Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Skip to content

Cập nhật 27/07/2021 bởi Trần Dương

Ngành văn hóa học đang là ngành “hot” được nhiều sinh viên lựa chọn. Nó là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người, xã hội. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn. Để hiểu biết thêm về ngành học này, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.

Ngành văn hóa học là gì?

Ngành Văn hóa học là gì?

Ngành Văn hóa học là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa. Bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa cùng các lĩnh vực liên quan như nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội. Đồng thời, ngành học này còn chú trọng về việc đào tạo các kỹ năng cho sinh viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp thêm kiến thức về cách thức tổ chức công việc, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu…

Các khối thi vào ngành văn hóa học là gì?

Ngành Văn hóa học là một trong những ngành học hiếm hoi mà danh sách tổ hợp xét tuyển không có sự xuất hiện của các khối khoa học tự nhiên.

  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối C14: Toán, Ngữ Văn, GDCD
  • Khối C15: Ngữ Văn, Toán, KHXH
  • Khối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD
  • Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
  • Khối D01: Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh
  • Khối D04: Ngữ Văn, Toán, tiếng Trung
  • Khối D09: Toán, Lịch Sử, tiếng Anh
  • Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, tiếng Anh
  • Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, tiếng Anh
  • Khối D66: Ngữ Văn, GDCD, tiếng Anh
  • Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Anh
  • Khối D83: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Trung
  • Khối D96: Toán, KHXH, tiếng Anh

Điểm chuẩn của ngành văn hóa học là bao nhiêu?

Mức điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.

Các trường đào tạo ngành văn hóa học

Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một ngành mới có sức ảnh hưởng lớn ở nước ta hiện nay. Sau đây là danh sách các trường đào tạo chuyên ngành này trên cả nước:

  • Đại học Nội Vụ
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Văn hiến
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học văn hóa Hồ Chí Minh
  • Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Các chuyên ngành nào thuộc ngành văn hóa học?

Tùy vào mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng. Ví dụ trong năm tuyển sinh 2020, trường Đại học Văn Hóa TPHCM tuyển sinh với 3 chuyên ngành:

  • Văn hóa Việt Nam
  • Công nghiệp văn hóa
  • Truyền thông văn hóa

Trong khi đó trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng tuyển sinh ngành học này nhưng với 2 chuyên ngành:

  • Nghiên cứu văn hóa
  • Văn hóa truyền thông
  • Văn hóa đối ngoại

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Để có thể học tập và thành công trong ngành văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

Ngành học này có thực sự phù hợp với bạn?
  • Có khả năng sáng tạo, linh hoạt
  • Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề
  • Biết cách phân tích, tổng hợp thông tin
  • Nghiêm túc, chịu khó trong công việc
  • Tính nhẫn nại và tỉ mỉ
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe
  • Tự tin, bản lĩnh trước đám đông
  • Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương
  • Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số

Học ngành văn hóa học bạn cần giỏi môn gì?

Đây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một bộ môn quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành VHH. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa. 

Cơ hội việc làm của ngành văn hóa học như thế nào?

Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí làm việc sau:

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
  • Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề
  • Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch  
  • Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí
  • Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…

Mức lương dành cho người làm ngành văn hóa học là bao nhiêu?

Mức lương của những người công tác trong ngành tùy thuộc vào năng lực và vị trí công việc của họ.

  • Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, quản lý nhà nước: Mức thu nhập sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.
  • Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài: mức lương sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

Kết luận

Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành học thông qua bài viết này. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ để hiểu sâu về khía cạnh văn hóa của một nước thì hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!

Văn hóa học là một ngành khoa học, nhân văn về con người và xã hội, về nghiên cứu văn hoá. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Văn hóa học

Văn hóa học [Mã ngành: 7229040 ] là ngành chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa bao gồm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.

Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, khi học ngành Văn hóa học người học còn được rèn luyện về các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình, phân tích; kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội; cách tổ chức công việc; sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin; có khả năng độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức; cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra…

2. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

  • Đại học Khánh Hòa
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam
  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

3. Các khối xét tuyển ngành Văn hóa học

  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]
  • C20 [Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân]
  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D14 [Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • D15 [Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh
  • D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]

4. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

Khối kiến giáo dục đại cương

Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
  • Đường lối cách mạng Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh   

Ngoại ngữ

Tin học

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Kiến thức khoa học tự nhiên

  • Môi trường và phát triển
  • Thống kê cho khoa học xã hội

Kiến thức khoa học xã hội – nhân văn [bắt buộc]

  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hoá Việt Nam
  • Logic học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Mỹ học đại cương
  • Pháp luật đại cương

Kiến thức khoa học xã hội – nhân văn [tự chọn 2 HP: 4 – 5 TC]

  • ​​​​​Hán văn cơ bản
  • Chữ Nôm [môn tiên quyết: Hán văn cơ bản]
  • Nhân học đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Tôn giáo học đại cương
  • Tiến trình lịch sử Việt Nam
  • Thực hành văn bản tiếng Việt
  • Kinh tế học đại cương

Khối kiến thức cơ sở ngành [bắt buộc]

  • Văn hoá học đại cương
  • Dẫn nhập văn hóa so sánh
  • Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa
  • Phương pháp nghiên cứu trong văn hoá học
  • Lịch sử văn hóa Việt Nam
  • Các vùng văn hoá Việt Nam
  • Địa văn hóa thế giới
  • Văn hóa Trung Hoa
  • Văn hóa Ấn Độ
  • Văn hóa Đông Nam Á
  • Văn hóa Đông Bắc Á
  • Văn hóa đại chúng
  • Văn hóa đô thị
  • Văn hóa giao tiếp
  • Văn hóa truyền thông
  • Văn hóa kinh doanh
  • Tiếng Anh cho văn hóa học

Khối kiến thức ngành [ bắt buộc ]

  • Văn hoá nông thôn Việt Nam
  • Văn hóa Nam Bộ
  • Văn hoá Trường Sơn – Tây nguyên
  • Văn hóa dân gian Việt Nam
  • Phong tục và lễ hội
  • Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam
  • Văn hóa ẩm thực
  • Văn hóa trang phục
  • Văn hóa kiến trúc
  • Văn hoá nghệ thuật
  • Quản lý văn hóa
  • Quan hệ văn hóa Đông-Tây trong lịch sử
  • Toàn cầu hóa với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa
  • Thực tập chuyên môn

Khối kiến thức theo định hướng chuyên ngành [tự chọn]

► Quản lý Văn hóa và Truyền thông

  • Văn hóa tổ chức – quản trị
  • Di sản và quản lý di sản
  • Chính sách văn hoá
  • Thiết chế văn hoá
  • Văn hóa công sở
  • Văn hóa chính trị
  • Nghiệp vụ ngoại giao
  • Nghiệp vụ truyền thông
  • Văn hóa nghe nhìn
  • Tổ chức sự kiện
  • Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông
  • Xã hội học về truyền thông đại chúng
  • Công chúng truyền thông
  • Quan hệ công chúng
  • Truyền thông marketing
  • Kỹ năng viết kịch bản
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh
  • Quảng cáo
  • Nghiệp vụ thư ký văn phòng
  • Nghiệp vụ dẫn chương trình
  • Phương pháp nghiên cứu điền dã và xử lý tư liệu văn hóa học
  • Khóa luận tốt nghiệp [điểm TB từ 7.0 trở lên]
  • Thực tập tốt nghiệp

► Nghệ thuật học và Du lịch

  • Lý thuyết tiếp nhận nghệ thuật
  • Ngôn ngữ nghệ thuật điện ảnh và truyền hình
  • Cảm thụ và phê bình điện ảnh
  • Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á
  • Âm nhạc truyền thống Việt Nam
  • Nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam
  • Mỹ thuật ứng dụng
  • Văn hóa mỹ thuật
  • Văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ
  • Văn hóa Việt Nam qua văn học
  • Nghệ thuật biểu diễn
  • Các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam
  • Văn hóa du lịch
  • Du lịch tâm linh
  • Quy trình và phương pháp hướng dẫn du lịch
  • Marketing du lịch
  • Du lịch sinh thái
  • Văn hóa Champa
  • Triết lý âm dương trong văn hoá nhận thức của người Á Đông
  • Văn hóa Phật giáo
  • Văn hóa Kitô giáo
  • Văn hóa Hồi giáo
  • Khóa luận tốt nghiệp [điểm TB 7.0 trở lên]
  • Thực tập tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Văn hóa học phía trên. Công việc ngành Văn hóa học bao gồm:

  • Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
  • Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.
  • Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa - thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.
  • Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn...
  • Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng...

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Văn hóa học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Nhàn

Theo Tuyensinhso.vn

Video liên quan

Chủ Đề