Cách tìm ra ước mơ của mình

Nếu đang đọc bài viết này, có thể bạn cảm thấy dường như thiếu vắng một điều gì đó, dường như bạn không có gì để ham thích và mong muốn đạt được trrong cuộc sống. Có lẽ bạn đã từng nghe lời khuyên “hãy theo đuổi đam mê”, nhưng điều này quả là khó nếu bạn còn không chắc mình thực sự say mê thứ gì. Chúng ta ai cũng từng trăn trở với điều này vào một thời điểm nào đó trong đời. Đừng lo! Dù hiện tại niềm đam mê trong bạn vẫn còn mơ hồ, nhưng rồi chắc chắn bạn sẽ tìm ra nó. Thay vì cứ ngồi mơ tưởng và chờ đợi một điều gì đó xuất hiện, bạn hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để tìm thấy thứ mà bạn thực sự yêu quý và sống với những đam mê của mình!

  1. 1

    Dành ra vài phút để suy nghĩ về tất cả những hoạt động bình thường mà bạn đã tham gia và viết ra giấy. Đó có thể là những sở thích, công việc hoặc bất cứ thứ gì đem lại cho bạn niềm vui. Đặc biệt chú ý đến các hoạt động mà bạn mải mê làm đến quên cả thời gian, vì thường thì điều này cũng có nghĩa là bạn rất hứng thú.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Rất có thể bạn đã từng làm việc gì đó mà bạn say mê, chỉ là bạn chưa nhận ra nó.[3] X Nguồn chuyên gia
      Adrian Klaphaak, CPCC
      Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp Phỏng vấn chuyên gia. 19 December 2018. Đi tới nguồn
    • Hỏi bạn bè và người thân trong gia đình xem bạn hay nói về điều gì. Nếu bạn thường xuyên khởi xướng các hoạt động nào đó, hẳn là bạn có một chút say mê về chủ đề đó.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Xem xét cả những khía cạnh trong nghề nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu bạn thích huấn luyện nhân viên mới, có thể đam mê của bạn nằm trong lĩnh vực giáo dục hoặc làm việc với những người khác.
    • Nếu bạn đang tìm kiếm đam mê trong nghề nghiệp, hãy nghĩ về những công việc thường ngày mà bạn có hứng thú nhất, chẳng hạn như thuyết trình hoặc huấn luyện nhân viên mới.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nghĩ về những công việc bạn đã từng yêu và ghét nhất để biết những nghề nghiệp nào nên theo đuổi và những con đường nào nên tránh.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Các giá trị là những niềm tin cốt lõi khiến bạn cảm thấy hài lòng và trở thành một phần trong tính cách của bạn. Khi bạn khám phá đam mê của mình, việc lựa chọn những gì phù hợp với các giá trị mà bạn quý trọng sẽ giúp bạn hạnh phúc và thoả mãn hơn. Hãy nghĩ về tất cả những điều quan trọng trong cuộc sống của bạn để tìm ra những hoạt động, những sở thích hoặc nghề nghiệp phù hợp với chúng.

    • Một số giá trị cốt lõi có thể kể đến là lòng trung thành, sự sáng tạo, lòng trắc ẩn, gia đình hoặc sự tin tưởng.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu bạn vẫn còn mông lung về những giá trị mà bạn coi trọng, hãy liệt kê ra một vài người mà bạn ngưỡng mộ và nghĩ xem họ theo đuổi những giá trị nào. Ví dụ, bạn có thể thán phục khả năng lắng nghe của bạn đời hoặc yêu quý tính trung thực của một người bạn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Cân nhắc những vấn đề bạn muốn giải quyết và những người mà bạn muốn giúp đỡ nhất nếu bạn đang tìm kiếm một nghề nghiệp khiến bạn đam mê.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nghĩ về kết quả của nghề nghiệp mà bạn đang tìm kiếm cũng là điều có ích. Ví dụ, nếu bạn mơ ước trở thành nhà văn, có thể bạn sẽ mong muốn được công nhận và chia sẻ quan điểm của mình với mọi người.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Nếu bạn có các tài lẻ hoặc thành thục kỹ năng nào đó, có thể đó cũng là manh mối mách cho bạn biết về đam mê của mình. Hãy nghĩ xem bạn có những năng khiếu gì, chẳng hạn như nhiếp ảnh, thuyết trình trước công chúng hoặc chơi một nhạc cụ. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không có tài năng gì, hãy để ý khi mọi người khen bạn điều gì đó mà thậm chí bạn không cho đó là giỏi. Biết đâu bạn có tài năng mà bạn không nhận ra.

    • Đừng quên rằng đam mê không có nghĩa là bạn phải giỏi về việc đó. Ví dụ, bạn vẫn có thể say mê môn bóng đá dù hiếm khi đưa được bóng vào lưới. Miễn là bạn hứng thú với hoạt động nào, bạn vẫn có thể giữ niềm đam mê với nó.

  1. 1

    Mặc dù không phải mọi thứ mà bạn quan tâm đều trùng khớp nhau một cách hoàn hảo, nhưng có thể chúng liên kết với nhau bằng một niềm đam mê sâu xa mà thoạt đầu bạn không nhận ra. Hãy nghĩ về những cuốn sách mà bạn thường say sưa đọc, những thú tiêu khiển mà bạn luôn hào hứng tham gia, những món đồ mà bạn không tiếc thời gian và tiền bạc đầu tư để xem chúng có điểm tương đồng nào không. Có phải chúng đều thuộc một chủ đề nào đó hoặc có chung các khái niệm lặp đi lặp lại? Nếu là vậy, bạn có thể dựa vào đó để đoán biết mình thực sự đam mê điều gì.[14] X Nguồn chuyên gia

    Adrian Klaphaak, CPCC
    Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp Phỏng vấn chuyên gia. 19 December 2018. Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu bạn thường bị cuốn hút vào những trang sách về các hành tinh và thích ngắm trăng sao, có thể là bạn đam mê thiên văn học và không gian.

  1. 1

    Sau khi liệt kê ra những điều mà bạn quan tâm, bạn hãy chọn ra những mục mà bạn cảm thấy quan trọng nhất ngay tại thời điểm này. Bạn có thể quay lại chọn các mục khác sau, nhưng những thứ mà bạn đang có hứng thú nhất thường sẽ là những thứ mà bạn đam mê nhất.

    • Bạn sẽ rất dễ bị cám dỗ thử tất cả những thứ mà bạn thích, nhưng việc theo đuổi quá nhiều thứ có thể khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng. Bạn cũng có thể nhận thấy mình vẫn không có cải thiện gì trong các lĩnh vực nào đó vì phải chia nhỏ thời gian cho quá nhiều việc.
    • Bạn cũng có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm nghề nghiệp bằng cách xem xét công việc của từng nghề nghiệp mà bạn đang cân nhắc. Hãy tìm đọc về trách nhiệm mà nghề nghiệp đó đòi hỏi và hình dung về đời sống hàng ngày của bạn trong tương lai.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Khi lớn lên, bạn có thể cảm thấy những giấc mơ trẻ thơ cùa mình là phi lý và không còn theo đuổi những mơ ước đó nữa. Hãy nghĩ về những thú tiêu khiến mà bạn đã từng ham thích khi còn bé nhưng lại thôi khi đã lớn. Có thể bạn từng thích viết truyện, vẽ nguệch ngoạc những bức phác hoạ hoặc chơi thể thao. Hãy thử đưa các thú vui thời thơ ấu vào cuộc sống hiện tại xem bạn có tìm lại được cảm giác như ngày xưa không.

    • Hãy tự hỏi đứa trẻ bên trong bạn nghĩ gì về bạn bây giờ. Có phải bạn vẫn đang làm những việc mà khi xưa bạn cho là quan trọng và thích thú?

  1. 1

    Chúng ta ai cũng có mơ ước làm điều gì đó, và không gì có thể ngăn cản bạn theo đuổi ước mơ của mình. Cho dù ban đầu bạn có e ngại hoặc lúng túng, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhận ra mình thực sự đam mê điều gì đó nếu chưa thử. Hãy mở lòng đón nhận các cơ hội mới, biết đâu bạn sẽ tìm được thứ gì đó mà thậm chí trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ là mình thích.

    • Liệt kê các trải nghiệm hoặc các hoạt động mà bạn có chút quan tâm và tìm cách để tham gia.
    • Đừng giữ thành kiến mà không theo đuổi những điều thú vị chỉ vì chúng khiến bạn không thấy thoải mái. Nếu không tiếp cận sự việc với lối suy nghĩ thoáng, bạn có thể mất đi cơ hội làm quen với những thứ mà bạn có thể say mê.
    • Hãy sẵn sàng khám phá những con đường dẫn đến sự nghiệp mới. Lên mạng tìm các vị trí còn trống và đọc kỹ mô tả về công việc đó xem nó có phù hợp với đam mê của bạn không.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Ngay cả khi bạn chỉ hơi thích một thứ gì đó, việc tìm một người có thể hướng dẫn và tư vấn sẽ giúp bạn học được nhiều điều hơn. Hãy tìm đến những người có cùng mối quan tâm như bạn và có nhiều kinh nghiệm hơn bạn một chút trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi. Đặt câu hỏi và thảo luận về hoạt động đó để bạn có được màn trình diễn tốt với họ.

  1. 1

    Bạn rất dễ rơi vào tâm trạng bi quan khi phải hoàn thành một nhiệm vụ khiến bạn khiếp sợ, nhưng cảm giác bi quan sẽ chỉ đẩy bạn vào lối suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả khi phải làm một việc không mấy thích thú, bạn hãy coi đó là một cơ hội để học hỏi. Làm sao bạn biết được liệu mình có tìm thấy đam mê điều gì không nếu bạn không nhiệt tình với nó?

    • Ví dụ, cho dù công việc làm vườn có vẻ như một bổn phận, biết đâu bạn lại nhận ra mình thực sự thích làm vườn hoặc nghiên cứu về đời sống thực vật bản địa.

  1. 1

    Con đường C.L.E.A.R. chia ra từng giai đoạn để giúp bạn nhận biết khi nào bạn đang phát triển một sở thích thành niềm đam mê sâu sắc hơn. C.L.E.A.R. là các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh Curious [tò mò], Learning [học hỏi], Enthusiasm [nhiệt tình], Aware [nhận thức] và Recognizing [nhìn nhận]. Niềm đam mê khởi đầu từ sự tò mò về thứ gì đó thu hút sự chú ý của bạn. Nếu muốn tiếp tục theo đuổi nó, bạn sẽ bắt đầu học hỏi để hiểu rõ hơn về những yêu cầu của nó.

    • Khi ngọn lửa nhiệt tình đã được khơi lên, bạn sẽ thực sự muốn tham gia vào những trải nghiệm đó.
    • Cuối cùng, bạn sẽ nhận thức và quyết tâm dấn thân vào hoạt động đó, chẳng hạn như mua sắm các vật dụng hoặc dành nhiều thời gian hơn cho nó.
    • Khi tiếp tục đi theo con đường này, mọi người sẽ bắt đầu nhìn nhận đam mê của bạn vì nó quá hiển nhiên.

  1. 1

    Bạn có thể cho rằng mình đam mê một thứ gì đó, nhưng bạn sẽ không cảm nhận được khát khao cháy bỏng trừ khi bạn dành thời gian cho nó. Hãy dành thời gian hàng tuần để tập trung vào các sở thích và mối quan tâm của bạn. Khi tìm hiểu sâu hơn và nhận thức rõ hơn về nó, bạn sẽ càng ham thích hơn và niềm đam mê trong bạn sẽ ngày một lớn dần.

    • Tìm được đam mê là một bước đi tuyệt vời, nhưng bạn cần đầu tư thời gian để phát triển hơn nữa.
    • Cố gắng tìm một lớp học hoặc một huấn luyện viên liên quan đến niềm đam mê của bạn để có người giúp bạn có trách nhiệm.
    • Tìm cách loại bỏ những hoạt động ngốn thời gian trong thời gian biểu. Ví dụ, bạn có thể cắt bớt thời gian lướt mạng xã hội để dành thời gian cho đam mê của mình.

  1. 1

    Sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với những trở ngại trong hành trình theo đuổi đam mê, nhưng đừng để chúng khiến bạn nản chí. Ngay cả khi bạn không có tài năng bẩm sinh trong lĩnh vực đó, hãy cứ kiên trì và vượt qua khó khăn để cải thiện và tiến bộ hơn. Một khi đã đam mê điều gì đó, bạn sẽ phải cống hiến thời gian và tâm sức cho nó, thế nên bạn đừng tiếc thời gian, và hãy coi các thất bại là các trải nghiệm để học hỏi và tiến tới.

    • Ví dụ, nhà làm phim Steven Spielberg từng ba lần bị trường đại học điện ảnh đánh trượt, nhưng cuối cùng vẫn có những bộ phim bom tấn như Hàm cá mập, Công viên kỷ Jura, và Giải cứu bình nhì Ryan.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Walt Disney đã từng nhiều lần bị nhận xét là thiếu óc tưởng tượng trước khi ông thành lập công ty phim hoạt hình.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Mặc dù kiên trì là điều cần thiết, nhưng bạn cũng cần nhận ra khi nào nên thôi theo đuổi điều gì đó. Nếu bạn không còn cảm thấy thích thú như trước, có lẽ đã đến lúc bạn nên chuyển sang thứ khác.

  1. 1

    Thật dễ dàng khi tìm đến nơi an toàn thoải mái, nhưng điều đó có thể ngăn cản bạn phát triển đam mê. Nếu có các trải nghiệm mới mà bạn muốn thử, hãy bước ra khỏi vùng an toàn và tiếp tục học hỏi. Đón nhận những điều mới mẻ thường xuyên hơn hoặc làm những việc mà bạn chưa từng thử trước đây để thúc đẩy bản thân.[29] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thử thay đổi thông lệ hàng ngày để mỗi ngày bạn có thể trải nghiệm điều gì đó khác biệt.
    • Tiến gần đến những thứ mà bạn e sợ. Ví dụ, nếu bạn đam mê vẽ nhưng lại sợ làm việc với màu vẽ, hãy mua một bộ màu vẽ và cố gắng tạo một tác phẩm nhỏ để thực hành mỗi ngày.
    • Cho dù ban đầu có vẻ khó khăn, nhưng bạn sẽ càng thoả mãn và hạnh phúc hơn khi biết rằng bạn đang theo đuổi điều mình yêu thích.

  • Phát triển đam mê cần có thời gian, thế nên bạn cần duy trì sự tập trung và nỗ lực để theo đuổi những giấc mơ của mình.
  • Giảm căng thẳng hoặc các hoạt động tốn thời gian trong thời gian biểu, vì nó có thể khiến bạn xao lãng đam mê thực sự của mình.[30] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đừng dồn hết sức lao ngay vào một thiên hướng nào đó. Việc gì cũng cần sự kiên nhẫn, lên kế hoạch cẩn thận và nhiều tâm huyết.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Adrian Klaphaak, CPCC. Adrian Klaphaak là huấn luyện viên sự nghiệp và người sáng lập của A Path That Fit, một công ty huấn luyện cuộc sống và nghề nghiệp dựa trên chánh niệm ở khu vực vịnh San Francsico. Anh cũng là huấn luyện viên đồng chủ động [Co-Active Professional Coach]. Klaphaak làm việc cho Coaches Training Institute, Hakomi Somatic Psychology và Internal Family Systems Therapy [IFS] để giúp hàng ngàn người xây dựng sự nghiệp thành công và có cuộc sống ý nghĩa hơn. Bài viết này đã được xem 169.922 lần.

Chuyên mục: Hoạch định và Lối sống

Trang này đã được đọc 169.922 lần.

Video liên quan

Chủ Đề