Cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty

Nếu nhân viên hàng đầu của bạn có ý định rời đi, cách tốt nhất liệu có phải là níu kéo họ?

Base Resources - Có một cốt truyện quen thuộc như thế này.

Bạn là người quản lý của một high-performing team - đội nhóm bao gồm những người tuyệt vời luôn đạt được hiệu suất cao trong công việc. Các bạn đã cùng nhau đạt được những thành tích đáng ghi nhận, và mọi thành viên đều cộng tác ăn ý, đoàn kết với nhau và gắn bó với công ty.

Bỗng một ngày, thành viên cốt lõi của nhóm thông báo sắp nghỉ việc.

Bạn có nghĩ rằng giữ chân họ là cách xử lý tốt nhất cho cả công ty, đội nhóm, công việc và cho bản thân bạn?

Một cách tự nhiên, bạn gần như ngay lập tức cố gắng tìm cách để giữ chân nhân viên giỏi đó lại. Bạn dự định thăng chức cho họ? Hoặc ít nhất là tăng lương? Hay trao cho họ thêm trách nhiệm không thể bỏ dở?

Rất tiếc, đó là cách xử lý sai lầm.

Nhân viên giỏi xin nghỉ việc là tình huống mọi nhà quản lý đều có thể gặp phải

Trong trường hợp này, nhà quản lý cần thể hiện tính nhân văn và sự đồng cảm hơn với nhân viên đó. Hãy ưu tiên nhu cầu của nhân viên và để họ ra đi nếu đó là điều tốt nhất cho họ.

Đây chính là cách xử lý mang lại kết quả tích cực nhất cho cả cá nhân và công ty - theo kinh nghiệm hơn 2 thập kỷ đảm nhận vị trí Head of People Development của Dacia J. Faison Roe tại SYPartners, một công ty tư vấn lãnh đạo tại Hoa Kỳ.

Cùng suy ngẫm về câu chuyện có thực của Dacia J. Faison Roe, khi một nhân viên giỏi tên Chad xin nghỉ việc

[Dựa theo lời kể của Dacia J. Faison Roe]

Chân dung Dacia J. Fasion Roe, Head of People Development của SYPartners

Chad là một nhân viên dưới quyền khi chúng tôi làm việc cùng nhau tại một công ty cũ. Khi tôi đảm nhận một vị trí dẫn dắt một đội nhóm cần khơi dậy và thực hiện các ý tưởng sáng tạo, tôi biết Chad sẽ là người tài giỏi để dễ dàng hoá việc đó.

Anh ấy tài giỏi giống như một con kỳ lân, có sự pha trộn hoàn hảo giữa designer sáng tạo, developer chuyên nghiệp, người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, cây hài trong nhóm và là một người mà tôi có thể dựa vào để nói lên lý lẽ cá nhân của mình.

Trong 18 tháng tiếp theo, đội nhóm của chúng tôi đã làm việc cùng nhau vô cùng ăn ý. Nhưng sau đó, Chad đến gặp tôi với một tin tức đe dọa sẽ đảo lộn mọi thứ mà chúng tôi đạt được: anh ấy nhận được lời mời làm việc của một công ty khác.

Tôi có cảm giác như có một thứ gì đó đang sụp đổ. Chad là nhà lập trình viên duy nhất mà tôi có, và chúng tôi đang phải gấp rút xây dựng sản phẩm cho kịp deadline. Một người bên ngoài nhảy vào giữa chừng sẽ không thể làm nốt được: tôi chắc chắn dự án sẽ bị hoãn lại nếu không có Chad.

Nhưng Chad chắc hẳn đã tin tưởng tôi rất nhiều khi nói với tôi về ý định đó trước khi chính thức nghỉ việc. Bởi vậy, tôi thấy tôi cần phải đặt mình vào vị trí của Chad để xem xét nhu cầu của anh ấy.

Ngay khi tôi thử làm điều đó, tôi nhận ra rằng hành động nghỉ việc của anh ấy thực sự có ý nghĩa. Trong khi chúng tôi mới chỉ cùng nhau làm việc chung rất bình tĩnh, một người giỏi như Chad cần có môi trường thách thức và kỷ luật hơn để phát triển hết khả năng. Ngay từ đầu, rõ ràng công ty chúng tôi đã không thể cho Chad những thứ anh ấy cần, cả việc đàm phán chức danh và mức lương cũng là Chad miễn cưỡng chấp nhận.

Tôi đã chia sẻ chuyện này với nhóm của mình và trao đổi với các thành viên về cách họ sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Chad. Tôi cũng nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ xây dựng lại những định hướng mới, trong đó các cá nhân sẽ được trải nghiệm và tối ưu lại trách nhiệm của mình.

Kết quả, một vài thành viên trong nhóm đảm nhận vị trí công việc mới. Chúng tôi cũng tuyển dụng thêm cho đội nhóm các thành viên mới. Và như vậy, một chiến lược hoàn hảo được bắt đầu, chứ không phải chỉ là thay thế Chad và duy trì mọi thứ như cũ.

Và Chad của hiện tại như thế nào? Anh ấy có một công việc mới, tưởng tượng ra một tương lai mới cho chính mình. Và tôi vẫn thường xuyên liên lạc với anh ấy, để lắng nghe những lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm từ một nhân viên giỏi thực sự.

Vậy cụ thể, các bước xử lý khéo léo nhất khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc là gì?

1. Đầu tiên, bạn nên có các cuộc trò chuyện thành thật với nhân viên

Hãy cùng nhau thành thật chia sẻ về nơi nhân viên giỏi của bạn đã chọn để tìm kiếm cơ hội mới, tập trung vào những gì nhân viên đó muốn và những gì bạn thực sự có thể kiểm soát.

Đôi khi lý do là cần một mức lương cao hơn hoặc thay đổi chức danh công việc; nên nếu bạn đáp ứng điều đó, nhân viên chắc hẳn sẽ ở lại.

Nhưng nếu động lực nghỉ việc đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, việc bạn dùng lợi ích tài chính nhằm giữ người chỉ là giải pháp ngắn hạn cho một vấn đề lớn mà thôi. Sớm hay muộn bạn cũng cần bỏ tiền ra để thu hút nhân tài, tuyển dụng và onboarding lại từ đầu cho người thay thế.

Chưa kể rằng nếu nhân viên của bạn ở lại cùng mối bận tâm chưa được giải toả, tinh thần làm việc kém của họ sẽ ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.

Trong trường hợp này, tốt nhất là đáp ứng cho nguyện vọng nghỉ việc.

2. Thứ hai, hãy tận dụng những cơ hội mà trước nay bạn chưa hề khai phá

Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ rằng nên nhân “cơ hội” có một nhân viên rời đi để cải cách cho toàn bộ đội nhóm. Nhưng trên thực tế, sự ra đi của nhân viên giỏi này đã tạo ra một không gian đủ rộng cho các thành viên khác trong nhóm thể hiện bản thân hơn và đóng góp nhiều quan điểm mới mẻ.

Đây cũng là một thời điểm phù hợp để bạn nhìn nhận kỹ hơn về những cá nhân tiềm năng khác, hoặc thậm chí là thúc đẩy họ hết sức bằng một định hướng nghề nghiệp mới phù hợp hơn.

Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên [có ví dụ]

3. Tiếp theo, hãy củng cố sức mạnh tinh thần cho đội nhóm của bạn

Chắc chắn rồi, nhân viên của bạn ít nhiều đều phát sinh suy nghĩ khi có đồng nghiệp giỏi bỗng dưng nghỉ việc.

Để trấn an tinh thần họ, bạn cần thiết phải thể hiện sự phấn khích trên chính bản thân mình, luôn khẳng định rằng đây là không phải sự sụp đổ hay diệt vong nào cả.

Trước hết, hãy thẳng thắn công nhận sự thay đổi về mặt cảm xúc và công việc thực tế của đội nhóm khi nhân viên giỏi kia nghỉ việc. Liền sau đó, hãy vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp về các cơ hội khác đã nói ở trên. Nhiệt tình trả lời các câu hỏi [về lý do nghỉ việc, quá trình thuyết phục nhân viên đó ở lại,...] cũng là cách hiệu quả để tránh những suy diễn tiêu cực.

4. Cuối cùng, bạn cần khiến nhân viên cảm thấy họ có giá trị ngang bằng so với mọi người khác

Theo một nghiên cứu năm 2015 của Gallup, các nhân viên càng cảm nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư từ nhà quản lý, kết quả kinh doanh như năng suất, cải tiến và lợi nhuận mang lại của họ càng cao hơn.

Đó là lý do vì sao bạn luôn có thể đào tạo nội bộ [on-the-job training] nên những nhân viên giỏi mới trong đội nhóm, đồng thời khiến những người khác gắn bó hơn với công ty. Những suy nghĩ nghỉ việc sẽ được giảm thiểu khi nhân viên được bạn công nhận một giá trị nhất định.

Tạm kết

Khi một nhân viên giỏi rời đi, đội nhóm vẫn có thể làm việc hiệu quả, thậm chí là còn tốt hơn lúc trước! Miễn là bạn khéo léo trong việc xử lý và ra quyết định. Vai trò của người quản lý chưa bao giờ bớt quan trọng - bao gồm cả việc hỗ trợ, phát triển và điều hướng con đường sự nghiệp của mỗi thành viên.

Bên cạnh các bài blog chất lượng, Cộng đồng HR 4.0 | Base People còn đem tới các bạn những số tạp chí online được biên soạn kĩ lưỡng với hàm lượng kiến thức sâu rộng, phục vụ thiết thực cho công việc hàng ngày của những người làm tuyển dụng-nhân sự và quản lý doanh nghiệp.

Download miễn phí combo 5 tài liệu tuyển dụng-nhân sự chỉ với 1 click tại đây

Năm mới, kế hoạch mới, hi vọng mới, là nguyên nhân mà nhân viên “nhảy việc” nhiều. Thông thường từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian nhân viên thay đổi công việc nhiều.

Lý do nghỉ việc thì rất nhiều, từ những lý do liên quan đến công việc [công việc không phù hợp, năng lực hạn chế, khó hòa đồng với môi trường…] cho đến những lý do hết sức cá nhân [sức khỏe, đi học nâng cao trình độ, việc gia đình…].

Bạn là một nhà quản lý, bạn sẽ xử lý sao khi bất ngờ nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên? Và khi tiếp nhận thông tin này, bạn sẽ ứng xử ra sao?. VNNP xin chia sẻ những cách ứng xử thông minh giúp bạn làm chủ được tình huống.

 

1. Ứng xử bình tĩnh và chuyên nghiệp

Bạn có thể cảm thấy rất lo lắng về việc tìm người thay thế cho vị trí của nhân viên này, nhưng đừng thể hiện điều đó trước mặt họ. Thể hiện sự cáu giận hay tỏ ra có lỗi về việc muốn ra đi của nhân viên không phải là cách ứng xử chuyên nghiệp.

Thay vào đó, hãy chúc cho nhân viên của bạn thành công với vị trí mới và nói rằng chắc chắn mọi người sẽ rất nhớ anh/cô ấy. Những nhân viên khác luôn nhìn vào cách ứng xử của sếp, vì vậy bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và đúng mực trong mọi trường hợp.Bởi với vai trò là người quản lý bạn sẽ cần nhiều hơn sự bình tĩnh đó là cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới 

Tìm hiểu lý do nghỉ việc

Có rất nhiều yếu tố khiến một nhân viên bỗng nhiên nghỉ việc: Lương thưởng, cách quản lý, áp lực, môi trường làm việc. Hãy điều tra lý do trước khi chấp nhận hay thuyết phục nhận viên đó. Nếu như việc một nhân viên xuất sắc ra đi ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp, bạn cần xem xét tìm hiểu lý do và tìm cách ngăn chặn điều đó lặp lại một lần nữa

Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương. Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên hoặc các đồng nghiệp xung quanh.

Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai. Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.

Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương. Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách để họ nói chuyện với những người khác.

Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai. Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên

Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Cách quản lý độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ, phản ứng tiêu cực bằng

cách làm công hoặc tệ hơn nữa là nghỉ việc. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.

Một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn “lắng nghe” hiệu quả là:

Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ rất thất vọng nếu bạn không lắng nghe ý kiến của họ. Các buổi họp nhóm là cơ hội để nhân viên của bạn trình bày ý kiến của họ. Bạn hãy nhớ đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình. Hãy lắng nghe và phản hồi đúng lúc.

Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày. Cách để bạn thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Bạn hãy nhớ đừng vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác rằng bạn thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt. Vì vậy, trước khi bạn đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là...?”

2. Lên kế hoạch bàn giao công việc

Ngồi xuống và cùng nhân viên của bạn lên danh sách những công việc cô ấy đang đảm nhận, kể cả các mối quan hệ quan trọng với khách hàng. Từ đó, xác định được những điều cô ấy cần hoàn thành trước khi ra đi và làm thế nào để bạn kiểm soát được công việc trong khi chưa tìm được người thay thế.

Lên kế hoạch tuyển dụng

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần sẵn sàng tuyển dụng. Các sự kiện kết nối doanh nghiệp không chỉ là dịp để tìm hiểu những doanh nghiệp mới, mà còn là dịp để tìm kiếm những nhân tài cho công ty. Bạn cần sẵn sàng có một ứng viên thích hợp cho vị trí đang thiếu hụt chính từ mạng lưới quan hệ của mình.

Hầu hết khi xin nghỉ việc, các nhân viên chỉ báo trước hai tuần, và như vậy là không đủ để tìm kiếm một ứng viên thay thế xuất sắc và phù hợp với yêu cầu. Nếu luôn sẵn sàng tuyển dụng, bạn sẽ ở trong vị thế tốt hơn là phải bắt đầu từ đầu khi để mất một nhân viên xuất sắc

Đừng cố gắng giữ chân họ bằng tiền khi họ muốn ra đi

Dù bất cứ lý do [thực sự] của quyết định từ chức là gì, đừng bao giờ cố nài nỉ hay thuyết phục họ ở lại bằng cách này hay cách khác. Rất nhiều người chọn cách tăng lương nhưng đây hoàn toàn không phải là phương án tốt. Tiền có thể giữ chân nhân viên một lúc, không phải mãi mãi. Rất nhiều nhân viên chọn quyết định ở lại vì được tăng lương nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ vẫn không hài lòng với công việc và tiếc nuối vì đã bỏ mất những cơ hội việc làm mới. Sự mệt mỏi, chán nản trong công việc chỉ khiến chất lượng công việc giảm sút.

Nếu nhân viên đó khăng khăng muốn ra đi thì bạn đừng cố níu giữ. Nếu họ có nể nang mà ở lại thì năng suất làm việc cũng không như bạn mong muốn đâu. Hơn nữa, một vài người sẽ lợi dụng sự thiết tha của bạn để yêu sách này nọ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến công việc và những người nhân viên khác. Người mới biết đâu lại tốt hơn người cũ!

Video liên quan

Chủ Đề