Cách sử dụng máy đếm nhịp

[27/11/2019]

MÁY ĐẾM NHỊP, PHỤ KIỆN CẦN CÓ CHO NGƯỜI HỌC PIANO [Metronome]

Máy đếm nhịp [Hay còn gọi là Metronome] là một trong những phụ kiện, thiết bị đi kèm khi mua đàn piano. Và bản thân chính thiết bị này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các học viên mới bắt đầu học đàn piano. Và với bài viết hôm nay, chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” xin được giới thiệu cũng như nêu ra cách sử dụng cho metronome, các bạn học viên, các quý phụ huynh cùng theo dõi nhé.

Đầu tiên, máy đếm nhịp là gì?

Một máy tạo nhịp/máy đếm nhịp [metronome] là một thiết bị tạo ra một tiếng tick hoặc âm thanh nghe được cách nhau một khoảng thời gian đều đặn mà có thể được thiết lập bởi người dùng, thường tính bằng số nhịp mỗi phút [BPM]. Chính vì thế thiết bị này có khả năng giúp cho người mới tập piano giữ nhịp đúng và kiểm soát được tốt độ của nhịp.

Thứ hai, phân loại máy đếm nhịp

Có ba loại máy đếm nhịp cơ bản, đó là:

  1. Loại máy đếm nhịp cơ truyền thống
  2. Loại máy đếm nhịp dùng pin
  3. Và loại máy đếm nhịp có ánh chớp khi đánh nghịp

Thứ ba, Cơ chế hoạt động

Khi mở máy đếm nhịp, bạn sẽ luôn thấy có 1 tiếng “đinh” nổi lên rõ nhất với tiếng kim đó chính là phách mạnh, phách đầu tiên của một ô nhịp.

Ví dụ bạn sẽ nghe thấy như sau:

+ Đối với nhịp 4/4 : Đinh – bíp – bíp – bíp/Đinh – bíp – bíp – bíp….

+ Nhịp 3/4 : Đinh – bíp – bíp/Đinh – bíp – bíp….

Lợi ích máy đếm nhịp mang lại

Theo kinh nghiệm của nhiều người trong việc tập luyện đàn Piano thì viêc sử dụng máy đếm nhịp trong lúc tập rất có ích. Việc tập luyện với máy đếm nhịp sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc về nhịp, cấu tạo nhịp phách, giúp bạn tiến xa hơn trong việc trình bày các tác phẩm.

Tuy sử dụng máy đếm nhịp nó không giúp bạn chơi đúng nhịp, nhưng nếu trong quá trình tập luyện bạn không tập trung thì Metronome có thể giúp bạn nhận ra khi nào bạn đang chơi sai nhịp, cần nhanh lên hay chậm lại.

Một số lưu ý khi sử dụng metronome

Trong quá trình sử dụng máy đếm nhịp, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần chú ý những điều sau:

  • Khi lên dây cót hết thì không nên cố vặn thêm vì sẽ làm hỏng máy.
  • Để thay đổi loại nhịp thì bạn rút hết cần chọn nhịp ra, khi đó bạn sẽ thấy có các vạch chỉ các loại nhịp cơ bản 6/8; 4/4; 3/4; 2/4. Dựa vào loại nhịp cần để tập luyện mà bạn đẩy cần chọn loại nhịp vào đúng vạch chỉ nhịp.
  • Căn cứ vào tốc độ bạn đang tập, nhìn trên bảng số đo tốc độ để bạn rút quả nặng trên con lắc cho tới khi mép trên của quả nặng ngang bằng với số chỉ tốc độ trên mặt máy đếm nhịp là được.
  • Khi tập luyện bạn cũng cần chú ý tập từ chậm tới nhanh, từ đơn giản đến phức tạp để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đồng thời về nguyên tắc bạn chú ý khi dùng xong nên đậy nắp lại cẩn thận, không nên để máy đếm nhịp trong tầm với của trẻ em vì chúng rất dễ làm hỏng máy.
  • Lúc đầu nên để máy đánh nhịp ở tốc độ chậm, chỉ tăng tempo khi mà bạn đã có thể chơi đúng với nhịp trước đó. Đồng thời chỉ nên tập một vài lần với máy để điều chỉnh nhịp của cả bài, không nên lúc nào cũng đàn với máy sẽ tạo ra sự máy móc cho tác phẩm.
  • Chú trọng từng độ dài của nốt trong từng phần, tập kỹ từng đoạn nhạc và đảm bảo tốc độ, giai điệu được thể hiện đúng. Khi luyện tập cùng máy đánh nhịp bạn phải luôn nhớ giữ tốc độ ở mức độ chậm, tập luyện với từng phân đoạn ngắn. Mục đích cuối cùng là giúp người chơi luôn giữ vững nhịp mà không bị chi phối bởi những kỹ thuật khác.

Với những thông tin về máy đếm nhịp và cách sử dụng máy đếm nhịp đàn Piano mà chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ” chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn nắm được thông tin về motronome cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng để cho thiết bị được phát huy tối đa công dụng là hiệu quả của máy.

Cùng với đó, một học viên  học piano cũng cần phải kèm theo một giáo viên riêng để có người chỉ dạy, truyển đạt lại kinh nghiệm và sửa chữa các lỗi trong quá trình học, tập và luyện của học viên.

Và để làm được những điều ấy, người giáo viên này phải có một trình độ, sự am hiểu nhất định về piano, kinh nghiệm phải nhiều thì mới có thể dạy lại một cách tốt nhất cho học viên.

Vậy nên, hãy đến với chúng tôi “Dạy kèm tại nhà – Tài năng trẻ”, nơi hội ngộ của hơn 30.000 gia sư có trình độ chuyên môn cao từ khắp mọi miền đất nước. Chỉ cần thao tác đơn giản trên điện chiếc điện thoại thông minh của bạn là bạn có thể chọn cho mình, cho người thân mình một người gia sư đích thực và hữu ích.

Ngay bây giờ, hãy nhấc điện thoại lên và theo hướng dẫn dưới đây để đăng ký lớp và tìm gia sư nhanh chóng.

Các bước tải và cài đặt ứng dụng trên điện thoại Android


 Bạn tải ứng dụng “Dạy kèm tại nhà” từ CH-Play [Androi] hoặc App Store [IOS]:

Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp

Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: //daykemtainha.vn

Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: //www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem

Chia sẻ liên kết:

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về ý tưởng này sâu hơn. Đây là một đoạn hợp âm bluesy đơn giản kết hợp với một đoạn bass:

Sau khi bạn đã học xong đoạn nhạc và cảm thấy thoải mái khi chơi nó với máy đếm nhịp, hãy thử giảm nhịp độ từ 100 BPM xuống 50 BPM và để cho những tiếng gõ rơi vào vị trí thứ 1 và thứ 3 trong nhịp đếm của bạn, giống như bản nhạc dưới đây:

Nhịp độ sẽ không hề thay đổi, nhưng bây giờ, bạn cần phải dựa vào nhịp đếm của bản thân nhiều hơn, thay vì để cho máy đếm nhịp làm mọi việc cho bạn.

Tiếp theo, hãy thử đổi ngược lại, những tiếng gõ sẽ rơi vào nhịp đếm thứ 2 và thứ 4 của bạn, giống như sau:

Việc này đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều. Điều mà tôi làm đó là nghe theo những tiếng “gõ" và bắt đầu nói “hai" vào tiếng click đầu tiên, vào “bốn" vào tiếng tiếp theo. Khi tôi quen với việc này, tôi bắt đầu thêm vào những số còn lại.. Cứ thế tôi đếm: hai…bốn...hai...bốn hai ba bốn một hai ba bốn một hai ba bốn và cứ như vậy cho đến hết.

Đây là cách tốt nhất để sử dụng máy đếm nhịp khi chơi nhạc jazz, ví dụ, khi nó hợp với tiếng trống nhạc jazz kết hợp với hi-hat, chắc chắn sẽ giúp cho bản nhạc trở nên tỏa sáng. Bạn có thể tập luyện chơi nhạc cách này, hoặc chơi qua sự tiến triển của hợp âm, hoặc thậm chí chơi solo. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận: Sẽ rất dễ khiến cho đoạn beat bị rối lên và những tiếng gõ trở thành một và ba… Khi đó, cảnh sát nhạc jazz sẽ tới và cho bạn vào tù đó!

--

100 BPM

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12

Một máy đếm nhịp là thiết bị sản xuất nhịp phách đều đặn, giúp các nhà soạn nhạc chơi nhạc liên tục. Nhịp phách được đo bằng BPM [nhịp mỗi phút]. Ví dụ, nhịp độ 60 BPM tương đương một nhịp mỗi giây. Trong khi đó, nhịp độ có 120 BPM tương đương hai nhịp mỗi giây.

Máy đếm nhịp thường được sử dụng như một công cụ luyện tập để giữ nhịp độ ổn định khi học các đoạn khó. Máy cũng được sử dụng trong các buổi biểu diễn trực tiếp và phòng thu để đảm bảo nhịp độ đều đặn trong suốt buổi trình diễn.

Sử dụng máy đếm nhịp

Bắt đầu lựa chọn nhịp độ bằng cách sử dụng các thanh trượt, hoặc các phím trái phải trên bàn phím máy tính. Hoặc, bấm vào nút "Đập nhịp điệu" hay sử dụng phím "t" trên bàn phím.

Lựa chọn số lượng nhịp mỗi lần đo ở phần dưới. Hầu hết các bản nhạc đều có 4,3 hoặc 2 nhịp mỗi lần đo [ký hiệu âm nhạc: 4/4, 3/4, 2/4 hoặc 2/2]. Bạn có thể lựa chọn 1 nếu bạn chưa chắc chắn về số lượng nhịp mỗi lần đo.

Bạn có thể sử dụng máy đếm nhịp để:

  • Tìm kiếm nhịp độ trong bảng tổng phổ. Cài đặt máy đánh nhịp theo nhịp độ đã chọn, thiết lập nhịp độ, và dừng máy đánh nhịp trước khi bạn bắt đầu chơi nhạc.
  • Học cách chơi. Bật nút tắt âm thanh ở phía dưới, cài đặt máy đánh nhịp ở mức độ chơi 3 nhịp và tắt 1 nhịp. Chơi một đoạn nhạc bạn biết và tự giữ nhịp. Tăng dần độ khó bằng cách cài đặt nhịp 1/1 [chơi/tắt], 2/2, và 4/4 tương ứng.
  • Cải thiện kỹ năng chơi nhạc. Bắt đầu tập luyện ở nhịp độ chậm và tăng dần đều khi bạn có thể chơi không dính lỗi.

Video liên quan

Chủ Đề