Viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo năm 2024

"Tột cùng của điều thiện không gì hơn hiếu. Tột cùng của điều ác không gì hơn bất hiếu". Bao nhiêu lần nhớ lại lời của Ngài, tôi vẫn xúc động và thấm thía lời dạy về sự hiếu thảo trong cuộc đời. Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Loigiaihay.com

Công ơn của cha mẹ cao như núi, rộng như biển. Để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, mỗi con người cần có ý thức biết ơn và thể hiện lòng hiếu thảo. Hãy đọc bài luận này để hiểu sâu hơn về chủ đề.

Nội dung:

  1. Dàn bài II. Bài mẫu

Bài luận về lòng hiếu thảo

I. Tổ chức bài luận về lòng hiếu thảo

1. Khởi đầu

Giới thiệu vấn đề cần thảo luận về lòng hiếu thảo

Thân bài

  1. Giải thích và mô tả biểu hiện của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người: - 'Hiếu' là sự tôn trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ - những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. - Biểu hiện: Thể hiện qua việc ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời, chăm sóc ông bà cha mẹ, không bất kính.
  1. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo - Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của con người...

\>> Xem dàn ý đầy đủ về Nghị luận xã hội về chữ hiếu tại đây.

II. Bài văn mẫu về lòng hiếu thảo trong xã hội

'Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra'

Câu ca dao đã truyền đạt một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với cha mẹ, đồng thời nhấn mạnh về tầm quan trọng của lòng hiếu thảo trong xã hội hiện nay.

Như chúng ta đã biết, 'hiếu' mang ý nghĩa của sự hiếu thảo, lễ phép, và tôn trọng đối với những người cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng ta. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động cụ thể như luôn vâng lời, chăm sóc khi họ già yếu, ốm đau,...

Tính hiếu thảo trong con người

'Lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con'

Những hành động này thể hiện lòng tri ân đối với nguồn cội, xây dựng gia đình hạnh phúc và tham gia xây dựng xã hội nhân văn.

Trái ngược với những giá trị truyền thống, vẫn còn người sống vô ơn, bất hiếu với cha mẹ, thậm chí đánh đập họ một cách tàn nhẫn.

Để thực hiện giá trị cao quý của lòng hiếu thảo, chúng ta cần nhìn nhận đúng vai trò, công ơn của ông bà, cha mẹ và biểu hiện lòng biết ơn đối với công lao vô biên đó qua những hành động cụ thể như lễ phép, tôn trọng, chăm sóc chu đáo các bậc sinh thành. Đồng thời, cần chỉ trích mạnh mẽ những hành động bất hiếu, bất kính của những người con 'vong ân phụ nghĩa'.

Như vậy, lòng hiếu thảo là một trong những nét đẹp về nhân cách của con người và là động lực, nền tảng để xây dựng một mái ấm gia đình, một xã hội tốt đẹp. Là học sinh, chúng ta luôn cần nhớ đến công ơn của mẹ cha và thể hiện tình cảm đó qua việc tuân thủ, lễ phép và nỗ lực học tập để trở thành 'con ngoan trò giỏi'.

""""-HẾT""""-

Dưới đây là hướng dẫn cách lập dàn ý và hoàn thiện bài văn Nghị luận về chữ hiếu. Ngoài ra, để củng cố kiến thức và kỹ năng viết bài nghị luận xã hội, bạn có thể tham khảo thêm các đề tài như: Nghị luận xã hội về tình phụ tử, Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá, Nghị luận xã hội về giá trị con người, Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Mỗi chúng ta, ai ai cũng được nhận tình thương của mẹ dành cho ta phải không các bạn? Mẹ là người đã nâng niu, chăm sóc ta từ khi ta còn thơ bé. Mẹ luôn luôn chia sẻ, động viên khi chúng ta gặp những niềm vui hay nỗi buồn. Sau đây, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về tình thương yêu đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất, câu chuyện như sau:

Thuở xưa, có một gha đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã xấp xỉ tuổi sáu mươi còn người con chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, mẹ không làm được gì nhiều chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Tuy nghèo nhưng hai mẹ con sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi làm đồng về, bà mẹ bỗng nhuốm bệnh. Làn da bà xanh xao, cặp môi khô nứt. Bà con trong xóm đến thăm, giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang nhưng bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm. Hằng ngày, cậu bé phải túc trực bên gường bệnh không rời nửa bước. Nhiều lúc, cậu phải nhịn ăn nhường cho mẹ. Tuy vất vả nhưng cậu bé vẫn không than vãn gì. Một hôm, người mẹ nói:

– Con ạ ! Miệng mẹ khô quá, bây giờ mà được ăn một quả táo thì sẽ khỏe lên nhiều. Nhưng mùa này kiếm đâu ra táo con nhỉ !

Cậu bé thầm nghĩ : Ôi! Thương mẹ quá ! Mùa này đất đai khô cằn thì kiếm đâu ra táo đây? Phải vào rừng may ra mới kiếm được táo cho mẹ ! Nói xong, cậu liền chờ mẹ ngủ say rồi chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông nom mẹ rồi ra đi.

Cậu bé đi mãi, đi mãi rồi đến một cánh rừng nọ. Không sợ nguy hiểm, cậu bé tiếp tục đi. Bỗng nhiên cậu thấy xuất hiện trước mặt mình một con sông lớn, sóng cuồn cuộn lại chẳng có thuyền. Lo lắng cậu nhìn quanh thì thấy một chú cá vàng đang bị mắc kẹt giữa hai hòn đá cuội trắng phau. “Ồ, đáng thương quá !” Cậu thốt lên rồi đi đến nhẹ tay nâng chú cá lên tay. “Ta đưa chú về với bố mẹ chú nhé !”. Đột nhiên, chú cá biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Chàng mỉm cười nói : “May mắn gặp được em, cám ơn em nhiều lắm. Ta là con của vua Thủy Tề, vì sơ ý trong khi bơi mà bị mắc nạn. Vậy còn em là ai, sao em lại đến đây?” Cậu bé kể lại mọi chuyện. Chàng hoàng tử thương tình cõng cậu bé qua sông. Qua được sông rồi, cậu bé tạm biệt hoàng tử và tiếp tục đi tiếp. Càng đi sâu vào rừng, cây cối càng rậm rạp. Những chiếc gai nhọn cứ thi nhau đâm vào cậu bé nhưng cậu vẫn nghiến răng chịu đau và tiếp tục đi. Đến tận sâu cuối rừng, cậu lả người đi vì mệt, hai chân như tê cứng lại. Bỗng trước mắt cậu là những tia sáng vàng rực rỡ, lấp lánh từ những quả táo phát ra. cậu dụi mắt và mừng rỡ. Hai chân cậu như khỏe lại, cậu chạy một mạch đến bên cây táo, đưa tay định hái. Bỗng bên tai cậu vang lên một tiếng gầm dữ dội. Cậu quay người lại thì không thể tin được. Một con Sư tử đang há rộng miệng để lộ những chiếc răng nanh dài đang lao đến định chồm vào người cậu. Cậu bé lùi lại, van xin : “Xin ông tha cho tôi, tôi chỉ muốn xin một quả táo về cho mẹ tôi. Mẹ tôi đang ốm nặng và chỉ muốn được ăn một quả táo!”. Sư tử như hiểu được tiếng người, ông ta hạ giọng :”Được, nhưng đổi lại cậu phải cho ta ăn một miếng thịt cửa ngươi.” Cậu bé sợ hãi nhưng nghĩ thương mẹ, cậu lấy dao định cắt thịt mình thì Sư tử bỗng lên tiếng : “Thôi được rồi, nhà ngươi thật là hiếu thảo dám hi sinh cả tính mạng của mình để hái tạo cho mẹ. Ta rất cảm phục trước tấm lòng của ngươi. Ngươi hãy hái bao nhiêu tùy thích. Cậu bé mừng rỡ, trèo lên cây hái táo rồi vội vã trở về nhà đưa táo mời mẹ ăn. Thật lạ lùng thay, người mẹ sau khi ăn hết quả táo bà cảm thấy khỏe khoắn như chưa từng bị bệnh gì. Hai mẹ con mừng rỡ ôm chầm lấy nhau hạnh phúc.

Các bạn thấy không ? Nhờ lòng hiếu thảo mà cậu bé đã vượt qua biết bao nguy hiểm, thử thách. Một tấm gương rất xứng đáng để người đời học tập và noi theo phải không các bạn

Chủ Đề