Cách sửa dáng đi 2 hàng cho bé

Nhi khoa

  • Trẻ có phản xạ chống chân và bước từ rất nhỏ, 4-6 tháng nhưng tập đứng chựng 1 mình nên bắt đầu từ 10 tháng.
  • Khi mới tập đi trẻ không thể có dáng đi như người lớn thường thì 3 tuổi rồi 7 tuổi trẻ mới hình thành dáng đi bình thường.
  • Không có tập đi bằng xe tròn, có tập bằng xe thì tập đi bằng xe chữ “L”.
  • Dáng đi cũng có tính di truyền.
  • Khi mới tập đi trẻ thường:

     + Đi bước ngắn.

     + Gối ít gập.

     + Chân dạng rộng chút.

     + Bàn chân có khi hướng vào trong.

     + Hai tay để hơi cao chứ không như trẻ lớn.

     + Quan trọng là bé lanh lẹ.

  • Bé bị khập khiễng mới xuất hiện mới cần bàn.
  • Bé quá khập khiễng thì nên đo chiều dài của 2 chân

Tài liệu tham khảo

 //www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2092138227682339

Thực phẩm bạn ăn vào đều ảnh hưởng đến cân nặng, béo phì làm tăng…

1. TỔNG QUAN Hội chứng carcinoid xảy ra khi một khối u hiếm gặp -…

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Chưa có bằng chứng cho bất kỳ vitamin, khoáng chất hoặc thực phẩm chức năng…

Que cấy tránh thai - Hướng dẫn tránh thai dành cho bạn.

Cùng y học cộng đồng tìm hiểu tác động của một số loại thuốc lên…

Nuôi con là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ do thiếu kinh nghiệm hoặc nôn nóng trong việc nuôi dạy con khiến trẻ phát triển không đúng tự nhiên, ảnh hưởng đến tư thế, vóc dáng của trẻ.

Để giúp bé sở hữu vóc dáng cao lớn, cân đối, chân thẳng trong quá trình tập đi, cha mẹ cần tránh mắc phải những sai lầm dưới đây:

Tập đi sớm cho con

Mỗi em bé có sự phát triển riêng, không bé nào giống bé nào. Vì vậy việc cha mẹ bắt bé tập đi quá sớm cho bằng bạn bè khi bé chưa thực sự sẵn sàng là một việc không nên làm.

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập đi những bước đầu tiên khi được 9-12 tháng tuổi và 15 tháng có thể đi lại khá tốt. Trong gia đoạn tập đi, bố mẹ cần quan sát các dấu hiệu của bé để biết cách phối hợp và hỗ trợ vận động cho con một cách tốt nhất.

Trẻ bị coi là chậm biết đi khi bé qua 18 tháng tuổi mà vẫn chưa đi được. Nếu đến hết 18 tháng tuổi mà bé chưa biết đi thì bố mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự.

Việc ép bé tập đi quá sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại.

Hệ xương của bé trong những năm đầu đời vô cùng yếu ớt, nếu khung xương chưa đủ cứng cáp, hoàn thiện mà đã phải gánh trọng lượng toàn cơ thể khi ngồi hoặc tập đi sẽ khiến chúng bị biến dạng.

Những bé bị ép ngồi, đi sớm đều có tỉ lệ cao bị vẹo xương, chân cong, gù lưng khi lớn lên. Vì thế, mẹ hãy để cho bé phát triển theo đúng độ tuổi của mình để bé được khỏe mạnh, xinh xắn sau này.

Cho trẻ tập đi bằng một cái xe tập đi

Xe tập đi có thể làm chậm kỹ năng đi bộ và giữ thăng bằng của trẻ. Nó cũng có thể tạo ra các dáng đi bộ bất thường mà sau này rất khó sửa.

Quan sát trẻ đi bộ khi bé ở trong một chiếc xe tập đi, bạn sẽ thấy chân của bé đang lơ lửng và bé chạm đất bằng các ngón chân của mình. Đây thật sự không phải phương pháp lý tưởng để giúp trẻ tập đi nhanh hơn và vững hơn.

Bên cạnh đó, các xe tập đi có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi nó bị lật đổ và gây chấn thương nghiêm trọng.

Dù xe đẩy tập đi tốt hơn xe tập đi truyền thống nhưng đó vẫn không phải là cách tốt nhất để giúp bé tập đi. Để đi được, bé cần đủ sức mạnh cũng như sự phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp bé có thể đứng vững và tự di chuyển trên đôi chân của mình.

Bước chuyển động của bé sẽ khác đi khi bé sử dụng xe tập đi dạng đẩy, bởi lúc đó bé phụ thuộc nhiều vào bàn tay.

Không cần đến các loại xe tập đi, cha mẹ có thể để trẻ bắt đầu đi bộ bằng cách bám tay vào một món đồ nào đó như bàn, ghế...

Đặt con lên một tấm nệm mềm để tập bò và tập đi

Đây là sai lầm mà đa số các gia đình có con nhỏ mắc phải. Một bề mặt mềm sẽ làm thay đổi cách phát triển vận động tự nhiên của trẻ, khiến bé khó di chuyển và khám phá.

Nếu bạn sợ bé ngã, hãy chọn một tấm thảm mỏng, không trượt để thay thế. Nếu bàn chân bé bị chìm vào trong tấm thảm, có nghĩa là tấm thảm quá mềm với bé.

Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng khi lựa chọn giày dép. Đi chân trần là tốt nhất cho việc bò và tập đi bộ. Khi bé ra ngoài, đừng chọn những đôi giày dép có đế cứng và dày, nên chọn những loại có đế mỏng, nhẹ và linh hoạt.

Giày dép nên đủ mỏng để bàn chân của bé có thể cảm nhận được mặt đất.

Mặc tã cả ngày, mặc tã chật

Việc mặc tã cho bé suốt ngày cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Việc bé mặc tã sẽ gây vướng giữa 2 chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế di chuyển của bé, làm trẻ dễ đi hai hàng. Chúng cản trở sự di chuyển của khớp háng, khớp xương, cơ bắp… khiến sự phát triển của bé bị kìm hãm. Bé sẽ không thể vận động thoải mái, nhanh nhẹn được.

Việc mặc tã cũng ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ.

Mặc tã quá chật cũng là một sai lầm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, vóc dáng của con. Khi mặc tã quá chật, chân bé sẽ chịu áp lực lớn và không thể phát triển bình thường. Nếu mẹ không phát hiện và thay đổi kịp thời, con có thể bị dị tật khớp háng. 

Để tã đầy, quá nặng cũng làm ảnh hưởng tới dáng đi của trẻ. Một tã đầy xệ có thể nặng 1kg, nếu bé mặc một chiếc tã xệ về lâu dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc cơ sinh học trong quá trình tập đi và cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm biết đi, dáng đi không thẳng.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > GÓC DÀNH CHO MẸ > Làm đẹp >

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi socyeumum, 2/12/2011.

Lo lắng này không phải là hiếm của các bà mẹ có con nhỏ.

Rất nhiều bé ở độ tuổi chập chững bước đi trong tư thế hai bàn chân hướng vào trong, kiểu đi đôi khi còn được gọi là "chim bồ câu đi bộ". Y học gọi đó là chân hướng nội [in-toeing], và thường được trẻ tự sửa mà không cần sự can thiệp nào. Trong hầu hết trường hợp trẻ tiếp tục đi bộ, chạy và chơi thể thao mà không gặp trở ngại gì.

Quảng cáo

Trước kia, người ta thường sử dụng những loại giày đặc biệt và dây đeo quần để chữa trị chứng chân đi chụm. Nhưng các bác sĩ phát hiện thấy những thiết bị này không khiến kiểu đi đó biến mất nhanh hơn, vì thế chúng thôi không được sử dụng nữa.

Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Khi trẻ lớn lên trong tử cung, xương ống chân quay vào phía trong để cơ thể bé ăn khớp với buồng tử cung. Đôi khi cả xương đùi cũng quay vào trong. Vì thế khi trẻ bắt đầu tập đi, bàn chân của chúng cũng hướng vào trong.

Quảng cáo

Chứng chân đi chụm thường biến mất khi trẻ lớn lên và cải thiện kỹ năng bước đi, thường khoảng 4 đến 6 tuổi.

Vì hiện tượng này biến mất từ từ, nên cha mẹ khó mà nhận ra sự tiến bộ của trẻ ngày này qua ngày khác. Các bác sĩ khuyên những bậc cha mẹ nếu lo lắng về hiện tượng này của con thì nên quay phim lại khi trẻ bước đi [từ phía trước và từ sau lưng], và quay một đoạn khác ở thời điểm một năm sau đó. Bằng việc so sánh hai đoạn video, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra liệu hiện tượng bước đi chụm của con có cải thiện không. Nếu vẫn chưa tiến bộ, hãy nói với bác sĩ.

Trong một số trường hợp, đi chụm chân là dấu hiệu của một tổn thương hoặc bệnh lý, và trẻ cần được chữa trị. Hãy báo với bác sĩ nếu con bạn:

- Đi chụm chân và chân khập khiễng- Dường như đau ở bàn chân hoặc ống chân- Không tập đi hoặc nói như quy luật thông thường- Tình trạng chân đi chụm ngày càng nghiêm trọng- Có một chân quay vào trong sâu hơn hẳn chân bên kia

- Đã 3 tuổi và tình trạng đi chân chụm không bắt đầu cải thiện

T. An [theo KidsHealth]

Video liên quan

Chủ Đề