Các trường hợp mất đi tư cách thành viên công ty

Skip to content

Em là sinh viên đại học và em có đang tìm hiểu về thành viên của công ty hợp danh, cụ thể là về việc chấm dứt tư cách thành viên của thành viên trong công ty. Qua tìm hiểu,em chỉ thấy điều luật 180 Luật doanh nghiệp 2014 – tư cách thành viên hợp danh bị chấm dứt. Em muốn hỏi thêm về luật chấm dứt tư cách của thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Anh chị giúp em phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại thành viên góp vốn và thành viên hợp danh này với ạ.

– Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

– Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

– Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

Việc chấm dứt tư cách thành viên của công ty hợp danh hiện nay chỉ được quy định tại Điều 180 Luật doanh nghiệp 2014:

+ Thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty

+ Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty.

+ Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định

– Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh

Tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh chấm dứt khi:

+ Thành viên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác

+ Thành viên góp vốn tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác

+ Thành viên góp vốn chết, người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.

– Phân biệt sự khác nhau giữa thành viên góp vốn và thành viên hợp danh

+ Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.

+ Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh , chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty.

Tiêu chí Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Số lượng Bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên Không bắt buộc phải có trong công ty
Chủ thể Cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự, có cùng trình độ chuyên môn. Không bị pháp luật cấm. Tổ chức hoặc cá nhân, không cần cùng trình độ chuyên môn.
Trách nhiệm Chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Kết nạp thành viên, chấm dứt tư cách thành viên Phải được sự chấp thuận của ¾ thành viên hợp danh Phải được sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh
Quản lý công ty Đại diện theo pháp luật cho công ty Không có quyền
Hưởng lợi nhuận Theo tổng số vốn góp hoặc theo thỏa thuận Theo số vốn góp
Quyền hạn Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề với công ty đó. Có quyền như một thành viên trong công ty đối vốn.
Chuyển nhượng vốn Chỉ được chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty.

Được chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Quy định về chấm dứt tư cách thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý

Chuyên viên: Nguyễn Hoài Thương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại [Công ty Luật TNHH Việt Phong]

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về chấm dứt tư cách thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Công ty hợp danh là một trong những loại hình công ty phổ biến hiện nay. Vì vậy, các vấn đề của công ty hợp danh được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Với bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư…. công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh   trong bài viết dưới đây:

    Câu hỏi của khách hàng:

    Chào luật sư. Tôi tên là Tùng, 29 tuổi phó giám đốc một công ty hợp danh có trụ sở tại Hà Nội. Tôi muốn được tư vấn về tình huống pháp lý như sau:

    Công ty hợp danh chúng tôi tôi mới tiếp nhận một thành viên mới. Tuy nhiên thành viên này lại không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với công ty. Có cách nào để chấm dứt tư cách của thành viên này?

    Công ty Luật Thái An trả lời thắc mắc của bạn căn cứ vào các quy định pháp luật như sau.

    Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bạn quan tâm là Luật doanh nghiệp 2020.

    Thành viên hợp danh là một thành phần chủ chốt và vô cùng quan trọng quan trọng đối với công ty hợp danh. Tuy nhiên loại thành viên này cũng có thể bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

    • Thành viên hợp danh có thể chấm dứt tư cách thành viên của mình nếu rút vốn khỏi công ty và được Hội đồng thành viên chấp thuận
    • Thành viên hợp danh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản việc rút vốn của mình cho Hội đồng thành viên ít nhất 06 tháng trước ngày rút vốn
    • Việc rút vốn chỉ được thực hiện vào thời điểm kết thúc năm tài chính khi mà báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua

    Trường hợp thành viên hợp danh bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì công ty hợp danh có trách nhiệm hoàn trả công bằng và thỏa đáng phần vốn góp của thành viên đó.

    Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải theo quy định của pháp luật. – nguồn ảnh minh hoạ: Internet

    Thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    • Thành viên hợp danh không có khả năng góp vốn hoặc cố tình không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã yêu cầu hai lần
    • Thành viên hợp danh vi phạm quy định về việc hạn chế quyền theo quy định của Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014
    • Thành viên hợp danh thực hiện công việc kinh doanh không trung thực, cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên hợp danh khác
    • Thành viên hợp danh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh theo quy định của Điều lệ công ty và pháp luật.

    Thành viên hợp danh phải chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014.

    Ngoài các trường hợp nêu trên thì Điều lệ công ty cũng có thể quy định một số trường hợp khác chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty.

    Khi chấm dứt tư cách thành viên trong công ty hợp danh cần lưu ý những điều sau:

    • Trong trường hợp thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn hoặc bị khai trừ khỏi công ty thì trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
    • Nếu tên của thành viên hợp danh đã được sử dụng làm một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì khi chấm dứt tư cách thành viên người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý doanh nghiệp.  Luật sư sẽ luôn đồng hành hỗ trợ bạn. Nếu muốn tìm hiểu về công ty hợp danh, bạn nên tham khảo các bài viết trong chuyên mục sau:

    ===>>> Các vấn đề pháp lý về công ty hợp danh

    Do nhiều nguyên nhân các thành viên/cổ đông góp vốn không cam kết, không hoàn thành nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.

    Trong trường hợp này việc chấm dứt tư cách thành viên/cổ đông phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tránh kiện tụng kéo dài. Khi xảy ra những tình huống này chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận nhân sự cần nắm chắc các quy định của pháp luật hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

    • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
    • Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

    HÃY LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

    Tác giả bài viết:

    Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

    • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
    • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

      * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

    Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

    • Giới thiệu tác giả
    • Bài viết mới nhất

    Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

    Video liên quan

    Chủ Đề