Các sản phẩm khoa học kỹ thuật đạt giải

[Baonghean.vn] - Các dự án được trao giải đều mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, gắn với công nghệ 4.0.

Sáng 31/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh Trung học năm học 2019 – 2020.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành tham quan các gian trưng bày dự án của học sinh. Ảnh: Mỹ Hà

Kết thúc hai ngày chấm giải, theo đánh giá của ban tổ chức, các dự án tham gia dự thi đã thể hiện được nhiều ý tưởng khoa học mới, có kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khá hoàn chỉnh, nhiều dự án mang tính thực tiễn, có tính khả thi cao, nhiều dự án đã tiếp cận các giải pháp công nghệ trong thời đại 4.0.

Nổi bật là các dự án như ứng dụng deep learning trong chẩn đoán ung thư vú di căn của nhóm học sinh trường Chuyên Phan Bội Châu; ứng dụng IOT vào điểm danh và quản lý học sinh của các bạn học sinh THCS Đặng Thai Mai, hay thiết bị hỗ trợ vận động sớm chân bị liệt của bệnh nhân đột quỵ não bị liệt nửa người của nhóm học sinh trường Chuyên Phan Bội Châu... 

Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải Nhất cho các tác giả đạt giải. Ảnh - Mỹ Hà

Một số dự án đã tiếp cận được những vấn đề lớn có tính khái quát hoặc đã sử dụng những kỹ thuật cao ở phòng thí nghiệm các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn.

Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh như guồng nước đa năng, máy hút rác, xử lý cam sau thu hoạch...

Kỳ thi năm nay, có sự tham gia của rất nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó có 11/19 dự án đạt giải cao.

 

Dự án đạt giải Nhất của học sinh Trường THPT DTNT. Ảnh: Mỹ Hà

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải cho 78 dự án đạt giải cấp tỉnh [60,46%], trong đó có 7 dự án đạt giải Nhất, 19 dự án đạt giải Nhì, 27 dự án đạt giải Ba và 25 dự án đạt giải Tư.

Ngoài ra, 8 đơn vị khác đã được trao giải tập thể. Trong đó giải Nhất thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; giải Nhì thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo Đô Lương, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng; giải Ba thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Trường THPT DTNT và Trường THPT Quế Phong.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải Nhì cho các tác giả. Ảnh: Mỹ Hà

Ban tổ chức cũng đã chọn 2 dự án xuất sắc để tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng. Đó là dự án Ứng dụng Deep Learning trong chẩn đoán ung thư di căn qua mẫu sinh thiết mô hạch bạch huyết và Dự án Thiết bị hỗ trợ vận động sớm chân bị liệt ở bệnh nhân bị đột quỵ não có liệt nửa người. Cả hai dự án đều của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Trao giải tập thể cho các đơn vị. Ảnh: Mỹ Hà.

Phát biểu tại lễ trao giải, đồng chí Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chúc mừng thành công của hội thi và các nhà trường, các học sinh đoạt giải. 

Lãnh đạo Sở cũng khẳng định, kết quả của cuộc thi đã cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện từng bước khẳng định được vị thế. Bên cạnh đó, mong muốn sau cuộc thi, các học sinh không ngủ quên trong chiến thắng mà cần tiếp tục phát huy, hoàn thiện ý tưởng của mình, nuôi dưỡng tình yêu với công tác nghiên cứu khoa học.

Danh sách các dự án đạt giải:

Các dự án đạt giải Nhất và giải Nhì
Các dự án đạt giải Nhì và giải Ba
Các dự án đạt giải Ba
Các dự án đạt giải Tư
Có 25 dự án đạt giải Tư

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ 25 đến 27/4 với 71 đơn vị, 273 học sinh - tác giả của144 dự án. Tại lễ bế mạc và trao giải cuộc thi vào chiều 27/3, 12 dự án được trao giải nhất, 15 giải nhì, 17 giải ba, 27 giải tư và 23 giải triển vọng.

Các dự án đoạt giải được nhận bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn. Các em cũng có lợi thế khi xét tuyển đại học bởi nhiều trường xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển với những thí sinh đoạt giải ở cuộc thi này. Dự án giải nhất còn có cơ hội dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế sau một vòng tuyển chọn nữa.

Dưới đây là danh sách 12 giải nhất:

Quảng cáo

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Để đảm bảo công bằng, hội đồng vẫn chấm thi tập trung. Ban giám khảo là giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam.

Theo đánh giá của ban giám khảo, các dự án tham dự cuộc thi năm nay đều được đầu tư bài bản, nghiêm túc, có chất lượng cao.

Quảng cáo

Trường THPT Chuyên Hùng Vương [Phú Thọ] có bốn học sinh với hai dự án dự thi, trong đó có một giải nhất và một giải ba. Ảnh: Facebook/Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ mong muốn thông qua cuộc thi này, các nhà trường, thầy cô giáo tiếp tục động viên, tạo điều kiện để học sinh được thể hiện mình, giúp các em tự phát hiện ra năng khiếu, sở trường từ những hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn chặt nghiên cứu với thúc đẩy giáo dục STEM.

"Hơn hết, hãy biến nghiên cứu khoa học thành động lực, hứng thú học tập, dùng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh", ông Độ nhấn mạnh.

[CLO] Những cuộc thi khoa học kỹ thuật ngày càng nở rộ và được tổ chức nhiều, phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này là những bất cập về các sản phẩm khoa học kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo khoa học đang được ngày càng rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Những kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật ở các cấp, khối nhằm mục đích tạo nên một sân chơi bổ ích cho các học sinh, tạo nên môi trường sáng tạo thông qua những kiến thức được giảng dạy. Những cuộc thi này đã thu hút rất nhiều học sinh tham gia, giúp việc dạy và học trở nên gần gũi, khởi sắc hơn.

Tuy nhiên, gần đây, những cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật đã khiến rất nhiều người thắc mắc, quan ngại về các sản phẩm được sáng tạo nên cũng như các giải thưởng được trao.

Nhộn nhịp mua bán các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật

Chỉ cần gõ cụm từ “sáng tạo khoa học kỹ thuật” trên các phương tiện mạng xã hội, rất nhiều hội nhóm, bài viết tìm kiếm, mua bán các sản phẩm khoa học kỹ thuật hiện ra. Tại các hội nhóm này thu hút tới hàng nghìn thành viên tham gia.

Những hội nhóm mua bán sản phẩm sáng tạo khoa học trên facebook với hàng nghìn thành viên tham gia.

Trên các hội nhóm này, rất nhiều tài khoản tham gia thường xuyên đăng bài buôn bán, nhận đặt hàng các dự án khoa học kỹ thuật với mức giá chỉ từ vài trăm ngàn cho tới cả triệu đồng. Các tài khoản này khẳng định chắc nịch rằng người mua sản phẩm sẽ nhận được thành tích cao. Tại những bài viết này đều được để lại thông tin liên hệ để người mua có thể nhắn tin riêng trao đổi.

Những sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật được rao bán đa dạng các chuyên mục như: Sinh học, Tin học, Vật lý… cho tới các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, khoa học hành vi… Các sản phẩm này đều có đủ cho các cấp bậc từ tiểu học tới trung học phổ thông; cấp trường, cấp huyện…

Để tăng thêm độ uy tín và tin cậy cho những sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật, các tài khoản buôn bán đã đăng tải nhiều chứng nhận, giải thưởng, bằng khen… đã được công nhận từ những sản phẩm sáng tạo.

Những chiếc giấy chứng nhận được một tài khoản buôn bán các sản phẩm khoa học kỹ thuật trong nhóm đăng tải.

Trong vai một người mua hàng, PV đã liên hệ với một tài khoản có tên V.T.D chuyên đăng bài mua bán các loại sản phẩm khoa học kỹ thuật. Người này cho biết trong những sản phẩm mà mình bán đã có rất nhiều các sản phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi như: Báo lũ thông báo bằng giọng nói; đèn tích điện 4 trong 1… Để tăng thêm độ tin cậy, tài khoản này còn cung cấp các địa chỉ đã có người giành giải thưởng.

Những sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật mà tài khoản V.T.D cung cấp.

Chủ tài khoản này khẳng định chắc nịch rằng những sản phẩm đã được đăng lên quảng cáo bán rồi vẫn đưa đi thi được bình thường. Những sản phẩm khoa học kỹ thuật tại đây được bán với giá 3.000.000 đồng trở lại, với giá tiền càng cao thì phần trăm đạt giải càng cao hơn.

Tài khoản V.T.D cung cấp những thông tin liên quan tới các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Sáng tạo cũng mua được… bằng tiền

Phạm Gia Khánh – một học sinh đam mê sáng tạo các sản phẩm kỹ thuật đến từ Hà Nam chia sẻ: “Em đi thi thấy đa số sản phẩm đều đã qua mua bán, và đáng lẽ ra những sản phẩm đó không đáng để được giải, nhưng những sản phẩm này không những được giải mà còn được giải cao hơn những sản phẩm mà các bạn học sinh thực sự lên ý tưởng, thực sự làm”.

“Em chỉ mong rằng các thầy cô bên ban giám khảo hãy đánh giá đúng những sản phẩm trong quá trình chấm để trao thưởng cho những tác giả thực sự, những người thực sự đã bỏ chất xám, công sức và tiền bạc ra để có được sản phẩm đi thi”, Gia Khánh bày tỏ.

Trên thực tế, mặc dù có không ít sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật đã nhận được giải ở nơi khác, hoặc được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội vẫn nhận được giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật khác. Đây chính là lỗ hổng khiến cho thị trường mua bán các sản phẩm khoa học kỹ thuật ngày càng nở rộ và dễ dàng thu hút hơn.

Việc mua bán một cách dễ dàng các sản phẩm khoa học kỹ thuật để tham dự các cuộc thi đang làm nặng nề hơn căn bệnh thành tích, bào mòn sự sáng tạo của chính các thế hệ trẻ. Để sân chơi các cuộc thi sáng tạo khoa học được bình đẳng, công bằng và thiết thực cho các học sinh thì sẽ cần phải dẹp bỏ những sản phẩm sáng tạo được mua bằng tiền một cách dễ dàng trên các trang mạng xã hội.

                                                                              Bài và ảnh: Lê Trang

Mặc dù học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đã dự thi khoa học kĩ thuật cấp trường, cấp tỉnh từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhưng hiện tại mạng xã hội Facebook vẫn đang tấp nập kẻ mua người bán các dự án.

Nhiều sản phẩm rao bán đạt giải cấp tỉnh

Ngày 11/4/2022, trong vai giáo viên tìm mua dự án thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật, tôi tìm đến một Fanpage có hơn 5000 thành viên thì được hàng chục tài khoản xưng là giáo viên mời chào sản phẩm.

Mua dự án thi khoa học kĩ thuật dễ như mớ rau, con cá. [Ảnh: Cao Nguyên]

Tài khoản Q.H., giới thiệu là giáo viên một tỉnh ở miền Tây Nam bộ gửi cho tôi tên 3 đề tài cùng với một số hình ảnh chụp mục lục, kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp cho từng dự án.

"Một cái thì 150 ngàn đồng, hai cái 250 ngàn đồng, ba cái 300 ngàn đồng - tất cả đã đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Chị năm nào thi cũng có giải, thi liên tục 4, 5 năm rồi. Em chuyển khoản trước, nhận được tiền chị sẽ gửi e-mail", người bán ra giá rẻ đến không ngờ.

Khi tôi tỏ ra đắn đo, sợ dự án đã bán cho giáo viên nhiều tỉnh thành khác, nếu mua trùng đề tài, chẳng may bị phát hiện thì sẽ bị kỉ luật, người bán chỉ trả lời ngắn gọn "yên tâm", "chưa bán cho ai".

Tài khoản này nhắn tin hối thúc chuyển khoản liên tục, tôi lấy cớ dạy bậc trung học phổ thông, còn dự án được giới thiệu chỉ phù hợp với học sinh trung học cơ sở thì người bán trấn an "những sản phẩm này phù hợp với cấp ba vì học sinh cấp hai quá nhỏ".

Một sản phẩm khoa học kĩ thuật đạt giải Ba cấp tỉnh được rao bán. [Ảnh: Cao Nguyên]

Tiếp đến, tài khoản K.T.H. xưng là giáo viên bậc trung học phổ thông ở Tây Nguyên gửi cho tôi tên một dự án đạt giải Ba kèm giấy chứng nhận của sở giáo dục và đào tạo.

"Dự án này về phần mềm tin học, năm nay mình dự thi [hướng dẫn học sinh làm dự án đi thi] nên rất sáng tạo và mới. Mình chưa gửi cho ai cả, nếu bạn ở Sài Gòn thì không phải lo. Cái này mình cũng dự định năm nay cho con tham dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ", người bán nói rất tự nhiên.

Thấy tôi có vẻ không mặn mà với dự án này, tài khoản K.T.H. giới thiệu thêm một sản phẩm về lĩnh vực Kĩ thuật môi trường đã hoàn chỉnh, gửi kèm hình ảnh và cả clip minh chứng.

"Cái này độc, lạ, hữu dụng nên phí hơi cao, 4 triệu đồng, vì mô hình làm nó khó và có rất nhiều tính mới, chưa có trên thị trường, đã đạt giải Nhì cấp tỉnh", người bán quảng cáo.

Một dự án khoa học kĩ thuật đạt giải cấp tỉnh được rao bán 4 triệu đồng. [Ảnh: Cao Nguyên]

Hay tài khoản B.M.T. cũng xưng là giáo viên một tỉnh ở Tây Bắc bộ gửi cho tôi một số đề tài tham khảo như: đèn học thông minh, tủ nước thông minh, gậy cho người khiếm thị, thùng rác thân thiện với môi trường.

"Thùng rác thông minh 1,2 triệu đồng, tủ nước thông minh 2,5 triệu đồng, gậy dành cho người mù 3,2 triệu đồng. Những sản phẩm này em chưa gửi cho ai ở Sài Gòn cả, cho em số điện thoại Zalo em gọi tư vấn", người bán nhiệt tình chào mời.

Có hay không sự can thiệp của người lớn ở kì thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia cho học sinh phổ thông?

Nhiều năm qua, dư luận râm ran nghi vấn cuộc thi khoa học kĩ thuật học sinh phổ thông cấp quốc gia có sự can thiệp của người lớn, đặc biệt là các dự án đạt giải Nhất.

Tuy vậy, mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở nghi vấn bởi Bộ Giáo dục không công khai toàn văn dự án đạt giải lên cổng thông tin của ngành nên không có minh chứng để kiểm tra, đối chiếu.

Thế nhưng, cho đến thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông đã đưa ra một số minh chứng cho thấy nhiều dự án dự thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia có sự can thiệp của giáo viên, nhà khoa học - trong vai người hướng dẫn [người bảo trợ].

Ngày 26/2/2022, Đài Truyền hình Hà Tĩnh phát phóng sự "Thi sáng tạo khoa học kĩ thuật trong học sinh liệu đã thực chất?" phản ánh những góc khuất về cuộc thi khoa học kĩ thuật học sinh phổ thông ở địa phương này. [1]

Theo phóng sự, tất cả các sản phẩm dự thi khoa học kĩ thuật của học sinh đều không có khả năng ứng dụng mặc dù đã đạt giải cao. Cá biệt, có dự án do học sinh đứng tên, nhưng giáo viên là người giúp học sinh hoàn thiện sản phẩm.

Trong phóng sự, lãnh đạo ngành giáo dục Hà Tĩnh đã thừa nhận có hiện tượng nhiều đề tài do giáo viên, người bảo trợ giúp đỡ, có thể do bệnh thành tích, ngành giáo dục phải “rút kinh nghiệm và đổi mới” công tác này.

Tiếp đến, bài viết "Đề tài thi khoa học kỹ thuật của học sinh phổ thông 'bề thế' như... luận văn thạc sĩ" ngày 1/4/2022 đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ phản ánh: "một giảng viên cho hay trong số 12 dự án đoạt giải nhất, có một dự án đúng theo hướng nghiên cứu của mẹ là giảng viên đại học." [2]

Và gần đây nhất là bài viết "Từng "cấp cứu" ý tưởng cho học sinh thi khoa học kĩ thuật, người trong cuộc nói nên dừng cuộc thi!" ngày 10/4/2022 được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lí, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết:

"Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,…học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo".

Thầy Túc cũng không ngần ngại chia sẻ, đã có một lần thầy phải “cấp cứu” cho 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến thầy nhờ giúp. Cũng vì quá nể nên thầy cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba.

Liên quan đến cuộc thi khoa học kĩ thuật học sinh phổ thông, ngày 1/4/2022, ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo - nêu quan điểm rất đáng suy ngẫm: “Cuộc thi cần có tính giáo dục, liêm chính, khơi dậy đam mê khoa học của học sinh chứ không phải dạy học sinh sự giả dối”. [2]

Qua bài viết này, tôi mong Bộ Giáo dục hãy công khai toàn văn tất cả dự án đạt giải Nhất cuộc thi khoa học kĩ thuật học sinh phổ thông cấp quốc gia 3 năm gần đây để dư luận giám sát, đánh giá.

Bởi, đã có nhiều ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục sử dụng phần mềm chống đạo văn để kiểm tra sự trùng lặp, sao chép, đạo văn nếu có, tránh gây nghi ngờ, tranh cãi, sai sót nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa được thực hiện.

Tài liệu tham khảo:

[1] //hatinhtv.vn/vi/chuyen-de/tin-bai/106867

[2] //tuoitre.vn/de-tai-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cua-hoc-sinh-pho-thong-be-the-nhu-luan-van-thac-si-20220401161426743.htm

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề