Các dòng máy bay quân sự ở thanh hóa năm 2024

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, đây là một chuyến huấn luyện bay ở khu vực huấn luyện bình thường trên vùng trời huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Máy bay gặp nạn là SU-22M4 do Liên Xô cũ sản xuất. Chiếc máy bay này đã hết hạn sử dụng khá lâu nhưng được tăng hạn sử dụng để phục vụ cho huấn luyện và bảo đảm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Máy bay gặp nạn đã sử dụng từ khi nào, thưa Bộ trưởng?

Chiếc máy bay đó đã được đưa vào sử dụng hơn 20 năm, từ năm 1989. Theo quy định chỉ sử dụng 10 năm nhưng chúng ta đã nhiều lần tiến hành đại tu và tăng hạn sử dụng.

Hiện số phận phi công chiếc máy bay gặp nạn đã được làm rõ?

Phi công hi sinh và đã tìm được thi thể. Đó là Đại uý Trần Thanh Nghị, quê Gia Lâm, Hà Nội. Đại uý Nghị là Biên đội trưởng, phi công cấp 3 và có nhiều kinh nghiệm với trên 500 giờ bay.

Tuy nhiên, có những phi công rất kinh nghiệm như phi công vũ trụ Bùi Thanh Liêm nhưng vẫn không loại trừ hết rủi ro khi bay các bài bay phức tạp, độ khó cao. Rủi ro trong vụ tai nạn ngày 9/6 tại Thanh Hoá là rất đáng tiếc.

Hiện trường vụ cháy chỉ còn lại những mảnh vỡ cháy đen [Ảnh: Duy Tuyên]

Máy bay Su-22M4 do Liên Xô cũ sản xuất cuối thập niên 1960 và đưa vào sử dụng từ những năm đầu 1970.

Loại máy bay Su-22M4 chiến đấu có thể mang được 5 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không, bom, chùm rocket, các loại tên lửa dẫn đường điện tử/quang học hay bom điều khiển laser... để tấn công trên mặt đất, trên biển hoặc huấn luyện.

Máy bay gặp nạn khi đang thực hiện bài bay huấn luyện bình thường hay phức tạp?

Phi công gặp nạn đang thực hiện bài bay phức tạp là bay khoan, lộn theo dòng xoáy. Chỉ có phi công có nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được bài bay này. Phi công gặp nạn từng thực hiện bài bay này nhiều lần rồi.

Trước thời điểm xảy ra tai nạn phi công có thông báo gì về Sở chỉ huy?

Hiện chúng tôi đang điều tra. Vấn đề là phải tìm thấy hộp đen, mở băng ghi âm giữa phi công với Sở chỉ huy cũng như các dữ liệu bay khác để tìm nguyên nhân vụ tai nạn.

Chúng ta có thể làm rõ nguyên nhân tai nạn hay cần tới chuyên gia Nga, nước sản xuất máy bay Su-22M4?

Chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực điều tra. Vấn đề lúc này phải tìm thấy hộp đen. Chúng tôi đang khẩn trương tìm kiếm hộp đen và sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân tai nạn sau khoảng 1-2 tuần sau khi tìm thấy hộp đen.

Máy bay Su-22M4

Công tác cứu hộ được triển khai như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Vụ tai nạn không gây thiệt hại gì cho tính mạng và tài sản của người dân trên mặt đất. Hiện thi thể phi công đang được bảo quản, chờ điều tra nguyên nhân tai nạn và làm các thủ tục truy điệu theo quy định của quân đội.

Ngày 18/1, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố Quy hoạch sân bay Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đến dự lễ công bố có Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu, ông Mai Văn Ninh – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn – Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.

Theo Quy hoạch trên, sân bay Thọ Xuân là sân bay cấp 4E theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế [ICAO] và sân bay quân sự cấp I, được sử dụng chung quân sự và dân dụng. Về quy hoạch khu bay, đường cất hạ cánh [CHC] sẽ sử dụng đường CHC hiện hữu, đảm bảo khai thác các loại máy bay A320/321 và tương đương hoặc các loại máy bay lớn như B777/B747 hạn chế tải trọng; đảm bảo khai thác các máy bay quân sự với sân bay quân sự cấp I.

Về hệ thống sân đỗ máy bay, giai đoạn đến năm 2020 sẽ cải tạo, nâng cấp sân đỗ hiện có đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay cho loại tàu bay code C, D hoặc 3 vị trí đỗ tàu bay code E hoặc tương đương; giai đoạn định hướng đến năm 2030, sẽ mở rộng sân đỗ máy bay đáp ứng 7 vị trí đỗ máy bay code C, D hoặc 5 vị trí đỗ tàu bay code E. Giai đoạn đến năm 2020, xây dựng mới nhà ga hành khách công suất 300 hk/giờ cao điểm, nhà ga hàng hóa được bố trí kết hợp trong nhà ga hành khách với công suất 4.500 tấn hàng hóa/năm; Giai đoạn định hướng đến năm 2030, mở rộng nhà ga hành khách, công suất 500 hk/giờ cao điểm; nhà ga hàng hóa đạt công suất 27 nghìn tấn hàng hóa/năm .… Tại Quyết định 116/QĐ-BGTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã giao Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, cập nhật sân bay Thọ Xuân vào Quy hoạch mạng cảng hàng không – sân bay toàn quốc. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp quy định hiện hành.

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu khẳng định, Cảng hàng không Thọ Xuân là cảng hàng không thứ 22 trong mạng cảng hàng không, sân bay của Việt Nam hoạt động khai thác hàng không dân dụng thường lệ. Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu nhấn mạnh, việc quy hoạch cảng hàng không Thọ Xuân để khai thác hàng không dân dụng chung với quân sự đáp ứng mục đích xác định cấp hạng, quy mô, chức năng, nhiệm vụ sân bay, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phương án điều chỉnh sang sân bay Thọ Xuân sẽ có tính khả thi cao, tiết kiệm ngân sách Nhà nước so với phương án đầu tư xây dựng cảng hàng không mới,rút ngắn thời gian đầu tư, sớm đưa vào khai thác ngay hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ. Công tác quy hoạch sân bay Thọ Xuân có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh trong tiến trình phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa cũng như khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần phát triển du lịch thương mại tại địa phương, tăng hiệu quả đầu tư, đảm bảo an ninh chính trị tại khu vực. Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan đơn vị có liên quan tiếp tục tập trung phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Phòng không - Không quân, các bộ, ngành liên quan tại trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thành các hạng mục hạ tầng cần thiết, hoàn thành các thủ tục pháp lý về tài liệu khai thác, công tác bay hiệu chuẩn, hiệp đồng dân dụng - quân sự để đảm bảo đón những chuyến bay dân dụng đầu tiên đến Thanh Hóa theo đúng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân bằng đường hàng không. Cục Hàng không Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ với TCT Hàng không Việt Nam cũng như các hãng hàng không Việt Nam khác để xây dựng kế hoạch khai thác dài hạn, tăng tần suất khai thác cũng như phát triển các đường bay liên vùng mới đi/đến cảng hàng không Thọ Xuân.

Bên cạnh đó, nắm bắt kịp thời những khó khăn của nhà vận chuyển trong việc phát triển đường bay trong giai đoạn đầu khai thác, xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi các hãng hàng không về mọi mặt... Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã cam kết Tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện những yêu cầu của Bộ GTVT, đặc biệt là công tác cắm mốc, bảo vệ quy hoạch, khai thác có hiệu quả sân bay Thọ Xuân. Trước mắt, Tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị sớm hoàn thành những hạng mục thiết yếu, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để đến ngày 5/2/2013 tổ chức khai trương sân bay Thọ Xuân.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trao tặng áo ấm cho các cựu thanh niên xung phong và người nghèo của 6 huyện miền núi trong tỉnh Thanh Hóa.

Chủ Đề