Cách chữa đau mắt bằng lá trầu không

Dân gian truyền tai nhau việc xông lá trầu đau mắt đỏ mang lại hiệu quả cao. Song thực hư thế nào thì nhiều người còn chưa rõ.

Đau mắt đỏ hầu hết là do virus, vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi sau 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan để lâu không điều trị hoặc chữa không đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm, loét giác mạc. Dân gian truyền miệng chuyện trị đau mắt đỏ bằng cách xông lá trầu không, nhưng liệu đây có phải là phương pháp tốt và đáng làm theo hay không?

1. Thực hư chuyện xông lá trầu đau mắt đỏ

Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra, 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Tinh dầu có trong lá trầu không với hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… đồng thời có tính kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Dựa trên những tính chất đó, nhiều người tự ý xông lá trầu không để trị đau mắt đỏ. Họ tin rằng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, khi xông hơi, lá trầu không sẽ bốc lên tinh dầu bay vào mắt, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây đau mắt đỏ, mang lại hiệu quả chữa trị cao.

Thực tế thì cho thấy, xông lá trầu đau mắt đỏ là một phương pháp hoàn toàn sai lầm. Cụ thể, xông lá trầu không chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như gây bỏng, loét giác mạc. Bác sĩ Đặng Văn Quế [Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt DND] cho biết, lá trầu chứa tinh dầu nóng dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt, đồng thời khiến mắt bỏng do sức nóng của hơi nước. Khi vừa xông xong bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm mắt nên dễ lầm tưởng trầu không có tác dụng chữa bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh loại lá này có tác dụng chữa trị đau mắt đỏ, ngược lại nó có thể làm cho mắt phù nề hoặc bị nhiễm khuẩn nặng hơn, nhất là trong trường hợp người dùng không rửa sạch lá trước khi xông.

Xông lá trầu đau mắt đỏ là một phương pháp sai lầm.

2. Điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hiện trên thị trường chưa có thuốc đặc chủng điều trị căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu đi theo hướng khắc phục các triệu chứng mà bệnh gây nên.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ chỉ nên dùng loại thuốc tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân. Các loại thuốc đó bao gồm: tobramycine 0.3% [tobrex, toeycine], quinolone [oflovid, okacin, vigamox], neomycine và polymycine B [cebemycine].

Ngoài ra, vệ sinh đau mắt đỏ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý 0,9% cũng mang lại hiệu quả cao. Chúng có tác dụng rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, làm dịu mắt đang bị cộm rát khó chịu.

Ngoài việc dùng thuốc điều trị đau mắt đỏ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý,  nghỉ ngơi nhiều, che chắn kĩ mắt khi đi ra ngoài hay thường xuyên vệ sinh  gối, ga giường đều đặn… để bệnh chóng lành nhé.

Vệ sinh đau mắt đỏ bằng nước muối sinh lý giúp bệnh chóng khỏi hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

[QNO] - Khi bị đau mắt nhiều người mách nhau lấy nước lá trầu không để rửa mắt sẽ rất dễ chịu, giúp bệnh nhanh khỏi. Thực hư điều này như thế nào?

Nước lá trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị đau mắt.

1. Thành phần hóa học của lá trầu không

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, lá trầu không còn được gọi là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng...

Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Cây trầu không ưa ẩm môi trường bazơ và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Trong 100g lá trầu không có thành phần: Năng lượng: 44 kcal, nước: 85.6g, protein: 3.1g, lipid: 0.8g, muối khoáng: 2.3g, chất xơ: 2.3g, cacbohydrat:6.1g, canxi: 0.5g, sắt: 0.007g, vitamin A: 2.5mg.

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, acid ascorbic, carotene, tinh dầu...

Người bị đau mắt có thể rửa hoặc xông mắt bằng nước lá trầu không.

2. Tác dụng của lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc, tính ấm và thường được sử dụng làm thuốc bởi những tác dụng sau:

- Điều trị một số bệnh lý về răng miệng: Trong lá trầu không có rất nhiều chất chống oxy hóa và diệt khuẩn có khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm có trong lá trầu không có tính sát khuẩn cao giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng.

Hoạt chất flavonoid có trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn và cầm máu, có thể giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng.

- Giảm lượng cholesterol xấu trong máu: Trong lá trầu không có chất eugenol có tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

- Điều trị một số bệnh lý phụ khoa: Sử dụng lá trầu không hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, viêm nhiễm, nhiễm nấm. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ sử dụng nguyên liệu chính từ lá trầu không.

- Điều trị hôi nách: Sử dụng lá trầu không giã nát lấy nước cốt, hạt cau đun lấy nước và lau lên vùng nách, mỗi tuần thực hiện 2 - 3 lần và bạn sẽ thấy được hiệu quả tốt nhất.

- Hỗ trợ điều trị nấm da: Bạn có thể sử dụng lá trầu không giã nát đắp lên vùng da bị nấm hoặc đun lấy nước rửa hằng ngày.

3. Có nên dùng nước lá trầu không để rửa mắt?

Theo kinh nghiệm dân gian sử dụng lá trầu không đun nước rửa mắt, hoặc cho 3 lá trầu không rửa sạch, vò nát cho vào cốc đổ nước sôi vào, xông hơi nước đó vào mắt, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc…

Lưu ý: Đã có nhiều trường hợp gặp tai biến khi sử dụng phương pháp rửa mắt hoặc xông mắt bằng lá trầu không do người sử dụng chế biến nước rửa không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến nhiễm trùng, bệnh càng nặng thêm.

Vì vậy, khi bị đau mắt, tốt nhất người bệnh cần được đi khám tại chuyên khoa mắt. Việc áp dụng biện pháp rửa mắt, xông mắt bằng nước lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không chữa được bệnh.

Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không với nguyên liệu thiên nhiên, không tốn quá nhiều chi phí và mắt bớt cộm ngứa được nhiều người áp dụng để chữa đau mắt đỏ. Tuy nhiên chưa được kiểm chứng nên gây biến chứng cho mắt nếu sơ ý trong quá trình thực hiện.

Hướng dẫn 2 cách xông lá trầu không chữa đau mắt đỏ

Xông lá trầu không chữa đau mắt đỏ là phương pháp dân gian lưu truyền và được nhiều người áp dụng thực hiện để chữa đau mắt đỏ. Sau đây là hai cách hướng dẫn thực hiện xông mắt chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không

Cách 1: Xông lá trầu không

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoảng 50 gram lá trầu không [khoảng 3 lá] còn tươi xanh, không bị úng vàng, nồi nước sạch

Hướng dẫn thực hiện xông lá trầu không chữa đau mắt đỏ:

  • Đem lá trầu không vừa chuẩn bị đi rửa sạch thật kỹ từng lá để loại bỏ đi hết đất, cát, bụi bẩn còn dính trên lá. Đảm bảo độ tốt nhất độ tiệt trùng cho lá
  • Tiếp đến, cho lá trầu không vào nồi nước sạch và cho lên bếp
  • Sau đó đun sôi nước cùng lá trầu không trong khoảng 30 phút thì tắt bếp
  • Đợi cho nước vừa đun nguội bớt
  • Tiến hành xông bằng cách ủ một chiếc khăn to trùm kín vùng đầu và nồi nước vừa đun trong vòng 3 phút.
Lá trầu không có thể tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên

Hoặc có thể tiến hành xông mắt chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không theo các bước như sau:

  • Đem lá trầu không vừa chuẩn bị đi rửa sạch thật kỹ từng lá để loại bỏ đi hết đất, cát, bụi bẩn còn dính trên lá. Đảm bảo độ tốt nhất độ tiệt trùng cho lá
  • Vò nát lá trầu không và cho vào cốc
  • Sau đó đổ nước sôi vào cốc chứa lá trầu không đã vò nát
  • Tiến hành xông hơi nước đó vào mắt trong vòng 3 phút

Duy trì thực hiện cách làm này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và thực hiện liên tục trong vòng một tuần. Tình trạng đau mắt đỏ sẽ giảm dần qua từng ngày, hạn chế các triệu chứng gây khó chịu đến mắt như mắt bị đỏ, sưng, ngứa đem lại trạng thái tốt nhất cho mắt.

Cách 2: Xông lá trầu không cùng lá dâu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50 gram lá trầu không [khoảng 3 lá], khoảng 10 lá dâu tươi và nồi nước sạch

Hướng dẫn thực hiện xông mắt chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không và lá dâu:

  • Rửa thật sạch và kỹ từng lá trầu không và lá dâu để đảm bảo độ tiệt trùng 
  • Lấy lá trầu không và lá dâu vừa chuẩn bị đem vò nát hoặc giã nhuyễn
  • Đổ nước sạch đã qua đun sôi vào hỗn hợp lá
  • Tiến hành xông bằng cách ủ một chiếc khăn to trùm kín vùng đầu để hơi nóng bốc lên trong khoảng 3 phút
  • Sau đó dùng nước này đã nguội bớt để rửa mắt

Duy trì thực hiện cách làm này từ 2 lần mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.

Sử dụng khăn sạch và to để trùm kín khi xông

Công dụng của lá trầu không chữa đau mắt đỏ

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm hắc đặc trưng, theo Đông y loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, trừ phong. Công dụng của lá trầu không trầu chữa đau mắt đỏ được dân gian lưu truyền và được nhiều người áp dụng thực hiện.

Lá trầu không thường mọc leo ở hàng rào hoặc tường nhà

Trong 100 gram lá trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu trầu không.

Công dụng hiệu quả có trong thành phần của tinh dầu trầu không:

  • Tinh dầu này có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế được hiệu quả các loại vi khuẩn có hại như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn ly,...
  • Đồng thời tinh dầu này còn có tác dụng ngăn ngừa và kháng nhiều chủng nấm mạnh nên có tác dụng chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn

Phương pháp dân gian xông lá trầu không chữa đau mắt đỏ hay đau mắt đỏ đắp lá trầu không với cách thực hiện đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu là lá trồng không dễ tìm kiếm, mua và sử dụng nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra còn là liệu pháp chữa đau mắt đỏ này sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn, không gây tốn kém quá nhiều chi phí của người bệnh.

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nhưng vì chính những công dụng và ưu điểm trên của lá nên cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không vẫn được rất nhiều người truyền tai nhau để thực hiện khi bị bệnh đau mắt đỏ

Một vài lưu ý khi thực hiện chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không

Xông lá trầu chữa đau mắt đỏ là cách chữa đau mắt đỏ theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng thực hiện khi bị bệnh đau mắt đỏ bởi những công dụng tốt có trong lá trầu không. Sau đây là một vài lưu ý khi thực hiện chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không bạn cần biết nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của đôi mắt.

Lá trầu không còn có công dụng chữa nhiều bệnh ngoài da

Hãy đảm bảo các nguyên liệu và dụng cụ khi thực hiện cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không được tiệt trùng, đảm bảo độ sạch sẽ nhất để tránh tình trạng viêm nhiễm khi mắt phải tiếp xúc trực tiếp với khoảng cách gần.

Mặc dù sau khi xông mắt với lá trầu, mắt sẽ dễ chịu hơn, tình trạng cộm, đau, nhức mắt giảm hẳn. Nhưng trên thực tế, theo ý kiến của các chuyên gia, việc đắp hoặc xông mắt bằng lá trầu không, lá dâu để chữa đau mắt đỏ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe mắt.

Theo đó, hơi nóng từ nước và tính ấm có trong lá trầu khi tiếp xúc lâu với mắt sẽ rất dễ gây phù nề, nhiễm khuẩn nặng cho mắt, thậm chí khiến mắt bị bỏng khi tiếp xúc lâu với hơi nóng gây bỏng giác mạc, loét giác mạc… sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Để hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt hãy đến khám mắt tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất, đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt của bạn

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách xông bằng lá trầu không chữa đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để có phương hướng chữa đau mắt đỏ, cải thiện và hồi phục tình trạng mắt nhanh chóng khi bị đau mắt đỏ. Hãy chia sẻ bài viết với gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết này hữu ích nhé.

Video liên quan

Chủ Đề