Cách đánh giá sự kiện lịch sử

//tuyengiaotiengiang.vn/dat-va-nguoi-tien-giang/Huong-dan-bien-soan-Bien-nien-su-kien-lich-su-Dang-bo-dia-phuong-3646.html //tuyengiaotiengiang.vn/uploads/news/2022_05/image007.jpg

Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang //tuyengiaotiengiang.vn/uploads/screenshot_1_5.png

2. Sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương

Bao gồm những sự kiện lịch sử quan trọng, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ địa phương, những phong trào cách mạng của quần chúng trong việc thực hiện các chủ trương Đảng bộ...; những sự kiện đó đã được thẩm tra, bảo đảm độ chính xác. Biên niên sự kiện lịch sử được biên soạn nhằm ghi chép những sự kiện theo thứ tự thời gian.

Một sự kiện lịch sử Đảng gồm 3 yếu tố: + Là sự việc đã diễn ra theo trình tự thời gian và trên một không gian được xác định; + Phản ánh nội dung lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của quần chúng ở một thời kỳ, một thời điểm lịch sử cụ thể; + Ảnh hưởng, tác động của sự kiện đó đối với lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng ở địa phương và đối với lịch sử toàn Đảng, in dấu ấn trong lịch sử và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cách mạng.

3. Phân loại sự kiện lịch sử

Việc phân loại sự kiện lịch sử được dựa vào các đặc trưng chủ yếu như nội dung, cơ cấu và ý nghĩa; có thể tham khảo ba cách phân loại sự kiện như sau:

* Cách thứ nhất: Phân loại dựa theo nội dung của sự kiện lịch sử - Sự kiện kinh tế: phản ánh những biến cố, hiện tượng và quá trình của lịch sử phát triển kinh tế; - Sự kiện chính trị: phản ánh những biến cố, hiện tượng về quá trình lịch sử phát triển chính trị, đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng…; - Sự kiện quân sự: các chiến dịch, trận đánh về quân sự; - Sự kiện ngoại giao...

* Cách thứ hai: Phân loại dựa theo cấu tạo của sự kiện, do kết cấu và đặc điểm về không gian và thời gian của biến cố, hiện tượng lịch sử quy định; cách phân loại này chia sự kiện ra thành hai loại: - Sự kiện đơn giản: phản ánh hành động hay biến cố cụ thể được xác định ở một điểm nhất định, trong một thời gian ngắn nào đó; - Sự kiện phức tạp: miêu tả biến cố được hoàn thành trong khoảng thời gian và không gian rộng lớn, có tính chất đa dạng, toàn diện. * Cách thứ ba: Phân loại dựa theo ý nghĩa của sự kiện lịch sử; theo cách phân loại này, sự kiện lịch sử có thể chia ra ba loại: - Sự kiện cơ bản: là sự kiện phản ánh những biến cố, hiện tượng, những quy luật chi phối một phạm vi nhất định của quá trình xã hội, những nét đặc biệt vừa điển hình của quá trình này, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thời kỳ sau; - Sự kiện không cơ bản: là sự kiện khôi phục những biến cố, hiện tượng không có ý nghĩa quan trọng, thứ yếu trong một quá trình lịch sử và ít để lại dấu vết gì sâu sắc trong sự phát triển sau này.

4. Biên niên sử

Biên niên sử [BNS] là ghi chép các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ. Ví dụ: cho 1 năm vừa qua là "biên niên sử năm 2016", cho 10 năm vừa qua là "biên niên sử thập niên 90"[tính từ năm 1990-1999] hay cho 100 năm qua là "biên niên sử thế kỷ 20"[tính từ năm 1900-1999],... "Biên niên sử" có thể được ghi chép lại tất cả mọi thông tin không phân biệt thể loại như: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Tuy nhiên, vẫn có thể ghi chép cho từng thể loại riêng, như BNS chuyên về chính trị, BNS chuyên về kinh tế, hoặc chuyên về một danh nhân lịch sử, như Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử.

5. Một số bộ biên sử tiêu biểu

5.1. Đại Việt sử ký là bộ biên niên sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu đời Trần soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa [có lẽ đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh], nhưng Ngô Sĩ Liên thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật. Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thành Tông, được ban thưởng rất hậu

5.2. Đại Việt sử ký toàn thư

Ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ biên niên sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn, tiêu biểu: Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Quý Đức,…

5.3. Đại Nam thực lục

Ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa [1558] đến đời vua Khải Định [1925] do Quốc sử quán triều Nguyễn Nguyễn biên soạn. * Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Đại Nam thực lục Tiền biên [gồm 12 quyển] ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng trong từ Nguyễn Hoàng [1558] đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần [1777]. Đại Nam thực lục tiền biên do các sử quan thời Minh Mạng và Thiệu Trị là: Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn [tức Võ Xuân Cẩn], Hà Duy Phiên, ... biên soạn. * Phần thứ hai là Đại Nam thực lục chính biên [gồm 587 quyển], viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, đây là phần chính yếu của bộ biên niên sử này. Đại Nam Thực lục Chính biên ghi chép các sự kiện lịch sử từ khi Nguyễn Ánh làm chúa [1778] đến đời Đồng Khánh [1887], và sau này được viết thêm đến đời vua Khải Định [1925].

5.4. Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập 1 và tập 2,Do Viện Lịch sử Đảng biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành, 2007 và 2008. 5.5. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử [10 tập] Do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng biên soạn, NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2016.

Tập 1. Giới thiệu khái quát về thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình học tập, hoạt động của Người từ thời niên thiếu đến năm 1929. Tập 2. Giới thiệu những sự kiện cơ bản về những hoạt động trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1930, khi thành lập Đảng, đến tháng 9-1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tập 3. Ghi lại những sự kiện hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu tiên nước Việt Nam giành lại độc lập 2-9-1945 đến ngày bắt đầu Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946. Tập 4. Ghi lại những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bốn năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 19-12-1946 đến hết năm 1950. Tập 5. Ghi lại những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải rộng khắp núi rừng Chiến khu Việt Bắc và kéo dài trong bốn năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến 1954. Tập 6. Giới thiệu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 1-1-1955 đến ngày 31-12-1957. Tập 7. Ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đầu năm 1958 đến hết 1960. Tập 8. Ghi lại những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ba năm từ 1961 đến 1963. Tập 9. Ghi lại những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1964 đến 1966.

Tập 10. Giới thiệu với bạn đọc ba năm cuối cùng trong cuộc đời của một vĩ nhân đã dành trọn vẹn 79 mùa xuân vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân và hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, từ ngày 1-1-1967 đến ngày 2-9-1969

Chủ Đề