Cách làm kiểm định chất lượng giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSố: 8987/BGDĐT-KTKĐCLGDV/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông,cơ sở giáo dục thường xuyênCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012Kính gửi:- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;- Các trường phổ thông trực thuộc Bộ.Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên [sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT]. Để giúp các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục] triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] hướng dẫn như sau:Phần ITỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤCTự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.I. HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC1. Thành lập hội đồng tự đánh giáa] Hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục do hiệu trưởng, giám đốc [sau đây gọi chung là hiệu trưởng] ra quyết định thành lập [theo Phụ lục I]. Số lượng thành viên, thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 và Điều 25, Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT;b] Chủ tịch hội đồng tự đánh giá:- Thành lập nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là thành viên trong hội đồng tự đánh giá;- Thành lập các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 5 người. Nhóm trưởng là thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Nhóm công tác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do chủ tịch hội đồng phân công. Mỗi nhóm thực hiện đánh giá một số tiêu chí trong một hoặc một số tiêu chuẩn;- Huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia hoạt động tự đánh giá;c] Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giáa] Kế hoạch tự đánh giá [theo Phụ lục II] do chủ tịch hội đồng tự đánh giá phê duyệt gồm các nội dung:- Mục đích và phạm vi tự đánh giá;- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên hội đồng tự đánh giá;- Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ giáo viên, nhân viên;- Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động;- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;- Xác định thời gian thực hiện cho từng hoạt động [bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động];b] Kế hoạch tự đánh giá cần được xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục. Cần xác định rõ công việc, thời gian hoàn thành, tránh chung chung và hình thức;c] Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung.3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứngTrong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.a] Thu thập minh chứng:- Minh chứng được thu thập từ các nguồn: hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục,...;- Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm

Video liên quan

Chủ Đề