Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp năm 2024

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, chỉ cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ, các triệu chứng do thoái hóa khớp mang lại sẽ nhanh chóng biến mất!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 60 - 75 tuổi. Người bệnh càng về già, các triệu chứng của bệnh lại càng rõ ràng hơn.

Nguyên nhân là do chức năng tạo dịch khớp kém đi, sụn khớp bị bào mòn, biến dạng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt. Điều này khiến cho các xương va chạm trực tiếp với nhau, chà xát mạnh trong quá trình vận động gây sưng, đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp gối gây đau cho người mắc

Thoái hóa khớp gối có mấy giai đoạn?

Trên thực tế, để đưa ra những chỉ định các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối chính xác nhất, các bác sĩ cần căn cứ vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Dựa trên các triệu chứng của bệnh, thoái hóa khớp được chia thành 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Biểu hiện của bệnh còn nhẹ, không rõ ràng và 10% sụn khớp bị mất đi.
  • Giai đoạn 2: Sụn khớp bắt đầu nứt vỡ, xuất hiện một số gai xương nhỏ.
  • Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp trầm trọng, xương lộ ra ngoài và bong ra thành từng mảng sụn.
  • Giai đoạn 4: Biểu hiện triệu chứng thoái hóa khớp gối rõ ràng, các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, sụn khớp mất đi đến 60%.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Biểu hiện của bệnh chỉ là những nhận định ban đầu về tình trạng bệnh. Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các biện pháp chẩn đoán là: Chụp cộng hưởng từ [MRI], nội soi khớp gối và siêu âm khớp. Các phương pháp này cho phép các bác sĩ nhìn thấy được những dấu hiệu bất thường của sụn, gân, hoạt dịch và dây chằng.

Như vậy, hình ảnh siêu âm cho biết rõ tình trạng thoái hóa khớp gối đang ở giai đoạn nào, xuất hiện những triệu chứng cụ thể gì như: Tràn màng dịch khớp, các mảnh vụn thoái hóa khớp,...

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái khớp gối, phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Với những người mắc thoái hóa khớp gối ở thể nhẹ, bạn có thể uống thuốc và tự điều trị tại nhà.

Ngược lại, khi tình trạng thoái hóa khớp gối đã trở nên nghiêm trọng, khớp bị biến dạng, bạn có thể sẽ phải áp dụng các biện pháp điều trị y khoa thì mới có thể cải thiện được những triệu chứng của căn bệnh này.

Các biện pháp điều trị cụ thể:

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc

Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn bệnh tiến triển nguy hiểm hơn và giúp cắt giảm cơn đau nhanh chóng. Một số loại thuốc phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc là: Thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ.

Thuốc có thể dùng qua đường uống, bôi, dán hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn để tránh bị lờn thuốc và các tác dụng phụ khác.

Thuốc tiêm được sử dụng để cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối như: Chườm nóng, điện xung, tia hồng ngoại, nắn chỉnh bằng tay,... Phương pháp này được khuyến khích áp dụng thường xuyên để hạn chế việc lạm dụng thuốc.

Điều trị bằng các chế phẩm sinh học

Tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP là 2 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Trong đó, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá rất cao do huyết tương được chiết tách từ máu tự thân của bệnh nhân nên hạn chế được tối đa rủi ro kích ứng.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả cao, các bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật. Với những tình trạng bệnh tiến triển nặng như: Biến dạng khớp, đau cứng khớp, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch,... bệnh nhân sẽ được phẫu thuật bằng một số phương pháp như: Mổ nội soi khớp [cắt lọc, bào, rửa khớp], khoang kích thích tạo xương [microfracture], cấy ghép tế bào sụn, thay khớp.

Một trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối là phẫu thuật

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa khớp gối, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà như sau:

  • Tích cực tập luyện các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của bệnh nhân thoái hóa khớp gối như: Tập yoga, đi bộ, bơi lội,...
  • Tránh mang vác nặng hoặc làm việc quá sức.
  • Kiểm soát chặt chẽ cân nặng của bản thân để tránh gây áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất, đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như: Canxi, glucosamine, omega-3, vitamin D, vitamin B,...
  • Hạn chế sử dụng các chất có cồn, chất kích thích.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời nhé!

Chủ Đề