Cách sử dụng mật đường

Xử lý nước thải là quá trình đòi hỏi nhiều công đoạn và tốn khá nhiều chi phí, một giải pháp tối ưu được nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã tận dụng nguồn phẩm có sẵn đó là sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải vô cùng hiệu quả.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Mật rỉ đường

Nguồn gốc mật rỉ đường

Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Mật rỉ đường [rỉ đường] là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu là Sucroza với một ít fructoza và glucoza. Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất [mật rỉ đường chiếm khoảng 3-4%].

Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Thành phần:

Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Mật rỉ đường chiếm từ 3 – 5% trọng lượng mía đem ép, với các thành phần chính bao gồm: nước 20%, Sucroza 35%, Glucza 7%, Fructoza 9% và một số chất khoáng khác như Fe, Al, Mg, P, K,…

Nếu không có mật rỉ đường thì có cách nào thay thế hay không?

Một câu hỏi rất thường gặp đó là nếu không có mật rỉ đường thì có cách nào thay thế không? Nếu bạn không tìm được nguồn mật rỉ kịp thời thì bạn có thể dùng nước mía hoặc đường nâu hay đường tán để thay thế. Tuyệt đối không dùng đường trắng [đường đã qua quá trình tẩy] để thay thế nếu bạn dùng mật rỉ để nuôi cấy vi sinh.

Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Nước mía – đường nâu – đường tán có thể dùng để thay thế mật rỉ trong nuôi cấy vi sinh

Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải như thế nào cho hợp lý?

Một loại nước thải để có thể áp dụng được phương pháp vi sinh vào xử lý thì phải thỏa mãn BOD/COD > 0,5. Tỉ lệ BOD/COD càng lớn tức là thành phần chất dinh dưỡng trong nước thải cho vi sinh càng nhiều. Tuy nhiên có một số loại nước thải đặc thù chưa rất ít chất hữu cơ dễ phân hủy hòa tan nên tỉ lệ BOD/COD rất thấp không áp dụng biện pháp xử lý sinh học được. Để cải thiện chỉ số này người ta có thể bổ sung mật rỉ đường tăng cường chất hữu cơ hòa tan trong nước thải từ đó tăng chỉ số BOD/COD

Việc sử dụng mật rỉ trong xử lý nước thải chỉ với mục đích là cung cấp nguồn cơ chất Carbon cho vi sinh. Thành phần dinh dưỡng cấu thành tế bào của vi sinh gồm 3 nguyên tố chính Carbon – Nito – Photpho, nhưng tỉ lệ của Nito và Photpho là rất thất so với Carbon. Thông thường trong nước thải nguồn cơ chất Nito và photpho luôn dư so với lượng Carbon, tỷ lệ vàng của C:N:P=100:5:1, do đó chỉ cần bổ sung cho Carbon để hệ vi sinh phát triển tốt.

Về liều lượng bổ sung chúng ta chia thành 2 giai đoạn để có liều lượng cụ thể:

  • Khi nuôi cấy giai đoạn đầu: lúc này ta nuôi cấy bằng nước sạch, chưa hề có lượng nước thải vào trong hệ thống, nên lượng cơ chất cần thiết hoàn toàn do chúng ta bổ sung vào. Giai đoạn này lượng bổ sung là 5-6kg/100m3/ngày bổ sung liên tục.

Việc bổ sung liên tục này làm cho nước trong bể vi sinh sẽ có màu vàng của mật rỉ. Nếu màu nhạt thì không vấn đề gì. Nếu màu đậm thì chúng ta chỉ cần bớt lượng mật rỉ bổ sung vào. Sau khi nuôi cấy hệ thống được 10-15 ngày thì bắt đầu có thể cho nước thải vào [chỉ bổ sung tối đa 10% tải mỗi ngày cho đến khi đầy tải]. Lúc này một lượng chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung theo nước thải do đó lượng mật rỉ sẽ giảm bớt và bổ sung theo liều lượng bổ sung khi đã ổn định dưới đây.

Nuôi cấy giai đoạn đầu bổ sung lượng mật rỉ lớn sẽ làm cho nước thải bị ngả vàng – Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải
  • Khi hệ thống đã ổn định thì lượng mật rỉ sẽ giảm xuống [do một phần chất dinh dưỡng được bổ sung trong nước thải]. Liều lượng bổ sung vào khoảng 1-2kg/100m3 nước thải tần suất bổ sung 2-3 lần/tuần. Nếu khi hệ thống đã đầy tải mà nước ra trong chỉ hơi ngả vàng thì ta chỉ cần bớt lượng mật rỉ lại thì nước sẽ trong và đạt chuẩn đầu ra.
Khi nước ra ngả vàng giảm lượng mật rỉ bổ sung nước sẽ trong suốt không màu trở lại – Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải

Lưu ý khi sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải:

Mật rỉ là nguồn cơ chất, nguồn dinh dưỡng chính của vi sinh. Tuy nhiên cung cấp đủ dinh dưỡng mới là điều kiện cần cho hệ vi sinh phát triễn nhanh chóng. Do đó, cho càng nhiều mật rỉ không đồng nghĩa là lượng vi sinh sẽ tăng nhanh hơn rút ngắn thời gian nuôi cấy, để vi sinh đạt được mật độ tăng sinh mong muốn cần phải có đủ thời gian. Ngược lại nếu cho quá nhiều mật rỉ thì dẫn đến hiện tượng dư thừa chất hữu cơ, mật rỉ lại tan tốt trong nước nên sẽ là nguồn ô nhiễm thứ cấp. Hơn nữa mật rỉ có khả năng phân hủy hữu cơ nên trong điều kiện thiếu oxy sẽ phát sinh mùi hôi thối, làm cho nước bị đen.

Tác giả: Lê Nguyên Mọi thắc mắc về “Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [028] 2253 35350933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: ; ,

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Mật rỉ đường được lấy từ mía bằng phương pháp cô và kết tinh. Mía sau khi thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, thân được nghiền nhỏ rồi ép lấy nước. Lúc này, nước sẽ được đun sôi và để cô đặc đến khi tạo ra các tinh thể đường. Các tinh thể đường sẽ được tách ra và phần mía sẽ tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần tiến hành cô đặc, chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường hay còn được gọi là rỉ đường, mật rỉ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trong mật rỉ đường có chứa một lượng vitamin và lượng đáng kể các chất khác như Ca, Mg, Al, P, K, 20% nước, 35% saccarozơ, 20% đường khử, 15% tro, 5% protein, 1% sáp, 4% bột. Chính vì thế mà mật rỉ đường được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp xử lý nước thải, thức ăn chăn nuôi và không thể phủ nhận về công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm. Thành phần của mật rỉ đường phụ thuộc vào giống mía, giai đoạn thu hoạch, thổ nhưỡng, thời tiết và quy trình sản xuất đường của nhà máy.

Mật rỉ đường là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm. Ảnh: ST

Công dụng

Kiểm soát khí độc NH3 và NO2: Sử dụng mật đường trong nuôi tôm có khả năng kiểm soát NH3 và NO2 một cách hiệu quả. Trên thực tế, tôm chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn được đưa vào cơ thể, phần còn lại sẽ bị thả ra ngoài ao. Lúc này, nước ao nuôi sẽ tiếp nhận khoảng 50% tổng lượng thức ăn dư thừa và sẽ được chuyển hóa thành khí độc ao tôm NH3 và NO2. Sự xuất hiện khí độc trong ao sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình phát triển của tôm, thậm chí tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập dẫn đến các bệnh cong thân, hội chứng hoại tử gan tụy cấp, đỏ thân và hoại tử cơ… Trong trường hợp này, công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm được phát huy mạnh mẽ khi tạo ra lượng carbon và nitơ để tổng hợp các protein với mục đích loại bỏ khí độc trong ao nuôi.  Kết quả thử nghiệm cho thấy, khoảng 30 g mật rỉ đường có thể cân bằng 1 g nitơ.

Kiểm soát độ pH: Trong nuôi tôm, pH đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp để sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của tôm. pH thích hợp dao động trong khoảng 7,8 – 8,5. Nếu pH biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết cho tôm. Kiểm soát pH chính là một trong ba tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm. pH cao thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ một lượng carbon nên giảm tính axit của nước. Việc sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo. Chính vì thế, mật rỉ đường được sử dụng để ổn định độ pH trong ao tôm, vừa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Nuôi vi sinh trong xử lý nước: Nuôi vi sinh cũng là một tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm được người nuôi chú trọng. Mật rỉ đường được ủ với men vi sinh trong khâu xử lý nước sử dụng. Tùy vào từng loại men vi sinh mà liều lượng ủ mật rỉ đường khác nhau.  Thông thường sẽ ủ mật rỉ đường với men vi sinh từ 3 – 6 giờ sục khí liên tục, sau đó tạt xuống ao. Việc sử dụng rỉ đường sẽ giúp ổn định chất lượng nước, hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả, giảm chi phí, cho ra sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường.

Cách sử dụng

Mật rỉ đường hòa tan dễ dàng trong nước nên người nuôi có thể pha loãng và tạt đều quanh ao tôm. Tỷ lệ an toàn khoảng 30 kg mật rỉ đường/ha ao tôm là vừa đủ. Ngoài ra, ao nuôi tôm lâu năm nên bổ sung mật rỉ đường khoảng 2 – 3 ngày/lần để tránh lượng tảo mọc nhiều làm hàm lượng carbon không cân bằng.

Lưu ý ao nuôi tôm khi dùng mật rỉ đường cần đảm bảo đủ lượng ôxy hòa tan để các vi khuẩn hiếu khí có năng lượng thực hiện quá trình đồng hóa nguồn nitơ trong ao. Nếu không có ôxy để hoạt động sẽ khó để vi sinh hấp thụ dinh dưỡng từ mật rỉ đường. Điều này có thể biến mật rỉ đường thành tác nhân gây hiện tượng giảm pH trong ao.

Diệu Châu

Video liên quan

Chủ Đề