không có hiệu quả sẽ gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.
  • Khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu đồng thời cùng tăng, sẽ dẫn đến việc khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nước thấp đi, và xảy ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.
  • Nếu chính phủ của một đất nước có ký cam kết thỏa thuận thương mại với WTO về chủ trương giảm thuế nhập khẩu thì điều này cũng sẽ gây tác động đến cán cân thương mại. 

Kết luận 

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về khái niệm cán cân thương mại là gì? Đây là khái niệm thể hiện sự chênh lệch giữa xuất nhập khẩu của một quốc gia trong thời gian nhất định. Điều này sẽ là căn cứ để chính phủ đề ra những chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế, tránh thâm hụt cán cân thương mại.

Bài viết liên quan

Chủ Đề