Cách nấu com bằng nồi áp suất Supor


Nồi áp suất điện Suporlà một loại dụng cụ nhà bếp rất tiện ích, lợi thế của việc sử dụng loại nồi này là tiết kiệm đến 70% thời gian nấu ăn, giữ lại được đến 50% lượng vitamin và khoáng chất của các món ăn so với cách nấu thông thường. Bạn có thể nấu được tất cả các loại thực phẩm với dụng cụ nhà bếp này: rau, thịt, cá, các món súp, thậm chí các món tráng miệng.

  • Chọn mua

Mặt hàng này trên thị trường hiện có rất nhiều xuất xứ.Nồi áp suấtcủa Liên Xô, Hungary là loại "lâu đời" nhất; mới đây đã có thêm nhiều loại của châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...

Nồi áp suất điệncấu tạo giống như nồi cơm điện, có quai gài và nắp đậy thật kín, công suất điện cao hơn nồi cơm thông thường. Nồi áp suất điện được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu rất tiện, đẹp nhưng giá cả lại khá cao, chưa được thông dụng lắm.Nồi áp suất của Liên Xô, Hungary là loại "lâu đời" nhất; mới đây đã có thêm nhiều loại của châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...

Nếu chia theo dung tích thì có các loại 2,5 lít; 4 lít; 6 lít, 8 lít..; theo chất liệu thì có nồi inox, nồi nhôm và nồi chống dính anodizing. Trong đó, các loại nồi áp suất của Mỹ, của châu Âu và nồi áp suất chống dính anodizing cao cấp của Hàn Quốc chất lượng khá tốt.

Ngoài các loại nồi áp suất cao cấp của Mỹ, của châu Âu thì các loại còn lại chất lượng thường tương đương. Trong các loại nồi thì kiểu nắp đậy của nồi có xuất xứ từ Liên Xô là dễ dùng và thông dụng nhất.

Khi mua cần chọn nồi có nắp đậy kín, không bị cong vênh, roăng cao su phải bám sát vào miệng nồi, khi đậy hoặc mở nắp không bị sượng gắt; các van, các xú-páp hoạt động tốt, không bị nghẹt.

Khi mua nên yêu cầu có răng thay thế và phải có sách hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại sẽ có thời gian nấu khác nhau.

Sử dụng

Việc sử dụng loại nồi này, nếu không cẩn thận đôi khi có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Do vậy, để bảo đảm an toàn, người sử dụng nên tham khảo một số thông tin sau:

Lúc bắt đầu nấu, nếu thấy có hiện tượng hơi thoát ra từ phần nắp nồi và thân nồi, như vậy là nắp nồi chưa được đậy kín. Cần xoay nắp ngược chiều kim đồng hồ theo chiều mở ra. Kiểm tra lại vòng đệm cao su làm kín đã đúng vị trí chưa. Sau đó xoay nắp theo chiều đậy từ từ để thoát hết hơi trong nồi ra. Lúc này nắp nồi mới thật sự được đậy kín. Khi mới đặt lên bếp nên nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi có thể điều chỉnh lửa nhỏ lại. Tùy theo loại thức ăn mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách. Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp. Tốt nhất nên dùng một đồng hồ có chuông để nhắc nhở thời gian nấu.

Sử dụng nồi áp suất điệnphải lưu ý đến lượng thức ăn giới hạn khi cho vào nồi. Đối với thức ăn có độ nở cao và sinh bọt nhiều như cháo, đậu, bắp Lượng thực phẩm giới hạn cho vào là 2/3 dung tích nồi. Đối với các thức ăn khác [thịt, cá] lượng thực phẩm giới hạn không quá 3/4 dung tích nồi. Với các món hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.

Khi nấu cháo, thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài thì phải giảm nấc điện để tránh tình trạng cháo sôi mạnh. Nước cháo sẽ chảy từ từ ra ngoài theo đường van an toàn.

Khi nấu xong, nhắc từ từ van an toàn ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Bạn nên chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, nếu mở vội có thể bị bỏng do hơi trong nồi bùng ra. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài hoặc ngàm. Lúc đó nắp nồi tự động được nới lỏng, xoay thật chậm nắp để hơi nóng bên trong thoát ra từ từ ở nơi tiếp xúc giữa nắp và thân nồi, rồi hãy mở nắp để tránh tình trạng hơi nóng hoặc nước nóng bắn vào tay. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội.

Vệ sinh

Sau khi sử dụng nên chùi rửa sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Lưu ý chùi rửa kỹ ở roăng cao su và các van, không để thức ăn bám vào đó làm roăng bị hở hoặc van bị nghẹt. Thường xuyên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.

NỒI ÁP SUẤT ĐIỆN SUPOR

MÁY XAY THỊT BLUE HOUSE

MÁY SẤY QUẦN ÁO TIROSS TS880

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU MÁY ÉP TRÁI CÂY HÀNG ĐẦU HIỆN NAY


Đặc điểm: Tủ không bám tuyết là loại tủ được làm lạnh từ các vỉ lạnh trực tiếp, hơi lạnh trong tủ này sẽ được tập trung vào một chỗ và tuần hoàn hơi lạnh tới các ngăn của tủ thông qua đối lưu nhiệt. Chúng có ưu điểm là làm đông đá nhanh, nhiệt độ ngăn đông thường từ -18oC đến -27oC.

Hiện nay, tủ làm lạnh trực tiếp thường có đủ các kích cỡ từ 85 lít [loại tủ nhỏ] cho đến 200 300 lít [loại tủ lớn]. Ngày nay một số loại tủ có chức năng làm lạnh trực tiếp thường được tráng thêm một lớp men bao kín bên trong tủ. Đặc điểm này không chỉ giúp cho tủ không bị bám tuyết mà còn làm cho chúng có thêm một ưưu điểm là không làm tràn nước dù có sử dụng chức năng xả đá tự động hay không.

Ưu và nhược điểm: Loại này khi sử dụng không bám tuyết bên trong tủ, thân tủ tiện dụng khi sử dụng dễ dàng vệ sinh, rau quả để trong tủ tươi lâu hơn do độ ẩm trong tủ được phân phối đều hơn. Nhược điểm của loại tủ này là gây tốn điện hơn và có tiếng ồn của quạt gió.

Tủ lạnh đóng tuyết

Nhận dạng: loại này bị bám tuyết thành tủ và đá bám dày ở ngăn đá.

Đặc điểm: Đây là loại tủ có chức năng làm lạnh bằng phương pháp tuần hoàn không khí, hơi lạnh được đảm bảo như nhau ở các ngăn chứa thực phẩm. Do đó, hiệu suất làm lạnh của loại tủ này cũng tốt hơn so với loại làm lạnh trực tiếp do được làm lạnh đều và đồng nhất. Hầu hết các loại tủ làm lạnh gián tiếp hiện nay đều được lắp đặt hệ thống xả đá tự động, thời gian xả đá tự động thông thường được lập trình khoảng 5 45 phút tùy theo từng loại tủ tuyết bám nhiều hay ít, và chu kỳ chờ đông đá để tự xả là 8h/1 lần. Tuy nhiên, chúng lại có một nhưược điểm là khi xả đá máy tự tắt và khởi động lại từ đầu . Nếu như thế quá trình khởi động sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ đồng thời không tiết kiệm được điện năng.

Ưu và nhược điểm: Ưu điểm của loại này là tiết kiệm điện và không có tiếng ồn của quạt; giá thành rẻ. Nhưng tủ này có nhược điểm là tuyết bám nhiều ở ngăn đá khó vệ sinh và nhiệt độ trong tủ không đồng đều.

2. Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh

2.1. Hướng dẫncáchlưu trữ thực phẩm trong sử dụngtủ lạnh

Điều lưu ý quan trọng trước khi cho thực phẩm vào trong tủ lạnh:

  • Không nên để những thức ăn chưa sơ chế vào tủ lạnh, nhất là bỏ cả túi nilon vào tủ chờ khi nào ăn mới làm sạch. Thực phẩm có thể đã bị dính bẩn từ nhiều nguồn khác nhau có thể sẽ gây ô nhiễm cho chính đồ ăn đang có trong tủ. Chính vì vậy, nên sơ chế hoặc chế biến qua trước khi bảo quản trong tủ lạnh, nhất là các loại rau củ quả.
  • Không để trứng dính bẩn trong tủ lạnh hoặc rửa trứng mà không ăn trong thời gian ngắn.

Hoa quả và rau xanh:

  • Táo có thể để trong tủ lạnh 1 2 tuần, cam quýt có thể được 1 tuần, cà chua để được khoảng 1-2 ngày. Chuối, dưa chuột thì không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Vì những loại hoa quả này phải để ở những nơi nhiệt độ cao. Chuối cần phải để ở nơi nhiệt độ từ 11-13 độ C, dưa chuột để ở nơi từ 10 13 độ C. Trong khi đó, ngăn để rau và hoa quả trong tủ lạnh nhiệt độ thường là khoảng 8 độ C. Do nhiệt độ trong tủ lạnh quá thấp, nên những rau xanh và hoa quả này dễ bị hỏng.
  • Nhiệt độ của ngăn để thức ăn và rau hoa quả trong tủ lạnh không phải chỗ nào cũng giống nhau, thường thì nhiệt độ ngăn trên cao hơn ngăn dưới, nhiệt độ ở chỗ gần cửa là cao nhất, nhiệt độ chỗ sát đằng sau là thấp nhất. Vì vậy, khi để thức ăn vào tủ lạnh phải chú ý. Chẳng hạn như những thứ để 1-2 ngày là lấy ra ăn, hay những thứ không dễ hỏng như sa lát, nước hoa quả, trứng gà, trứng mặn có thể để ở cửa. Những thức ăn dễ thiu như cơm và những thức ăn thừa hay những thức ăn làm bằng đậu nên để ở sát đằng sau của ngăn trên. Rau xanh và hoa quả có thể để ở ngăn dưới hoặc ngăn chuyên để rau và hoa quả, nhưng không nên để sát vào trong.

Hình ảnh:hướng dẫn sử dụng tủ lạnhđối với hoa quả

Thịt, cá:Nên bảo quản ở nhiệt độ từ 3 7 độ C và không để quá 1 tuần. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, bọc cẩn thận và không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Thực phẩm đông lạnh

Cần lưu ý đến hướng dẫn sử dụng của các loại thực phẩm này. Có 2 loại là thực phẩm trữ mát [trữ đông từ 0 5 độ C] như thịt, giò, chả và thực phẩm đông lạnh [trữ đông từ -25 đến -18 độ C] như hải sản.Thực phẩm đã rã đông thì không được cho vào ngăn đá trở lại vì dễ gây nhiễm độc. Tốt nhất là bỏ ra đến đâu thì ăn hết đến đấy.

Thức ăn thừa:Không nên để nguyên đồ ăn thừa trên đĩa, bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Vi khuẩn không bị chết hoàn toàn, một số chỉ bị ngưng hoặc giảm hoạt động, một số khác vẫn tiếp tục phát triển trong nhiệt độ và môi trường trong tủ lạnh.
Nên bọc đồ ăn thừa cẩn thận rồi mới cho vào tủ lạnh.

Tủ lạnh Hitachi R-WB480PGV2

NỒI CƠM SUNHOUSE NK 1.2 LÍT SH8216

Giới thiệu một số mẫu máy ép trái cây hàng đầu hiện nay


Video liên quan

Chủ Đề