Cách làm trẻ sơ sinh buồn ngủ

Những mẹo nhỏ, thủ thuật và giải pháp đơn giản để giải quyết câu hỏi “Làm sao để tập cho bé tự ngủ?” trong giai đoạn đầu đời.

Giai đoạn những tuần và tháng đầu đời của bé là một khoảng thời gian pha lẫn sự yêu thương và những đêm không ngủ của ba mẹ. Nhưng bạn cần nhớ rằng, các bé vừa bước vào căn nhà mới của mình [nói cách khác là bé vừa đến thế giới này], vì vậy bé cần mất một chút thời gian để thích ứng với việc phải ngủ vào ban đêm. Sau đây là một vài mẹo nhỏ và cách tập cho bé tự ngủ mà bạn không nên bỏ qua. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những điều cần thiết cho một giấc ngủ để giúp con của bạn trở thành một Bé ngoan thích ngủ.

Tập cho bé tự ngủ vào ban đêm ngay khi bé vừa về nhà là hơi sớm [nhưng bé sẽ thích thú khi nhìn thấy giường của mình]. Có điều, việc xây dựng chu trình ngủ của bé trong tháng đầu tiên sẽ giúp mọi người trong gia đình được ngủ ngon hơn - thậm chí chuyện này sẽ còn kéo dài liên tục.

Bạn thấy đấy, thói quen chính là cách để bé bắt đầu tìm ra sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm [bé sẽ biết giấc ngủ nào sẽ dài hơn]. Trong khi các bé đang cố gắng xây dựng chu trình ngủ của mình, thì bạn cũng có thể nhắc nhở bé đã đến lúc đi ngủ bằng một vài gợi ý đơn giản liên quan tới việc đi ngủ:

  • Đưa nôi nhẹ nhàng để bé dễ ngủ
  • Kéo rèm cửa trong phòng của bé
  • Nếu bạn nói chuyện với bé thì hãy nói bằng giọng nhẹ nhàng nhất
  • Dùng những thiết bị dỗ bé để phát tiếng ồn trắng [White noise] hoặc nhạc nhẹ để dỗ bé

Bạn hãy thử dùng những mẹo nhỏ kể trên để rèn cho bé thói quen đi ngủ vào ban đêm, bé thường mất khoảng 15-30 phút để đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bé bắt đầu quấy khóc, bạn cần nhanh chóng tìm cách để bé đi ngủ nhanh hơn [nhưng bé vẫn phải cảm thấy vui vẻ]. Nhưng bạn cần nhớ, những gì bạn làm đều phải mang tính nhất quán.

Việc thực hiện một quá trình dễ đoán trước khi ngủ sẽ nhắc nhở bé đã đến giờ ngủ, và đó là BEST:

  • Bath - Tắm rửa
  • Eat - Ăn uống
  • Story Time - Giờ nghe đọc truyện
  • Time for Bed - Đến giờ đi ngủ

Các nghiên cứu cho thấy nếu như quấn chũn một cách đúng đắn thì có thể khiến trẻ sơ sinh nhanh đi vào giấc ngủ hơn [một điều tốt]. Cách tập cho bé tự ngủ này giúp bé ngủ yên và sẽ ít thức giấc hơn. Và chắc chắn ai cũng thích một chú nhộng mũm mĩm, đúng không? Bạn cần nhớ rằng, khi quấn chũn bạn phải đặt tay bé “lên trên”, gần trái tim của bé, điều đó sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu. Khi bé bắt đầu biết lật người thì bạn có thể ngừng sử dụng chũn. Trẻ sơ sinh có thể ngừng sử dụng chũn khi bé được hai đến bốn tháng tuổi.

Việc nắm rõ các dấu hiệu khi bé buồn ngủ sẽ giúp bạn tập cho bé tự ngủ hiệu quả. Liệu bé có thể nói với bạn “Con buồn ngủ rồi!” hay không? Chắc chắn là có thể. Ngáp chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bé buồn ngủ, nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngáp khi buồn ngủ. Tuy phần lớn trẻ sơ sinh đều có dấu hiệu buồn ngủ riêng của mình, nhưng dưới đây là một vài dấu hiệu thường thấy nhất:

  • Mắt bé chuyển sang màu đỏ
  • Vùng da xung quanh lông mày bị kích ứng
  • Má bé ửng đỏ và có đốm
  • Bé mất tập trung và nhìn chằm chằm vào không khí
  • Cơ thể bé bị căng thẳng
  • Bé gào thét
  • Bé quấy khóc

Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi của trẻ sơ sinh, khoảng cách từ lúc bé bắt đầu buồn ngủ đến lúc qua điểm buồn ngủ của bé là 15 phút. [Đó là giai đoạn nhạy cảm ngay trước khi bé bắt đầu ngủ]. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy dấu hiệu buồn ngủ ở bé, bạn hãy bắt đầu dỗ bé ngủ càng sớm càng tốt. Điều đó tốt cho cả bạn lẫn bé.

Không phải lúc nào bé quấy khóc hoặc nức nở vào đêm cũng là vì đói bụng. Bạn cần kiên nhẫn chờ xem bé có tự nín và tiếp tục ngủ hay không [Nhưng chúng ta biết điều đó không phải là dễ].

Ngoài ra, bạn có thể dùng điện thoại di động để điều khiển đèn ru ngủ cho bé. Chỉ cần một nút bấm là bạn có thể bật một bài hát quen thuộc hoặc âm thanh nhẹ nhàng để tập cho bé tự ngủ mà không cần bạn đến dỗ bé.

Các bé có nhiều cơ hội để tự ru mình ngủ. Điều đó sẽ khiến bé càng dễ đi vào giấc ngủ và ngủ tròn giấc hơn dù là ban ngày hay ban đêm. Đương nhiên là kể cả giấc ngủ trưa. Dưới đây là năm dấu hiệu mà bé đang tự ru mình ngủ:

  • Bé nắm tay và đặt chúng ở giữa ngực
  • Bé mút ngón tay hoặc ngậm bàn tay
  • Khi bạn bế bé, bé sẽ rúc mặt vào ngực, cổ hoặc nách của bạn để tìm sự thoải mái
  • Bé lăn sang một bên hoặc là nằm sấp
  • Tiếng khóc dỗ dành: bé phát ra âm thanh nhỏ, hoặc nức nở được vài phút [tiếng nức nở này khác với tiếng gào khóc].

6. Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm lâu hơn

Rất nhiều bé khi ngủ được từ 30 phút đến hai tiếng thì lại tỉnh giấc. Để có thể ngủ tiếp, bé cần bạn đưa nôi, cho bú hay bế. Đây chính là lúc bạn bắt đầu kéo dài chu trình ngủ của bé.

Hãy quan sát khoảng cách bé tỉnh giấc và hành vi của bé. Điều này sẽ giúp bạn biết được mối liên hệ giữa giấc ngủ của bé và bạn. Nếu bé muốn bạn cho bú hoặc bế thì mới chịu ngủ tiếp, bạn có thể áp dụng cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm lâu hơn như sau:

  • Bạn nên cho bé bú trước khi đi ngủ khoảng 20-30 phút thay vì cho bé ngủ ngay sau khi bú xong.
  • Khi bé buồn ngủ [nhưng không ngủ được], bạn hãy đặt bé xuống chỗ ngủ của bé, vỗ về và đong đưa bé để bé dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nếu bé bắt đầu quấy khóc, bạn bế bé lên và đong đưa để bé đi vào trạng thái buồn ngủ. Bạn hãy kiên nhẫn vỗ về bé rồi nhẹ nhàng đặt bé về chỗ ngủ.
  • Bạn cần thực hiện cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm này từ 3-5 lần trong khoảng 20-25 phút.
Bạn hãy thử lặp lại quá trình này vào đêm hôm sau để tạo sự nhất quán cho bé. Đây là cách tập cho bé tự ngủ suốt đêm nhẹ nhàng và hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng thành công.

Hồi quy giấc ngủ không nghiêm trọng như tên gọi của nó. Giai đoạn 6, 9 và 12 tuần tuổi là ba giai đoạn phát triển lớn của bé.

Tin vui: Khi bạn nói chuyện hoặc cười với bé, bé sẽ tập trung nhìn vào khuôn mặt của bạn hơn

Tin không vui: Những sự phát triển này sẽ khiến bé trở nên khó ngủ. Cho dù việc tập cho bé tự ngủ đã thành thói quen, nhưng bé vẫn thức giấc và đòi bú nhiều hơn. Bởi khi bé đạt đến mốc phát triển thì sẽ càng thèm ăn! Đó gọi là hồi quy giấc ngủ. Nhưng bạn đừng lo lắng, chuyện này sẽ không kéo dài quá lâu.

Theo nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian này bé sẽ thường xuyên quấy khóc. Thậm chí bé cần ba mẹ dỗ dành hơn là tự nín khóc và tự đi vào giấc ngủ. Vậy thì bạn cần phải làm gì? Bạn hãy cho bé những gì bé cần trong giai đoạn phát triển này, bao gồm việc ôm bé vào lòng trước khi bé ngủ. Bởi vì không ai mà không thích được ôm ấp. Khi bạn làm như vậy, bé sẽ trở nên ngoan ngoãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹ sẽ dễ dàng biết cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất khi đã hiểu rõ các đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mỗi chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài khoảng 40 phút, bao gồm cả giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh. Giữa mỗi chu kỳ, con có thể sẽ thức giấc trong một khoảng thời gian ngắn và có thể ngủ tiếp ngay nếu không có vấn đề gì làm con gián đoạn giấc ngủ.

Nhiều mẹ thấy trẻ khó ngủ về đêm, cứ ngủ khoảng 40-60 phút lại dậy một lần cũng là vì con thức giấc giữa các chu kỳ ngủ và khó ngủ lại được do nhiều lý do, có thể là do con nóng, con đầy hơi hoặc con đói bụng...

Điều này còn dễ bị nhầm tưởng là trẻ sơ sinh ngủ mơ thấy điều gì đó khiến con ngọ nguậy, cơ mặt con cử động như đang cười hoặc đang mếu, ngủ không yên. Nhưng thực chất là con đang ở trong giấc ngủ động hoặc ở giữa các chu kỳ ngủ.

Mẹ có thể thấy con đặc biệt hay tỉnh giấc vào rạng sáng, đó là vì khoảng thời gian này con đang ở giai đoạn ngủ REM - ngủ đảo mắt nhanh. Trong giai đoạn này, mặc dù con vẫn nhắm mắt ngủ nhưng não của con lại hoạt động gần giống như ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ.

Để hiểu hơn về REM ở trẻ sơ sinh là gì, mời mẹ tham khảo thêm bài viết REM sáng ở trẻ sơ sinh nhé!


Mẹ có thể biết cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất nếu hiểu rõ về giấc ngủ của con

Các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ đêm

Chắc hẳn nhiều mẹ đã từng thử mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ đêm ngon giấc . Nào là treo tỏi ở đầu giường, để dao dưới gối... nhưng con yêu vẫn “ngủ ngày cày đêm” hay thậm chí là quấy khóc suốt đêm.

Thực ra, mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm này chỉ được truyền miệng trong dân gian chứ không hề được chứng minh bằng các phương pháp khoa học. Vì thế mẹ có thể tham khảo chứ không nên tin tưởng quá nhiều.

Cách xoa đầu cho bé ngủ

Cách xoa đầu cho bé ngủ cũng hay được các mẹ áp dụng nhiều và các con cũng rất hợp tác. Lý do là vì trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy được trấn an và vỗ về khi được tiếp xúc nhẹ nhàng với bố mẹ, cũng tương tự như động tác xoa lưng hay vỗ ru con vậy.

Thế nhưng sẽ có trường hợp trẻ sơ sinh không chịu ngủ dù cho bố mẹ đã áp dụng rất nhiều các cách ru ngủ khác nhau. 

Đó cũng là lý do mẹ nên tìm hiểu các mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc khoa học hơn như bật tiếng ồn trắng, lựa chọn bỉm chất lượng tốt để con không bị tỉnh giấc vì ướt mông, quấn chặt để con có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ...

Cách dỗ em bé quấy khóc khi ngủ hiệu quả nhất vẫn là hiểu tiếng khóc của con và đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ cần trước khi vào giấc ngủ. Ví dụ như nếu còn cần ợ hơi, mẹ hãy vỗ ợ để con dễ chịu hơn, nếu con khóc vì đói thì mẹ hãy cho con ăn...

Đôi khi con sẽ khóc vì quá mệt khi phải thức quá lâu do lịch sinh hoạt của con không hợp lý, lúc này mẹ nên điều chỉnh lại giờ ăn, thời gian thức và thời gian ngủ phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

Luyện tự ngủ cho bé

Thay vì cứ thử các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất mà không có tác dụng lâu dài, mẹ hãy để con có cơ hội học cách tự đưa mình vào giấc ngủ bằng cách luyện tự ngủ cho bé. 

Luyện tự ngủ có thể coi là cách ru bé ngủ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trẻ biết tự ngủ có thể ngủ ngay khi vừa đặt xuống giường mà không mất thời gian bế ru. Để làm được điều này dễ dàng, mẹ tham khảo POH Easy ngay nhé!

Đồng thời luyện tự ngủ cũng là cách giúp con ngủ lành mạnh nhất. Khi có thể tự ngủ, con cũng sẽ biết cách tự chuyển giấc giữa các chu kỳ ngủ và ngủ ngon. Con ngủ sâu hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng để hứng trọn hoóc-môn tăng trưởng HGH và phát triển tối ưu chiều cao và não bộ.

Luyện tự ngủ - cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất giúp con ngủ ngon và chất lượng nhất

Mẹ sẽ không còn phải dùng các cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ cũ như bế ru con cả tiếng đồng hồ trong mệt mỏi, mà lại còn có hại cho xương sống của con, mẹ cũng không cần phải rung lắc hay đưa võng dẫn đến nguy cơ độ tử sơ sinh SIDS hoặc hội chứng rung lắc gây ảnh hưởng đến não bộ.

Và mẹ cũng không cần phải để con buồn ngủ đến mức không chịu nổi nữa thì phải nhắm mắt ngủ, nhưng rồi đến hết một chu kỳ ngủ khoảng 40 phút, con lại thức dậy như chưa hề ngủ…

Nhiều mẹ hiểu lầm luyện tự ngủ là để bé khóc rồi ngủ và tự hỏi có nên để trẻ khóc tự ngủ không? Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

Luyện tự ngủ không chỉ có luyện ngủ, mà là một quá trình điều chỉnh nếp sinh hoạt ăn - ngủ - chơi để con có những bữa ăn chất lượng, tổng thời gian thức, thời gian ngủ phù hợp với lứa tuổi.

Khi có thời gian thức phù hợp, con sẽ xuất hiện 1 ngưỡng buồn ngủ. Luyện tự ngủ là bố mẹ theo dõi để cho bé đi ngủ đúng ngưỡng đó. Đồng thời sử dụng “nút chờ” 3-5 hoặc 7 phút để bé có cơ hội học cách đi vào giấc ngủ. 

Nút chờ chỉ diễn ra trong 3-5 hoặc 7 phút chứ không phải để bé khóc chán rồi ngủ. 

Khi luyện tự ngủ cho con, mẹ có thể sẽ cần đến các công cụ hỗ trợ như ti giả, máy phát tiếng ồn trắng, quấn cho con khi ngủ... để tạo môi trường ngủ lý tưởng nhất cho bé.

Với bé dưới 12 tuần, nếu mẹ áp dụng đúng phương pháp như các bé ở POH Easy thì con sẽ nhanh chóng biết tự ngủ sau 7-10 ngày kể từ khi bắt đầu hướng dẫn tự ngủ. 

Video liên quan

Chủ Đề