Các kỹ năng toán so sánh mầm non năm 2024

Hoạt động: Làm quen với toán

So sánh số lượng trong phạm vi 10

Thời gian: 30-35 phút - Mục đích : 1- Kiến thức: Trẻ biết so sánh về số lượng giữa 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 9, sử dụng đúng thuật ngữ “Nhiều nhất, ít hơn, ít nhất” 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1, kỹ năng so sánh, nhận biết kết quả so sánh của trẻ. 3- Thái độ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, ham thích việc học toán. II- Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - 10 lá, 9 hoa, 8 quả, một số đồ dùng đồ chơi có số lượng bằng nhau và không bằng nhau đặt quanh lớp. - Thẻ số từ 1- 10 + Đồ dùng của trẻ giống cô, kích thước nhỏ hơn. III- Tiến hành:

Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ

1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô và trẻ hát theo nhạc: “Em đi qua ngã tư đường phố”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - GD trẻ biết tham gia giao thông an toàn. 2.Nội dung HĐ 1: Ôn so sánh về số lượng của 2 nhóm đối tượng [bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn] - Cô cho trẻ đi quan sát một số nhóm đồ dùng, cho trẻ đếm, đặt thẻ số và so sánh số lượng của 2 nhóm đồ dùng và nói đúng mối quan hệ của các nhóm đồ dùng. HĐ 2: So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 - Cô phát đồ dùng cho trẻ, cho trẻ xem trong rổ có gì? + Cô cho trẻ xếp 10 lá ra thành 1 hàng ngang, từ trái qua phải vừa xếp vừa đếm và đặt thẻ số tương ứng. + Cô cho trẻ xếp 9 hoa ra thành 1 hàng ngang phía dưới hàng lá và xếp tương ứng 1-1, vừa xếp vừa đếm và đặt thẻ số tương ứng. - Cô hỏi trẻ: 2 nhóm này như thế nào với nhau - Nhóm nào nhiều hơn? Vì sao con biết? - Nhóm nào ít hơn? Vì sao con biết ? + Cô cho trẻ xếp 8 quả ra thành 1 hàng ngang từ trái qua phải phía dưới nhóm hoa tương ứng 1-1, vừa xếp vừa đếm, đặt thẻ số tương ứng. - Cô hỏi trẻ: 3 nhóm này như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều nhất? vì sao?[Cô và trẻ cùng kiểm tra lại] - Cho trẻ nhắc lại: Nhóm lá nhiều nhất. - Nhóm nào ít hơn? Vì sao con biết?[Cô và trẻ cùng kiểm tra lại] - Trẻ nhắc lại: Nhóm hoa ít hơn. - Nhóm nào ít nhất? Vì sao con biết?[Cô và trẻ cùng kiểm tra lại] - Trẻ phát âm: Nhóm quả ít nhất. \=>Cô củng cố: - Nhóm lá nhiều nhất vì nhiều hơn hoa là 1 và nhiều hơn quả là 2. - Nhóm hoa hơn ít hơn nhóm lá là 1 và nhiều hơn nhóm quả là 1. - Nhóm quả ít nhất vì ít hơn lá là 2 và ít hơn hoa là 1 HĐ 3: Luyện tập củng cố

- Trẻ hát - Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

Trò chơi 1: Thi nói nhanh nói đúng - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cách chơi: Cho trẻ quan sát các nhóm đối tượng có số lượng khác nhau, cô nói tên nhóm đối tượng, trẻ nói nhiếu nhất, ít hơn, ít nhất. Bạn nào nói nhanh và đúng sẽ là người chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ sau mỗi lần chơi. Trò chơi 2: Thi đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội có nhiệm vụ bật qua chướng ngại vật lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô, sau đó cô và trẻ kiểm tra kết quả, cho trẻ nhận xét đội nào nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Mưa to, mưa nhỏ”

- Trẻ chơi

-Trẻ chơi

Toán học rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Toán học rèn luyện cho chúng ta tư duy logic và nó được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.

Bởi vậy hãy kích thích niềm đam mê học toán cho con trẻ và giúp bé tiếp cận với môn toán bằng cách lồng ghép toán học vào trong các câu chuyện quanh ta. Bé có thể tiếp xúc với toán học ở mọi nơi và toán học thể hiện ở mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày. Hãy dạy toán học cho bé ngay từ ở bậc mầm non với các bước như sau:

1. Tập đếm với đồ ăn vặt

Để giúp trẻ hình thành trí tuệ toán học ngay từ nhỏ, các mẹ hãy sử dụng các đồ ăn vặt thường ngày để dạy cho trẻ: bánh snack, kẹo, bánh quy,.. Các mẹ đặt câu hỏi cho con như có bao nhiêu cái bánh trên tay con, con ăn 1 cái thì còn bao nhiêu cái,.. những câu hỏi như thế sẽ giúp hình thành khả năng tư duy cho trẻ.

2. Tạo mô hình toán học

Mô hình toán học có nghĩa là sử dụng đồ vật, hình ảnh thực tế để mô phỏng các phép toán. Ví dụ như yêu cầu con vẽ để mô phỏng đề bài là con có 5 quả cam, bạn An cho con thêm 1 quả cam, tính xem con có tất cả bao nhiêu quả cam? Việc sử dụng hình vẽ như vậy giúp bé dễ hình dung hơn.

3. Dạy con cộng trừ bằng những chiéc nút áo

Để việc cộng trừ của con được học 1 cách dễ dàng thì các bậc bố mẹ cần hiểu, trước khi muốn con thực hiện phép tính cộng và trừ thì các con cần phải hiểu phép cộng trừ có nghĩa là gì. Bố mẹ có thể cho con thực hiện phép tính bằng những chiếc nút áo cũ . Ví dụ: cho con 5 nút áo rồi tiếp tục cho con 2 nút áo nữa thì tổng con có mấy cây, sau đó giải thích cho con hiểu đây chính là phép cộng và tương tự như vậy với phép trừ.

4. Dạy bé cách nhận biết kích thước và hình dáng đồ vật

Dạy con khả năng so sánh hình dáng, kích thước đồ vật bằng những vật dụng trong nhà như: đưa cho con 1 chiếc đũa và con bắt đầu tìm kiếm với 2 đồ vật dài hơn và 3 đồ vật ngắn hơn[đây là một cách để con vừa học cách so sánh đồ vật vừa luyện tập khả năng đếm]. Sau đó, đưa cho bé một trái bóng nhỏ và bé sẽ đi tìm 2 đồ vật cùng có dạng tròn và lớn hơn trái bóng. Bạn có thể kiểm tra khả năng logic của con thông qua kết quả con tìm được.

5. Học qua những mẩu chuyện

Thay vì đặt những đề toán khô khan, hãy lồng ghép bài toán ấy vào một câu chuyện có nhân vật mà bé thích. Sau đó đặt những câu hỏi để con giải quyết bài toán, có thể sử dụng kết hợp hình vẽ hoặc hình khối để giúp con giải quyết đề bài dễ dàng hơn.

Các bé và cô trường MN Happy House trong giờ học

6. So sánh các con số

Những đứa trẻ có thể học toán qua phép so sánh. Giúp con hiểu so sánh các con số 4, 5, 6, 7 như thế nào bằng cách như vẽ bức tranh có 4, 5, 6 hoặc 7 ngôi sao. Sau đó yêu cầu con sắp xếp bức tranh theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Khi con nắm được cách so sánh thì có thể nâng lên các con số lớn hơn.

.jpg]

7. Mô tả giá trị của số

Khi vào mẫu giáo các con nên học cách nhận biết giá trị của các con số. Không chỉ đơn thuần là viết số này số kia, mà cần phải hiểu giá trị của nó là bao nhiêu. Mẹ nên tập luyện với con qua hình vẽ để bé hình dung được giá trị đằng sau các con số. Ví dụ với số 12, con hãy vẽ 1 nhóm gồm 10 quả bóng và một nhóm khá có 2 quả bóng. Khi con thành thục có thể nâng con số lên, từ 15, 20…

8. Học các hình khối

Dạy con nhớ tên các hình khối cơ bản hoặc nâng cao hơn là biết được mỗi hình đó có bao nhiêu mặt. Con cũng có thể tưởng tượng để sắp xếp các hình sao cho tạo thành một hình mới. Ví dụ như ghép các mảnh ghép để tạo hình hình chữ nhật hoặc hình tam giác. Hay con sẽ sử dụng bao nhiêu hình tam giác để ghép thành một hình vuông? Làm tương tự để thử thách con tạo ra các hình nâng cao hơn như hình ngũ giác, hình thang.

9. Học từ mọi thứ xung quanh

Một mẫu hình được lặp lại nhiều lần, kiểu như vuông – tròn – vuông – tròn. Nhận diện các mẫu hình là nền tảng của tư duy toán học mà trẻ nhỏ nên được tập luyện từ sớm. Bạn có thể chỉ cho con các mô hình từ mọi thứ xung quanh như hội họa, âm nhạc hoặc thời trang và bất cứ khi nào có thể.

10. Luôn đặt cho con nhiều câu hỏi

Một phép toán được thể hiện qua bức tranh minh họa của, mẹ hãy yêu cầu bé giải thích hình vẽ và ý tưởng của con. Ví dụ: “Con thấy những con số này ở đâu?”, hay “Tại sao con thêm vào thay vì bớt đi?”. Có rất nhiều bài tập thực hành giúp con tự do thể hiện suy nghĩa và không ngừng học tập.

Chủ Đề