Các trung gian thanh toán điện tử thu tiền

Dịch vụ thanh toán trung gian theo hình thức ví điện tử thuộc nhóm dịch vụ nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về các loại dịch vụ thanh toán như sau:

Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
a] Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
b] Dịch vụ bù trừ điện tử;
c] Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a] Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b] Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c] Dịch vụ Ví điện tử.

Theo đó, dịch vụ thanh toán trung gian theo hình thức ví điện tử thuộc nhóm dịch vụ cổng thanh toán điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo hình thức ví điện tử phải đảm bảo số tiền trong tài khoản thanh toán tối thiểu là bao nhiêu? [Hình từ Internet]

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo hình thức ví điện tử phải đảm bảo số tiền trong tài khoản thanh toán tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN [sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN] quy định về đảm bảo khả năng thanh toán như sau:

Đảm bảo khả năng thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ [nếu có] và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.
...

Như vậy, tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vu trung gian thanh toán theo hình thức ví điện tử phải duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.

Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ [nếu có] và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.

Khách hàng muốn mở ví điện tử để sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN [sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN] quy định về hồ sơ hoạt động cung ứng ví điện tử như sau:

Hoạt động cung ứng Ví điện tử
1. Hồ sơ mở Ví điện tử:
a] Đối với Ví điện tử của cá nhân:
[i] Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
[ii] Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh [đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi]; thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử [đối với cá nhân là người nước ngoài];
b] Đối với Ví điện tử của tổ chức:
[i] Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
[ii] Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
[iii] Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền [gọi là người đại diện hợp pháp] của tổ chức mở Ví điện tử kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
c] Khách hàng đăng ký mở Ví điện tử có thể xuất trình các tài liệu quy định tại điểm a[ii], b[ii] và b[iii] khoản này dưới hình thức bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét [scan] từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;
d] Khách hàng có thể đăng ký và gửi Hồ sơ mở Ví điện tử trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyến của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy vào đối tượng khách hàng muốn sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán theo hình thưc ví điện tử mà hồ sơ sẽ khác nhau, việc chuẩn bị hồ sơ cần căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên.

Ví dụ: đối với khách hàng sử dụng dịch vụ ví điện tử là cá nhân thì hồ sơ đăng ký cần:

- Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định;

- Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh [đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi];

- Thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử [đối với cá nhân là người nước ngoài].

Chủ Đề