Các khu công nghệ cao ở Hà Nội

I. THÔNG TIN PHÁP LÝ VÀ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC

Ngày 12/10/1998, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập theo Quyết định số 198/1998 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích quy hoạch ban đầu khoảng 1650 ha thuộc địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội. Ngày 27/05/2016, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030. Theo đó, diện tích khu công nghệ cao được điều chỉnh còn 1.586 ha, được chia thành 2 khu vực Phía Bắc Đại Lộ Thăng Long khoảng 1.262,2 ha và Phía Nam Đại Lộ Thăng Long khoảng 323,7 ha, thuộc phạm vi, ranh giới hành chính địa bàn huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đồng thời, KCNC được quy hoạch với 11 phân khu chức năng bao gồm: Khu giáo dục và đào tạo [123,53 ha]; Khu Nghiên cứu và triển khai [263,15 ha]; Khu phần mềm [55,93 ha]; Khu công nghiệp công nghệ cao [391,01 ha]; Khu Trung tâm [43,14 ha]; Khu Hỗn hợp [80,12 ha]; Khu Nhà ở [75,5 ha]; Khu giải trí và thể dục thể thao; Hồ Tân Xã và vùng đệm; Giao thông và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Cây xanh...trong đó Khu công nghiệp công nghệ cao là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao và kho ngoại quan


Về tính chất, KCNC Hòa Lạc được định hướng xây dựng với mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao của Quốc gia, tập trung phát triển, thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao như:  Công nghệ thông tin; viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy móc, vật liệu mới; phát triển năng lượng mới và các sản phẩm công nghệ cao khác thuộc danh mục được khuyến khích phát triển. 
Về vị trí liên kết vùng, khu công nghệ cao Hòa Lạc tiếp giáp với trục Đại Lộ Thăng Long, kết nối trực tiếp tới trung tâm Hà Nội. Đồng thời, KCNC nằm gần với các tuyến cao tốc 21, tuyến đường sắt nội vùng chạy dọc Đại Lộ Thăng Long, Tỉnh lộ 420, các tuyến đường đô thị... giúp KCNC Hòa Lạc kết nối thuận tiện với khu vực dân cư, nội đô và các đô thị vệ tinh
Về ưu đãi đầu tư, Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế, đất đai, thủ tục đầu tư.

Hệ thống đường giao thông nội khu: các tuyến đường liên kết các phân khu chức năng trong khu CNC Hòa Lạc có mặt cắt từ 11 m - 58 m được thiết kế với nhiều làn xe và được bố trí hợp lý giúp việc di chuyển giữa các phân khu chức năng trong nội khu vô cùng thuận tiện

Hệ thống cấp điện: Việc cấp điện cho KCNC Hòa Lạc được đảm bảo bởi 03 nguồn, tùy thuộc theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1, dự án sử dụng nguồn điện được cấp từ tạm biến áp 110/22 KV Hòa Lạc số 1 có công suất 2*63 MVA. Giai đoạn 2, xây dựng trạm biến áp phụ tải 110/22KV Hòa Lạc 2 có công xuất 2*40 MVA. Giai đoạn 3, xây dựng nguồn cấp điện thứ 2 thông qua trạm biến áp Hòa Lạc 220/110 KV với công suất 3*250 MVA

Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại khu công nghệ cao Hòa Lạc được lấy từ tuyến ống truyền tải nước sông Đà chạy dọc theo Đại lộ Thăng Long với tiêu chuẩn vận hành, quản lý của Nhật Bản

Hệ thống thông tin liên lạc: Xây dựng tổng đài với dung lượng khoảng 300.000 đầu số, chất lượng đường truyền cao và có thể mở rộng dung lượng. Đồng thời, hệ thống thông tin liên lạc được bố trí sẵn dọc theo các tuyến giao thông trong khu công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải: toàn bộ nước thải sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xử lý thông qua hệ thống XLNT tập trung và đạt tới chuẩn A trước khi xả thải ra môi trường. Trong đó, Khu công nghệ cao 1 được xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất 42.000 m3/ngày đêm, phục vụ việc xử lý cho cả khu vực phía Bắc và phía Nam của Đại lộ Thăng Long; Khu công nghệ cao 2 được xây dựng hệ thống xử lý nước thải số 2 với công suất 8.000 m3/ngày đêm khi hệ thống xử lý khu 1 đã đạt đủ lưu lượng nước thải theo thiết kế

Hệ thống thoát nước mưa: được bố trí riêng rẽ với hệ thống nước thải, chia thành 6 khu vực thoát nước chính với hướng thoát về sông Tích nằm ở phía Đồng khu công nghiệp nhằm giải quyết tốt các hoạt động công tác chống ngập cục bộ trong khu công nghệ cao khi xảy ra mưa lớn


Hiện nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được trên  100 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt gần 100.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 60 dự án đã đi vào hoạt động và có 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án tiêu biểu đang hoạt động trong khu công nghệ cao Hòa Lạc có thể kể đến như: Dự án sản xuất linh kiện của động cơ máy bay của Công ty TNHH Hanwha AeroSpace với tổng số vốn đầu tư trên 200 triệu USD; Dự án sản xuất mô tơ điện một chiều của NIDEC [Nhật Bản] với số vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; Dự án sản xuất điện thoại và các thiết bị điện tử  Vinsmart; Dự án nghiên cứu triển khai động cơ xe ô tô của NISSAN...và hàng loạt dự án lớn khác. 


[Hình ảnh của một vài dự án đang hoạt động trong khu công nghệ cao Hòa Lạc]

XEM THÊM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN

Hà Nội sẽ triển khai thành lập một khu công nghiệp mới và hoàn thành thủ tục đầu tư 2 - 3 khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong 6 tháng cuối năm nay.

Theo Tiền phong thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, đơn vị này đặt mục tiêu trong 6 tháng cuối năm nay, tổng vốn thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp cả năm đạt khoảng 400 triệu USD [tăng 28,8% so với năm 2021].

Đồng thời, Hà Nội sẽ triển khai thành lập một khu công nghiệp mới và hoàn thành thủ tục đầu tư 2 - 3 khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý thu hút đầu tư 4 dự án mới vốn đăng ký một triệu USD và 450 tỷ đồng; 12 dự án đầu tư mở rộng vốn đăng ký 60 triệu USD và 30 tỷ đồng. Tổng mức thu hút đầu tư 81 triệu USD quy đổi.

Số dự án thứ phát đang hoạt động hiện tại là 707 dự án; trong đó, có 305 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vốn đăng ký trên 6,1 tỷ USD; 402 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 18.000 tỷ đồng.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, ước 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp là 4.869 triệu USD; nộp ngân sách Nhà nước 238,5 triệu USD; xuất khẩu 3.124 triệu USD.

Theo đề án “Thành lập 2-5 khu công nghiệp mới giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội xác định hoàn thành mục tiêu thành lập 5 khu công nghiệp mới trong giai đoạn này, gồm: Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn 302,8 ha ở hai xã Minh Trí và Tân Dân, huyện Sóc Sơn; Khu công nghiệp Đông Anh 300 ha ở các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh; Khu công nghiệp Bắc Thường Tín 112 ha ở các xã Văn Bình, Ninh Sở, Liên Phương, huyện Thường Tín; Khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng 389 ha ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ; Khu công nghiệp Phụng Hiệp gần 175 ha ở các xã Dũng Tiến, Nghiêm Xuân, Tô Hiệu, Thắng Lợi, huyện Thường Tín.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu công nghiệp đã có chủ đầu tư như: Khu công nghiệp Quang Minh I, huyện Mê Linh; Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm. Thành phố còn thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội [giai đoạn 2].

Hà Nội hiện là 1 trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Với vai trò là đầu não chính trị, Thủ đô cũng tạo dựng được sự vững chắc về kinh tế nhờ hàng loạt khu công nghiệp ở Hà Nội đã đi vào hoạt động ổn định.

Tính đến năm 2020, Hà Nội có 38 khu công nghiệp & cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Trong đó, dự án khu công nghiệp chiếm 23/38, nhiều dự án có quy mô từ 200ha trở lên.

Mặc dù quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, đô thị ngày càng hạn hẹp, tuy nhiên Hà Nội vẫn đang ưu cho các dự án quy mô lớn, độ tập trung cao, nhằm mang lại lợi thế phát triển tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Sau khi hợp nhất tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, các dự án khu công nghiệp mới đứng trước cơ hội lớn để pháp triển, các KCN ra đời sau được hưởng lợi rất lớn từ nền tảng vững mạnh của trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước.

Dưới đây là danh sách và thông tin tổng quan về các khu công nghiệp quy mô lớn tại Hà Nội [tính đến năm 2020]:

Khu công nghiệp công nghệ cao Láng Hòa Lạc

Được xây dựng theo mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, Khu công nghiệp công nghệ cao Láng Hòa Lạc được xem là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô. Với tổng diện tích dự án lên đến 17.274ha, dự án tập trung về khoa học công nghệ, trung tâm tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và các khu đô thị sinh thái.

Được chia thành 04 phân khu: phân khu công nghiệp công nghệ cao, phân khu y tế, phân khu trường đại học Quốc Gia, phân khu nhà ở.

  • Khu công nghiệp công nghệ cao có quy mô 1.586 ha
  • Vị trí: Nằm tại 2 bên đường Đại Lộ Thăng Long, Huyện Thạch Thất, Hà Nội
  • Quy mô dân số khoảng: 229.000 người
  • Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc sẽ thu hút các ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới, năng lượng mới,...

Khu công nghiệp Phú Nghĩa

KCN Phú Nghĩa được thành lập theo Quyết định số 2508/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây [nay là UBND thành phố Hà Nội]. Khu công nghiệp được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí của một KCN hiện đại kiểu mẫu.

  • Quy mô: 670 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ
  • Vị trí: nằm trên trục QL6A giữa hai thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Ngành công nghiệp nhẹ, ít gây ô nhiễm môi trường

Khu công nghiệp Sài Đồng A

KCN Sài Đồng A là dự án được thực hiện dưới liên doanh giữa Công ty Điện tử Hà Nội [Hanel] và Công ty DAEWOO ENGINEER CONSTRUCTION [Hàn Quốc]. Khu công nghiệp chính thức hoạt động từ năm 1996, phát triển theo mô hình khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ.

  • Quy mô: 420 ha
  • Vị trí: Thị trấn Sài Đồng, quận Long Biên, Hà NộiNgành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp
  • cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ và công nghiệp công nghệ cao

Khu công nghiệp Đông Anh

Vận hành từ năm 1999, KCN Đông Anh chủ yếu tập trung thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề như: Cơ khí, lắp ráp, sản xuất tô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất hàng xuất khẩu.

  • Chủ đầu tư:Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
  • Quy mô: 470ha
  • Vị trí: xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Khu công nghiệp Tân Quang

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp Tân Quang
  • Quy mô: 500ha
  • Vị trí: xã Kiêu Kỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Khu công nghiệp Phụng Hiệp

KCN Phụng Hiệp được UBND tỉnh Hà Tây [nay là Hà Nội] phê duyệt cuối tháng 10-2007. Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 650 tỷ đồng, trong đó kinh phí đền bù hỗ trợ GPMB khoảng 161 tỷ đồng, xây lắp hơn 291 tỷ đồng.

  • Quy mô: 401 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà- doanh nghiệp [DN] thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà

Khu công nghiệp Quang Minh

KCN Quang Minh được thành lập theo Quyết định số 3742/2004/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22 tháng 10 năm 2004.

  • Quy mô: 344,4 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức
  • Vị trí: thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, Chế biến đồ trang sức, Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy - ôtô, đồ điện gia dụng, sản xuất cơ khí...

Khu công nghiệp Bắc Phú Cát

Dự án Khu công nghiệp Phú Cát nằm trong tổng thể chuỗi công nghiệp, đô thị ven đường 21 và đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.

KCN Bắc Phú Cát là khu công nghiệp sạch với các ngành công nghiệp công nghệ cao, không gây độc hại cho khu vực lân cận như: điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng.

  • Quy mô: 306,72 ha
  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty VINACONEX
  • Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 312 tỷ đồng
  • Vị trí: huyện Thạch Thất, Hà Nội

Ngoài các khu công nghiệp Hà Nội quy mô lớn vừa nêu trên, có một điều khác đặc biệt thuộc về cụm công nghiệp. Nếu như ở hầu hết các tỉnh thành, cụm công nghiệp có diện tích khá nhỏ, vài chục ha. Tuy nhiên, cụm công nghiệp ở Hà Nội lại có quy mô khủng, điểm hình như:

  • Cụm công nghiệp Ngọc Hồi: 17.000ha
  • Cụm công nghiệp Đại Xuyên: 551,62ha
  • Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro: 353 ha
    ...

Với 38 dự án KCN và cụm công nghiệp, giai đoạn thới, Hà Nội vẫn sẽ là địa phương chiếm tỷ trọng vốn đầu tư FDI lớn trên cả nước. Các dự án này sẽ còn đón nhận nhiều nhà đầu từ lớn từ trong và ngoài nước.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề