Các thủ tục kiểm toán tài sản cố định năm 2024

Tài sản cố định là một phần hành khá phức tạp đòi hỏi các kiểm toán viên có kinh nghiệm bằng phương pháp kiểm toán – quy trình chuyên nghiệp để có những kết quả hiệu quả nhất. Tài sản cố định là một phần hành quan trọng, trong những đơn vị sản xuất thì khoản mục tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nên việc kiểm toán phần hành này được các Kiểm toán viên khá chú trọng bởi tính trọng yếu của khoản mục. Bài viết hôm nay Dịch vụ kiểm toán bctc sẽ chia sẻ về chủ đề này.

Căn cứ pháp lý kiểm toán phần hành tài sản cố định

  • Luật kế toán Việt Nam.
  • Luật kiểm toán độc lập.
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Thông tư 133/2013/TT-BTC.
  • Thông tư 45/2018/TT-BTC.
  • Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
  • Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Tài sản cố định là gì?

Trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên…

Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Thủ tục kiểm toán phần hành tài sản cố định

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

\>>> Xem thêm: Dịch vụ chuyển giá

Hồ sơ kiểm toán phần hành tài sản cố định

  • Sổ nhật ký chung.
  • Hợp đồng hoá đơn, chứng từ thanh toán đối với tài sản phát sinh tăng trong kỳ.
  • Bộ chứng từ thanh lý tài sản cố định.
  • Sổ cái tài khoản 211, 214.
  • Báo cáo tài chính.
  • Bảng cân đối số phát sinh.
  • Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ.
  • Danh mục xây dựng cơ bản dở dang.
  • Hồ sơ tài sản cố định: hóa đơn, hợp đồng, Biên bản nghiệm thu [ Đối với công trình xây dựng, Mua máy móc…], Cà vẹt xe [nếu có]…

Thủ tục kiểm toán đối với phần hành tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định

  • Nhà cửa, vật kiến trúc.
  • Máy móc, thiết bị.
  • Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn.
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý.
  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc.
  • Các tài sản cố định khác.

Căn cứ vào sổ cái tài khoản, sổ NKC, bảng cân đối số phát sinh, Bảng trích khấu hao tài sản cố định chúng ta thực hiện kiểm tra việc phân loại TSCĐ đã đúng chưa, đối chiếu số dư đầu kỳ năm năm so với số cuối kỳ năm trước [ Lấy số liệu từ Báo cáo kiểm toán năm trước của đơn vị ]

\>>> Xem thêm: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm tra việc tăng giảm TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp

Kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng / giảm đúng trên sổ sách.

Với tăng tài sản cố định do mua mới, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán TSCĐ
  • Hóa đơn mua TSCĐ
  • Biên bản bàn giao tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, chi phí thuê chuyên gia…

Thủ tục kiểm toán với giảm tài sản cố định, hồ sơ bao gồm:

  • Quyết định thanh lý tài sản cố định từ ban giám đốc [ Biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị ]
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn thanh lý TSCĐ
  • Biên bản bàn giao tài sản
  • Các chứng từ liên quan khác.

Trích khấu hao tài sản cố định

  • Kiểm tra khung trích khấu hao của các loại TSCĐ đã phù hợp theo quy định hiện hành.
  • Kiểm tra và đảm bảo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được áp dụng nhất quán và phù hợp hay chưa.
  • Tính toán lại khấu hao của những tài sản cố định trong số những mẫu đã chọn để kiểm tra.
  • Kiểm tra phân bổ chi phí khấu hao.

Một số thủ tục phân tích khác

  • Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan.
  • Lập Bảng tổng hợp với các bên liên quan: Đảm bảo giá mua/bán hợp lý, Đảm bảo hạch toán phù hợp.
  • Gửi Thư xác nhận với Bên liên quan [nếu cần thiết] Đối với đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: Lập bảng tổng hợp chi phí; thu thập kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm; Kiểm tra số dư.

Chủ Đề