Cách giải mã dữ liệu bị virus mã hóa pptx năm 2024

Thực tế, Ransomware là một loại mã độc vô cùng nguy hiểm và chắc hẳn ai trong số chúng ta đều không mong muốn máy tính của mình bị nhiễm loại mã độc này. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để phòng chống được Ransomware tấn công? Bài viết dưới đây, Viettel IDC sẽ chia sẻ đến độc giả những cách phòng chống Ransomware vô cùng hiệu quả. Đó là những cách nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé.

3 cách phòng chống Ransomware tấn công vô cùng hiệu quả

Ransomware là gì?

Về cơ bản, Ransomware là một loại virus được mã hóa, được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem là mô hình hiện đại của tội phạm mạng với nguy cơ gây tổn thương cho hệ thống mạng toàn cầu. Khi Ransomware xâm nhập vào máy tính của người dùng, nó sẽ mã hóa và chặn những truy cập dữ liệu trên đĩa. Do vậy, để có thể hoạt động bình thường trở lại, người dùng phải chuyển tiền vào tài khoản của tin tặc thì mới gỡ được Ransomware.

Tìm hiểu 3 loại Ransomware phổ biến hiện nay

Locker Ransomware

Locker Ransomware hay còn có tên gọi khác là Non-Encrypting Ransomware. Loại phần mềm này không mã hóa file mà thay vào đó nó sẽ chặn hoàn toàn người dùng truy cập vào các thiết bị. Ví dụ trong trường máy tính bị nhiễm Locker Ransomware, người dùng sẽ không thể thao tác được gì ngoài bật tắt máy. Trên màn hình máy lúc này sẽ xuất hiện thông báo hướng dẫn cách gửi tiền để trả máy về trạng thái bình thường.

Ransomware Crypto

Ransomware Crypto hay Encrypting Ransomware là loại Ransomware phổ biến nhất hiện nay. Chúng mã hóa các file dữ liệu bằng việc bí mật kết nối với server của các tin tặc, sau đó tạo một chìa khóa để mã hóa và đổi tên đuôi các file. Đồng thời, các hacker này sẽ gửi thông báo đòi tiền chuộc về máy, trong trường hợp không trả trong thời gian quy ước, các file dữ liệu này có thể bị nâng cấp mã hóa và làm ảnh hưởng xấu đến dữ liệu.

Các chủng nguy hiểm nhất

Hiện nay, người ta ghi nhận được rất nhiều chủng Ransomware với mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong số các loại Ransomware được biết đến, ba loại nguy hiểm nhất bao gồm WannaCry, CryptoLocker và Petya. Ngoài ra những cái tên khác cũng có thể làm hại máy tính của người dùng như Locky, TeslaCrypt,...

Những ưu điểm đáng chú ý của dịch vụ Cloud Security tại Viettel IDC

\>> Xem thêm: 3 lợi ích của dịch vụ bảo mật đám mây - Cloud Security

3 cách chính để phòng chống Ransomware tấn công

Thứ nhất: Sao lưu dữ liệu

Giải pháp phòng chống Ransomware được coi là hiệu quả nhất là việc thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng trong máy tính. Nếu mỗi ngày bạn đều làm việc với các dữ liệu quan trọng thì việc thực hiện backup dữ liệu thường xuyên là điều mà người dùng nên làm. Trong trường hợp không may máy tính của bạn bị tấn công, điều này sẽ giúp bạn không cần lo lắng về việc dữ liệu bị phá hủy hay đánh cắp.

Thứ hai: Cập nhật phần mềm thường xuyên

Các bản cập nhật của phần mềm sẽ thường được những nhà phát hành vá lỗi bảo mật còn tồn tại trong phiên bản cũ, giúp bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng hơn. Người dùng cũng nên đặc biệt chú ý cập nhật thường xuyên các chương trình như trình duyệt, Flash, Java.

Ngoài ra, anti-virus cũng là một trong những chương trình quan trọng người dùng nên để tâm đến. Nếu thiết bị của bạn chưa có phần mềm diệt virus thì hãy cài đặt càng sớm càng tốt, để có thể phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Những phần mềm diệt virus này hỗ trợ rất nhiều cho người dùng trong việc phát hiện các tệp độc hại như Ransomware, đồng thời cũng giúp ngăn chặn hoạt động của các ứng dụng không rõ nguồn gốc trong máy tính của bạn.

Thứ ba: Cẩn thận với các link và file lạ

Đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến của hacker hiện nay, với việc gửi email hay nhắn tin qua Facebook, đính kèm link download và nói rằng đó là file quan trọng hoặc chứa nội dung hấp dẫn với mục tiêu. Khi tải về các file thường nằm ở dạng “.docx”, “.xlxs”, “.pptx” hay “.pdf”, nhưng thực chất đó là file dạng “.exe” [chương trình có thể chạy được], ngay lúc người dùng click mở file mã độc sẽ bắt đầu hoạt động và tấn công vào máy tính của người dùng.

Do đó, trước khi download bất kỳ một file dữ liệu nào về máy, người dùng nên kiểm tra kĩ mức độ tin cậy của địa chỉ người gửi cũng như nội dung email,… Nếu download về rồi thì hãy xem kỹ đuôi file là gì, hoặc sử dụng Word, Excel, PowerPoint,… để mở file thay vì click trực tiếp. Trong trường hợp là file “.exe” giả dạng thì phần mềm sẽ báo lỗi và không mở được.

\>> Xem thêm: DDoS là gì? Tất tần tật những điều người dùng nên biết về tấn công DDoS

Lời kết

Hãy đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện được đầy đủ và tốt nhất các giải pháp chống Ransomware mà Viettel IDC đã chia sẻ ở trên để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng rằng, bài viết này của Viettel IDC có thể mang lại cho độc giả thật nhiều những thông tin hữu ích về Ransomware.

Chủ Đề