Cách đội mũ bảo hiểm đúng quy định và an toàn

Bên cạnh việc sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng thì việc đội mũ đúng cách cũng rất quan trọng nhưng nhiều người luôn bỏ qua. Đa số mọi người khi đội mũ bảo hiểm đều đội theo cảm tính chứ không thực sự biết về những quy tắc đội mũ an toàn. Cùng Andes tìm hiểu thêm về các quy tắc sử dụng mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông nhé!

Chọn đúng mũ bảo hiểm chất lượng

Trước khi xét xem mũ bảo hiểm có phù hợp với bạn hay không, đội mũ có đúng hay không thì phải chiếc mũ có đảm bảo chất lượng hay không trước?

Rất nhiều bạn chủ quan chỉ chú ý đến giá thành và kiểu dáng mà quên kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Điều này chính là đang xem nhẹ an toàn của bản thân và những người xung quanh. Lúc chọn mua mũ ít nhất nên kiểm tra xem sản phẩm có tem hợp quy CR của Bộ KH&CN.

Nếu kỹ hơn, các bạn có thể kiểm tra đến cấu tạo bên trong mũ. Mũ bảo hiểm chất lượng phải có đầy đủ các bộ phận cơ bản như vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Nguyên liệu sản xuất mũ cũng phải đảm bảo chất lượng. Mũ bảo hiểm tốt nhất thì phần vỏ nên được làm từ nhựa ABS nguyên sinh chưa qua xử lý nhiệt, sợi carbon hoặc sợi thủy tinh, phần mút xốp được tạo thành từ xốp EPS ép dưới tỉ trọng cao dày và cứng, các chi tiết còn lại cũng được gia công cẩn thận, kỹ lưỡng.

Khách hàng nên lựa chọn các thương hiệu có tên tuổi, có uy tín lâu năm trên thị trường và được Bộ GTVT khuyên dùng như mũ bảo hiểm Andes.

4 bước đội mũ bảo hiểm đúng cách

Sau khi đã tìm được cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đẹp và chất lượng, bạn cần phải biết cách đội mũ sao cho chuẩn để mũ có thể phát huy hết tác dụng bảo vệ an toàn, giảm chấn thương phần đầu cho người dùng khi tham gia giao thông. Sau đây là 4 bước quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi đội mũ.

Bước 1: Kiểm tra size mũ

Một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp nhất với bạn là một chiếc mũ không quá rộng cũng không quá chật. Nếu mũ quá rộng, khi đội sẽ lỏng lẻo, khi đi sẽ dễ bị gió tốc lật ra sau gáy, không cố định. Còn nếu mũ quá chật sẽ gây khó chịu cho người đội, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, bí bách gây mất tập trung khi lái xe.

Khi đội một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn, bạn sẽ cảm nhận được lớp lót vừa vặn ôm lấy đầu từ mọi phía. Mũ không gây cấn, khó chịu hoặc quá rộng, dễ lắc lư, dịch chuyển khi đội.

Bước 2: Kiểm tra phần trước mũ

Khi đội thử mũ bảo hiểm, bạn chú ý đội sao cho vành trước mũ song song và cách chân mày khoảng 2 ngón tay. Nếu khoảng cách quá 2 ngón tay, chứng tỏ mũ đang bị bật ra sau, không thể bảo vệ tốt phần trán cho bạn. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 2 ngón tay, chứng tỏ mũ đã bị sụp về phía trước, điều này dễ gây cản trở tầm nhìn khi lái xe.

Bước 3: Kiểm tra dây mũ

Trước khi đội mũ bảo hiểm, nên kiểm tra xem dây mũ có bị xoắn lại, dây xoắn lại sẽ gây cọ xát, khó chịu cho người đội. Phần dây chữ V ngay tai cũng nên được kiểm tra đảm bảo ôm sát vào thùy tai, vừa vặn không xô lệch, không cấn tai.

Bước 4: Điều chỉnh độ dài dây mũ và khóa an toàn

Không được để dây mũ quá lỏng hoặc quá chật. Khi cài quai, bạn nên thử đưa 2 ngón tay vào giữa cằm và dây mũ, nếu vừa là bạn đang đội mũ đúng cách.

Cài dây quá rộng, có những trường hợp tai nạn, mũ bảo hiểm lật ra phía sau, phần dây xiết vào vùng cổ gây tổn thương khí quản, thực quản, chấn thương đốt sống cổ,… Dây quá chật gây vướng víu, khó chịu, khó thở, bí bách và gây mất tập trung.

Đội mũ bảo hiểm đúng cách chính là yêu thương bản thân, tôn trọng sinh mệnh của mình và những người xung quanh. Mũ bảo hiểm Andes luôn đồng hành, mang đến cho bạn những mẫu mũ chất lượng với giá thành hợp lý cùng kiểu dáng đa dạng và đẹp mắt. Hãy đến Andes trở thành người bạn đáng tin cậy, bảo vệ bạn trên mọi cung đường!

Tham khảo hệ thống showroom của Andes tại đây.

Tham khảo các sản phẩm Andes tại đây.

- Qua khảo sát sơ bộ cho thấy số người không chấp hành đội mũ bảo hiểm rất thấp. Tuy nhiên có tới 89% người đội mũ bảo hiểm không đúng cách, đội sai. Trong đó, lỗi sai chủ yếu là đeo dây mũ vào cổ hoặc dây mũ quá rộng. Ngoài lỗi dây mũ đặt vào cổ, dây lỏng lẻo, các lỗi sai thường thấy hiện nay là không cài dây mũ, đội mũ vải - mũ lưỡi trai ở trong mũ bảo hiểm, đội ngược mũ từ phía trước ra sau, thậm chí tháo xốp lót mũ ra cho ... nhẹ và thoáng ?! Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân có tâm lý đội chống đối, đội chỉ để không bị phạt nên họ không quan tâm đến đội mũ đúng hay sai. - Nếu đội mũ sai thì sẽ không có tác dụng, hoặc tác dụng giảm đi. Trong một chừng mực nào đó, đội mũ không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người đội. Giá trị bảo vệ của mũ chỉ còn 30-50% vì việc đội sai sẽ làm mũ bảo hiểm lỏng lẻo, không ôm sát đầu hoặc mất lớp xốp bên trong, ảnh hưởng đến quá trình giảm tốc, cản dị vật va đập trực tiếp vào vùng đầu.

- Đặc biệt, dây mũ đặt vào vị trí cổ, khi bị tai nạn, dây có thể xiết vào vùng cổ, từ đó có thể gây tổn thương khí quản, thực quản, cột sống cổ, động mạch cảnh, dẫn đến liệt nửa người, thiếu máu não, thậm chí tử vong.

- Hiện tại, đã có quy định hướng dẫn về việc đội mũ bảo hiểm đúng.
- Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau: 
+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán [hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm] lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

- Sử dụng MBH đạt tiêu chuẩn chất lượng, đội vừa ôm sát đầu, dây mũ đặt ở cằm và thắt chặt. Nên dùng dây mũ có miếng nhựa đỡ cằm cho chắc chắn, hướng cài dây mũ về phía trước cằm để tránh dây trượt về cổ. Nếu thắt dây mũ đúng sẽ rất khó nói chuyện, khó văng ra ngoài khi có va đập do ngã, vì vậy việc bảo vệ hiệu quả hơn rất nhiều.
- Việc đội MBH khi tham gia giao thông chỉ có tác dụng khi người điều khiển giao thông biết chấp hành luật lệ giao thông, đi với tốc độ vừa phải và đội mũ đúng cách. Khi tham gia giao thông đường dài, đường cao tốc, tốt nhất là nên đội 
mũ bảo hiểm cả đầu, sẽ phòng phòng tránh được chấn thương toàn bộ vùng sọ não, chắn gió tốt giúp người lái xe tập trung hơn.


- Còn với mũ bảo hiểm nửa đầu

 cũng có tác dụng bảo vệ nhưng chỉ được một phần đầu, với điều kiện đi chậm từ 20 - 30km/h. Còn nếu đi với tốc độ cao, 50 - 60km/h khi bị tai nạn sẽ xô lệch, nghiêng vẹo, tác dụng không nhiều. Khi đội MBH, người dân cần học thói quen nhìn gương để quan sát xung quanh. Nếu không nhìn qua gương lại đội mũ kín mít nên không nghe thấy còi, không làm chủ tốc độ sẽ làm tăng tai nạn. - "Đã mất công đội mũ bảo hiểm thì hãy đội đúng - đội mũ bảo hiểm là để bảo vệ chính mình, chứ không phải để đối phó". Bước 1: Đội MBH sao cho vành trước mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng 2 ngón tay. Bước 2: Điều chỉnh quai mũ cho chắc chắn và ôm sát thùy tai 

Bước 3: Đưa 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu đưa vừa 2 ngón tay là được. Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng để tránh ảnh hưởng đến người đội hoặc mũ có thể văng ra ngoài.

Các trường hợp đội mũ bảo hiểm sai quy cách, có đội cũng như không.







Phụ nữ Thái vùng Tây Bắc có tập tục búi tóc nên trước đây việc đội nón bảo hiểm dường như chỉ là hình thức.


Tuy nhiên hiện đã có kiểu nón đặc biệt cho người dân tộc. Chắc chỉ duy nhất có tại Việt Nam.



Đừng đội mũ bảo hiểm vì đối phó CSGT, đừng ham rẻ mà phải ân hận khi có sự cố đáng tiếc xảy ra. Hãy đội mũ bảo hiểm vì an toàn của chính bản thân và gia đình bạn. Hãy đội mũ bảo hiểm chất lượng, đội đúng cách và lái xe an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề