Cách chào hỏi của người châu Âu

Ảnh minh họa [nguồn: internet].

 

Ở Pháp và Nga, gặp nhau bất cứ lúc nào cũng có thể bắt tay, còn ở Anh, Mỹ người ta chỉ bắt tay lần đầu gặp gỡ thôi. Các nước nói tiếng Anh không chấp nhận lối hôn tay phụ nữ để chào mừng, nhưng đó lại là lối rất thông dụng ở Pháp, Tây ban nha. Sang nước Ba Lan và Ý tha hồ được hôn tay phụ nữ, hôn tay càng nhiều càng tỏ ra lịch sự.


Ở nhiều nước Âu Mỹ không nên gọi điện thoại vào những ngày lễ ngày nghỉ cuối tuần trước 9 giờ sáng. Đến thăm nước Bồ đào nha, lệ này khắt khe hơn, chớ gọi điện thoại đến nhà người ta trước 11 giờ sáng. Ở Tây ban nha không nên đến thăm nhà người ta vào giờ nghỉ sau bữa ăn trưa, thời điểm này ai cũng đi ngủ.

Khi nói chuyện, người Ả rập, Hy Lạp, Nam Mỹ đứng thật sát người đối thoại. Nếu chúng ta có ý đứng xa hay tự nhiên lùi lại, họ coi đó là người đối thoại tỏ thái độ lạnh nhạt, xa cách. Trong khi người Đan Mạch cũng thích có nhiều không gian hơn trong lúc nói chuyện thì người Tây Ban Nha lại thích đứng gần nhau hơn. Đừng đút tay vào túi nếu bạn ở Pháp, Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển.

PHẦN LAN

 Trong các buổi tiệc khi chào nhau họ thường bắt tay, ánh mắt nhìn nhau, cúi chào biểu hiện sự tôn trọng, trong trường hợp bình thường thì gật đầu là đủ. Cái bắt tay của người Phần Lan thường mạnh mẽ và trong thời gian ngắn. Khi gặp đôi vợ chồng, nguời vợ được chào hỏi trước, trừ trường hợp theo nghi lễ, chủ nhà sẽ được vợ, chồng chào hỏi trước, những đứa trẻ cũng được chào bằng một cái bắt tay. Hôn má, hôn tay, cũng là cách chào hỏi nhau của người Phần Lan nhưng họ hiếm khi làm việc đó khi gặp nhau. Bạn bè và những người quen có thể ôm nhau để biểu hiện lời chào.

NGA

 Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, bạn không được tỏ ra quá thân thiện. Thái độ xuồng xã hoặc quá dí dỏm hay bị người Nga coi là “Mỹ quá”, thậm chí còn bị coi là yếu thế. Càng quen biết nhau hơn thì càng có thể tỏ thái độ thân mật hơn.

PHÁP

Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.

HÀ LAN

Trong xưng hô, người Hà Lan có thể rất nhanh chóng chuyển từ sử dụng đại từ nhân xưng khách sáo sang thể thân mật. Vì thế, khi giới thiệu và tự giới thiệu họ thường nói đầy đủ tên gọi và tên họ để đối tác có thể tùy chọn cách xưng hô. Thường người cao tuổi hơn sẽ là người đề nghị chuyển cách xưng hô từ khách sáo sang thân mật. Khi nói chuyện, chủ đề cần hết sức tránh là thu nhập và tài sản cá nhân, phê phán Hoàng gia Hà Lan, tôn giáo và đảng phái chính trị. 

ĐỨC

Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.

THỤY SỸ

Bắt tay là 1 hình thức chào hỏi phổ biến ở Thụy Sỹ, nên bắt tay khi bắt đầu gặp mặt và trước khi ra về. Là 1 khách viếng thăm,dù thế nào đi chăng nữa,bạn cũng đừng nên ôm hôn người đối diện. Trong lúc người đó giới thiệu thì nên đứng.Ở những vùng giàu tính truyền thống như nông thôn, đàn ông còn thường ngả mũ khi gặp 1 người quen trên phố.Bạn nên đặc biệt quan tâm đến người cao tuổi.Ví dụ như khi trên phương tiện công cộng bạn nên nhường ghế cho những người cao tuổi.

SÉC

Khi xưng hô với người Séc nên chú ý xưng cả chức vụ, học hàm và học vị của đối tác người Séc và có thể chỉ dùng những tước hiệu đó thay cho tên gọi. Không được chỉ gọi tên mà phải luôn có đại từ ông hoặc bà trước đó. Với người càng cao tuổi thì việc xưng hô với chức vụ, học hàm học vị càng quan trọng.Trong giao tiếp với người Séc,  nên rất thận trọng với những cử chỉ hay động tác. Khi trình bày, nên hạn chế đến mức tối thiểu các động tác tay. Không được nắm tay, vỗ vai, thể hiện xuồng xã với người Séc. Người Séc rất coi trọng và hay thể hiện cử chỉ lịch sự đối với phụ nữ như mở cửa cho phụ nữ bước vào, nhường đường cho phụ nữ đi, giúp phụ nữ cởi áo choàng, mặc áo choàng bên ngoài.

Nguồn: Japanest

Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục, văn hóa khác nhau. Cho nên, cách chào hỏi trong cuộc sống hằng ngày cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Người Singapore rất thân thiện bởi văn hóa của họ có sự giao thoa giữa châu Á và châu Âu. Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, người Singapore sẽ bắt tay nhau thay cho lời chào, nếu gặp những người lớn tuổi họ sẽ cúi đầu chào lễ phép để thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương. Việc chào hỏi này khá giống với người Việt Nam. Tuy nhiên Singapore vì là một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, Singapore có một bộ phận không nhỏ người Hồi giáo. Việc bắt tay trong văn hóa của họ lại là một điều tối kỵ. Đây là điều cần lưu ý khi bạn đến Singapore.

Khi đàn ông gặp phụ nữ, hãy để họ là người chủ động bắt tay với bạn. Đây là một phép lịch sự và cũng thể hiện sự ga lăng của phái mạnh.

2. Thái Lan

Nếu như bạn là mọt phim Thái thì chắc chắn đã quá quen thuộc với hình ảnh người dân Thái chắp hai tay trước ngực, cúi đầu chào lịch sự. Đây cách chào hỏi trong văn hóa của người Thái Lan và nó chịu ảnh hưởng từ đạo Phật, gọi là Wai.

Khi chào, người Thái sẽ chắp tay ở vị trí ngang lồng ngực giống tư thế vái lạy và cúi người. Nếu muốn thể hiện sự tôn trọng hơn, người chào sẽ nâng cao vị trí chắp tay ngang cổ, mặt hoặc trán. Bàn tay đặt càng gần mặt càng chứng tỏ sự tôn trọng người được chào. Tư thế này cũng được sử dụng khi người Thái muốn bày tỏ sự xin lỗi và cảm ơn. Họ cấm kỵ hành động hất hàm, vỗ tay lên đầu người khác.

3. Trung Quốc

Khi người Trung Quốc gặp nhau, họ sẽ cúi đầu chào hoặc khom người xuống, một số sẽ bắt tay nhau. Nhưng khi bắt tay bạn cũng cần chú ý phải thật nhẹ nhàng đối với phụ nữ. Vì ở Trung Quốc khá cẩn thận trong việc khi tiếp xúc cơ thể nên bạn cần để ý thể hiện lời chào một cách thật tế nhị, đặc biệt là với những người lớn tuổi.

Một số điều cấm kỵ trong văn hóa chào hỏi của Trung Quốc như: Không nên vỗ lưng hay ôm nhau khi gặp mặt, ngay cả khi đó là một cái hôn trên tay rất thông thường, điều này được coi là không hay tại Trung Quốc.

4. Malaysia

Cách chào của người Malaysia lại mang một thông điệp khác, khá đặc biệt - chào mừng bạn bằng cả trái tim. Thông điệp này không thể hiện bằng lời nói mà thông qua hành động lịch thiệp. Đàn ông và phụ nữ nước này chào nhau bằng cách áp các ngón tay vào nhau, sau đó rút tay về đặt lên ngực trái. Họ tuyệt đối không bắt tay nhau. 

5. Indonesia

Trong văn hóa chào hỏi của người Indonesia, họ thường sẽ bắt tay nhau kết hợp với việc gật đầu. Người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng người chào. Đặc biệt, người dân nước này cực kỳ kiêng kỵ việc vuốt đầu, kể cả là những em bé. Bởi họ quan niệm đây là một hành vi bất lịch sự.

6. Hàn Quốc

Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Cúi đầu trong văn hóa Hàn Quốc để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác, người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn. Khi người Hàn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo - thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

7. Nhật Bản

Người Nhật khá khép kín cho nên họ thường chỉ cúi đầu một cách kính cẩn, lịch sự. Nếu người chào càng gập người sâu cho thấy người đối diện là người lớn tuổi đáng kính trọng hoặc là người có địa vị cao trong xã hội.

Bạn cần chú ý cách chào hỏi của mỗi nước để không để lại ấn tượng xấu khi đến với đất nước của họ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề