Các thắc mắc đối với công tác kế toán năm 2024

[Đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T11/2018],…

Câu hỏi: Năm 2017, công ty tôi có thu tiền bán hàng của khách hàng 100.000.000 đ nhưng kế toán lại hạch toán là nộp tiền mặt vào ngân hàng [Nợ 1121/Có 1111]. Vì cơ quan thuế chưa có quyết định kiểm tra nên Công ty tôi muốn điều chỉnh lại bút toán này trong năm 2018 cho khớp với công nợ khách hàng. Vậy Công ty tôi hạch toán như thế nào cho hợp lý? Trả lời: Tại Điểm 3.3.1 và 3.3.2, Mục V, Thông tư số 20/2006/TT-BTC, ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp sai sót trọng yếu hay không trọng yếu phát sinh trong năm trước nhưng báo cáo tài chính của năm trước chưa công bố, thì phải được điều chỉnh trước khi công bố báo cáo tài chính. Trường hợp sai sót trọng yếu phát sinh trong năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của các năm trước đã công bố, thì phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố có ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán năm trước và năm nay hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, được điều chỉnh theo phương pháp áp dụng hồi tố. Sai sót không trọng yếu của năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại. Đề nghị Quý độc giả căn cứ vào các quy định nêu trên để thực hiện.

Câu hỏi: Đơn vị tôi là trung tâm y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh [đơn vị dự toán cấp II]. Theo Thông tư 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng và phụ trách kế toán thì đơn vị kế toán cấp II, cấp III phải bố trí kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị tôi lại quyết định bổ nhiệm trưởng phòng và phó phòng kế toán, như vậy đúng hay sai? Theo Thông tư 163 thì tôi hiểu chức danh trưởng /phó phòng kế toán thì chỉ áp dụng cho đơn vị dự toán cấp I. Kính mong được trả lời. Trả lời: Khoản 1, Điều 53, Luật Kế toán quy định “Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán”. Khoản 2, Điều 53, Luật Kế toán quy định “Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước,… còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán”. Điểm C, Khoản 1, Điều 17, Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước quy định “Thủ trưởng đơn vị phải xây dựng quy chế phối hợp công tác trong đơn vị để kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện đúng trách nhiệm và quyền theo quy định của pháp luật về kế toán”. Vì vậy, thủ trưởng đơn vị phải xây dựng quy chế phối hợp công tác trong đơn vị để kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện đúng trách nhiệm và quyền theo quy định của pháp luật về kế toán, theo đó kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán trong đơn vị. Từ ngày 15T/5/2018, việc bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2018/TT-BNV [Thông tư 04 thay thế Thông tư liên tịch 163]./.

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Trương Yến. Tôi đang nghiên cứu về lĩnh vực kế toán. Tôi có câu hỏi muốn gửi tới ban biên tập Thư Ký Luật như sau. Tôi không biết pháp luật có quy định nào về yêu cầu kế toán hay không? Xin cám ơn!

Yêu cầu kế toán được quy định tại Điều 5 Luật kế toán 2015 như sau:

“Điều 5. Yêu cầu kế toán

1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.”

Như vậy, yêu cầu đối với công tác kế toán gồm có:

- Kế toán phải chính xác, trung thực, khách quan, thể hiện ở Chứng từ phải chính xác.

- Kế toán phải kịp thời: Kế toán chính xác nhưng phải kịp thời mới có tác dụng thiết thực đến công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ yêu cấu quản lý. Muốn kịp thời thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào, ngày nào phải được tính toán ghi chép phản ánh vào sổ kế toán lúc ấy, ngày ấy. Việc khóa sổ, lập báo cáo quy định vào thời gian nào phải làm đúng không chậm trễ.

- Kế toán phải đầy đủ: phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp không thêm bớt, không bỏ sót và phải phản ánh tất cả các hoạt động kinh tế tài chính, thuộc các loại tài sản của doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục quy định mở đầy đủ các loại sổ sách cần thiết và lập đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định.

- Kế toán phải rõ ràng dễ hiểu, dễ so sánh, đối chiếu.

- Tổ chức kế toán trong đơn vị phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Công tác kế toán cũng như công việc khác trong đơn vị khi tiến hành đều phải thực hiện tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động toàn đơn vị. Nhưng yêu cầu trên đối với kế toán đều phải được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng thông tin kế toán mà yêu cầu này hay yêu cầu khác có được chú trọng hơn.

Trên đây là những yêu cầu đối với công tác kế toán. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật kế toán 2015.

Chủ Đề