Cách rèn luyện tính tích cực, tự giác

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. 

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. 

* Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.

- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... 

* Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.

- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....

Học sinh tích cực, tự giác trong hoạt động dọn dẹp, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.

2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

- Mỗi người cần phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội.

- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...

@34478@@34477@@90051@

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Vì vậy giáo dục thể chất [GDTC] trong hệ thống giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần không nhỏ nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước.

Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa và được thừa hưởng những thành quả của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay ở các bậc học đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hoá loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước nhiều thử thách to lớn.

Công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo từ Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các nhà trường hết sức quan tâm, thường xuyên đổi mới về sách giáo khoa, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, dụng cụ, sân tập và cả đội ngũ giáo viên. Nhiều trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT mới phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá và hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Tuy nhiên công tác GDTC và thể thao học đường ở một số trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục đề ra, chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu, thiếu sinh động, có nội dung lặp đi lặp lại kéo dài cả năm học. Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn nhiều hạn chế trong các cấp học, bậc học và cơ sở trường. Vì vậy tôi đã xây dựng các “Biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học Thể dục của học sinh trường THCS”

Cô Trần Thị Linh đã thực nghiệm và tổ chức một số hoạt động nhằm giáo dục nâng cao chất lượng giảng dạy, cụ thể như:

* Các biện pháp thực hiện

- Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục sự nhận thức về ý nghĩa tác dụng của môn học Thể dục.

Bằng nhiều hình thức giáo dục như: Thông qua giờ học chính khóa, các buổi sinh hoạt cuối tuần, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thảo luận và tìm hiểu về TDTT… Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh kiến tập giờ thể dục chính khóa giảm đáng kể và không khí tập luyện TDTT trong các giờ học sôi nổi hẳn lên.

- Biện pháp 2: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học.

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho môn Thể dục sẽ giúp các em nhận thức rõ về nhiệm vụ học tập và rèn luyện môn học từ đó khích thích sự hứng thú và tự giác hơn trong tập luyện.

- Biện pháp 3: Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và thi đấu thể thao.

Để nâng cao thành tích, tôi tổ chức các giờ học ngoại khóa cho học sinh. Với mục đích quán triệt tinh thần nhiệm vụ công tác GDTC trong trường học xây dựng kế hoạch TDTT ngoại khóa nhằm hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển thể chất cho học sinh.

Đặc biệt là các buổi ngoại khóa có thi đua sôi nổi sẽ tạo cho các em cảm giác vui vẻ, sảng khoái thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức các môn văn hóa khác. Ngoài ra nhà trường cũng nên tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu thể thao. Đây là hình thức ngoại khóa rất hiệu quả, thông qua kết quả thi đấu giáo viên có thể lựa chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Mặt khác sự thắng thua trong thi đấu còn có tác dụng để kích thích ý thức và thái độ của học sinh giành chiến thắng trong các trận đấu tiếp theo.

- Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp tổ chức giờ học nội khóa.

Qua biện pháp này tinh thần học tập của học sinh tốt hơn rất nhiều. Các em không còn thấy sợ khi học giờ Thể dục mà ngược lại còn hồ hởi khi được ra sân. Những trường hợp đặc biệt do có biện pháp giảng dạy phù hợp nên kết quả học tập của các em tiến bộ rất nhanh và tỷ lệ học sinh kiến tập vì sức khỏe yếu giảm đi rõ rệt.

- Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi, thi đấu thể thao trong giờ học Thể dục

Bằng việc vận dụng các hình thức trò chơi trong giờ học mà các em đã cảm thấy giờ học không trở nên nặng nề và tẻ nhạt. Các em đã đề nghị trước mỗi buổi học giáo viên cho các em chơi trò chơi vận động trong giờ học đó và giáo viên luôn hoan nghênh khi các em tự sáng tác các trò chơi vận động mới phù hợp với đặc điểm, lượng vận động của các em.

* Hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp.

 Sau khi áp dụng đồng loạt năm biện pháp nhằm nâng cao tính tự giác tích cực của học sinh trong giờ học thể dục đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên thời gian áp dụng các biện pháp trong 1 học kỳ nên kết quả thu được chỉ mới là bước đầu. Các em có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện và có ý thức tự giác phát huy tính tích cực của mình trong các giờ học làm cho chất lượng giờ dạy được tăng lên và điều quan trọng là thể lực của các em được nâng lên rõ rệt đặc biệt là các em nữ đã rất thích thú tập luyện và đạt thành tích cao.

- Việc đưa một số trò chơi vận động vào giờ học nhằm phát triển thể lực và sức mạnh tốc độ cho học sinh là hết sức cần thiết đối với giờ thực hành ngoài trời, giúp các em vừa học vừa chơi và rèn luyện thể lực thích ứng với cường độ vận động ngày càng cao của môn học.

Với biện pháp trên đã được nhà trường và tổ chuyên môn công nhận có khả năng vận dụng tốt, nâng cao chất lượng giảng dạy. Biện pháp tôi đưa ra không chỉ áp dụng với học sinh trường THCS Việt Ấn mà có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện, tỉnh.

Dưới đây là một số hình ảnh minh họa:

Video liên quan

Chủ Đề