Cách sắp xếp bố cục trong trang trí hình tròn

Trong các bài thi trang trí màu, ngoài các yếu tố về màu sắc, cách điệu thì bố cục cũng là một yếu tố quyết định khiến cho bài vẽ chúng ta nổi bật, thu hút hay không. Vấn đề giải quyết một bố cục tương đối không khó, tuy nhiên chúng ta thường quên những điều cốt lõi dẫn đến mắc những sai lầm nhỏ khi sắp xếp các yếu tố chính – phụ. Cho nên hôm nay các bạn hãy cùng Zest ôn lại các kiến thức và những lưu ý về bố cục trong Trang trí màu nhé! 

1. Bố cục là gì? 

Bố cục nói đơn giản là cách chúng ta sắp xếp vị trí, kích thước các yếu tố chính –  phụ trong bài. Một bố cục đẹp khi phần chính trong bài được rõ ràng, trong vùng dễ nhìn, nổi bật. 

Có nhiều cách sắp xếp vị trí, tuy nhiên sẽ có các bố cục cơ bản mà chúng ta cần nắm bắt như: Bố cục có quy tắc [đối xứng, đường diềm, hàng lối] và Bố cục tự do [1 điểm, 2 điểm, 3 điểm,…]

Bố cục có quy tắc [đối xứng, đường diềm, hàng lối] 

Bố cục tự do [1 điểm, 2 điểm, 3 điểm,…] 

2. Cách xác định vị trí 

Đối với bố cục có quy tắc, cách sắp xếp theo quy luật, đối xứng qua trục thì hình chính lặp lại qua trục, đường diềm thì hình chính sẽ lặp lại theo hàng dài,… Tuy nhiên với bố cục tự do, cách sắp xếp sẽ không bị ràng buộc bởi quy tắc, do đó chúng ta cần nắm bắt cách xác định vị trí và độ lớn cho phù hợp. 

Đầu tiên ta cần chia khung làm 3 theo chiều ngang và chiều dọc, tạo thành lưới chia 3, đây là nguyên tắc bố cục phổ biến và cơ bản nhất trong bố cục thị giác[ hội họa, phim ảnh, nhiếp ảnh,…]. Các giao điểm của lưới tạo thành 4 ĐIỂM VÀNG [hay còn gọi là trường nhìn thị giác] là 4 vị trí phù hợp nhất cho đặt để chính phụ vào bố cục, tạo sự hài hòa thuận mắt. 

Xác định 4 điểm vàng trên các loại khung 

Xác định 4 điểm vàng trên các loại khung 

Sau khi xác định vị trí, chúng ta cần cân chỉnh kích thước của hình chính – phụ cho phù hợp. Hình chính cần to hơn hình phụ và tổng kích thước các thành phần chính – phụ xấp xỉ 1/3 tổng khung

Xem thêm: Cách tạo hình chữ trong môn trang trí màu

3. Những lưu ý quan trọng khi làm bố cục 

Khi sắp xếp chính – phụ vào điểm vàng, chúng ta không cần để hình ngay ngắn vào chính xác giữa điểm vàng mà có sự uyển chuyển, thay đổi để hài hòa và cân bằng hơn.  

Sắp xếp hình chính – phụ

Hướng của chính – phụ cần hướng vào nhau và vào trong bài, tránh để chính – phụ dẫn hướng mắt ra khỏi bài. 

Hướng của chính- phụ

Đối với đề bài có nội dung chữ thì chữ cũng sẽ đóng vai chính hoặc phụ tùy vào nội dung còn lại. Trong trường hợp đề bài không yêu cầu họa tiết đi kèm, hình chính nên là nội dung chữ để rõ nội dung và đúng đề nhất. Do đó ta cần cân nhắc chọn bố cục sao cho phù hợp với chữ. 

Bài Trang trí màu có chữ là hình phụ 

Thông qua những kiến thức cơ bản trên, nguyên tắc cốt lõi vẫn là để cho chính – phụ rõ ràng và thu hút. Do đó mọi sự điều chỉnh đều thông qua nguyên tắc này mà xử lý tất cả dạng bài từ dễ đến khó, ngoài ra còn có thể tạo nét riêng biệt trong bài Trang trí màu của mình. 

Mong rằng những kiến thức Zest sẽ giúp ích các bạn trong quá trình luyện tập và chinh phục ước mơ Đại học. Cùng Zest cố gắng nhé! 

Bạn có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn vẽ trang trí màu tại:  Tự học vẽ cùng Zest  

Tác giả: GV Nhã Linh – Team Zest Luyện thi 

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.

Một bài trang trí tốt cần biết cách sắp xếp các hình mảng, đường nét, hoạ tiết, đậm nhạt, màu sắc sao cho thuận mắt và hợp lí.

  • Sắp xếp các mảng hình lớn, nhỏ cho phù hợp với các khoảng trống của nền.
  • Sắp xếp hài hoà các hoạ tiết [nét thẳng, nét cong, có đậm, có nhạt] để bài vẽ không bị nặng nề, không rối mắt, không dàn trải [H.1].
Hình1. Một số hình thức trang trí

MỘT VÀI CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ

Nhắc lại [H.a]

Một hoạ tiết hay một nhóm hoạ tiết được vẽ lặp lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc lại.

Xen kẽ [H.b]

Hai hay nhiều hoạ tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại gọi là sắp xếp xen kẽ

Đối xứng [H.c]

Hoạ tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục gọi là cách sắp xếp đối xứng.

Mảng hình không đều [H.d]

Các mảng hình, hoạ tiết tuy không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ thì được gọi là sắp xếp mảng hình không đều.

CÁCH LÀM BÀI TRANG TRÍ CƠ BẢN

Bước 1. Kẻ trục đối xứng.

Bước 2. Tìm các mảng hình : chú ý tỉ lệ giữa các mảng hoạ tiết với các khoảng trống của nền.

Trong một bài trang trí có thể tìm được nhiều bố cục mảng hình với các cách sắp xếp khác nhau.

Bước 3. Tìm và chọn các hoạ tiết cho phù hợp với các mảng hình.

Bước 4. Tìm và chọn màu theo ý thích để bài vẽ hài hoà, rõ trọng tâm.

Bài vẽ của học sinh

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Tập sắp xếp mảng hình cho hai hình vuông, cạnh là 10 cm. Sau đó tìm hoạ tiết cho một trong hai hình đó.

Nguồn: Sách Âm nhạc và Mĩ thuật 6 – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề