Các bảng hướng dẫn trong nhà hàng

Để hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhà hàng buộc phải xây dựng cho mình một bảng nội quy rõ ràng, hợp lý khiến nhân viên phải “tâm phục khẩu phục”. Bảng nội quy này bao gồm những hạng mục ra sao và cách áp dụng thế nào, cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng: Phải làm sao khi “bão 1 sao” ập tới

Nội dung

1. Nội quy thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong nhà hàng

Thời gian làm việc của nhân viên nhà hàng sẽ được phân bổ theo khối lượng công việc của Nhà hàng và dưới sự giám sát của chủ cửa hàng. Thông thường, một nhân viên nhà hàng sẽ được nghỉ 09 ngày lễ dân tộc hàng năm. Tuỳ theo yêu cầu của từng vị trí công việc, Trưởng Bộ phận sẽ thu xếp cho nhân viên nghỉ bù những ngày sau:

– Tết Dương lịch: nghỉ 1 ngày [ngày 01/01 dương lịch]

– Tết Âm lịch: nghỉ 4 ngày [1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch]

– Ngày Chiến thắng: nghỉ 1 ngày [30/04]

– Ngày Quốc tế lao động: nghỉ 1 ngày [01/05]

– Ngày Quốc khánh: nghỉ 1 ngày [02/09]

– Ngày giỗ tổ Hùng Vương: nghỉ 1 ngày [10/03 âm lịch]

Nhân viên nhà hàng vẫn có những ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước

Bên cạnh đó, bất cứ nhân viên nhà hàng nào cũng có quyền được nghỉ ốm nhưng đều phải có sự đồng ý của bác sĩ hoặc có giấy chứng nhận. Trước đó, nhân viên nghỉ ốm phải thông báo cho quản lý biết để sắp xếp công việc và tìm người thay thế ca.

Ngoài ra, nhân viên nhà hàng cũng có quyền nghỉ phép 2 ngày/tháng vào thứ 7 hoặc chủ nhật mà vẫn được hưởng lương theo quy định của nhà hàng. Để không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành quán, nhân viên nên xin phép quản lý nghỉ phép trước đó 3 ngày và phải nhận được sự đồng ý từ phía nhà hàng.

2. Nội quy trật tự trong nhà hàng

2.1. Chấm công hàng ngày

– Mỗi ngày, nhân viên đi làm đều phải chấm công bằng vây tay trên máy chấm công, hoặc chấm công bằng điện thoại cá nhân.

– Không cho phép nhân viên chấm công hộ hoặc gian lận trong chấm công.

2.2. Kiểm tra đột xuất

– Bất cứ nhân viên nhà hàng nào, dù ra vào hay ở trong cũng có thể bị kiểm tra đột xuất bởi đội ngũ quản lý hoặc người được ủy quyền trách nhiệm.

Nhân viên nhà hàng có thể bị kiếm tra đột xuất bất cứ lúc nào

2.3. Vệ sinh cá nhân

– Mỗi cá nhân phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ và dùng chất khử mùi hôi khi cần thiết.

– Thường xuyên gội đầu, tránh để tóc bị gàu [đặc biệt với nhân viên bếp].

– Giữ móng tay sạch sẽ, không để móng dài quá mép đầu ngón tay, không sơn móng tay lòe loẹt.

2.4. Hình thức, tác phong

– Mỗi cá nhân đều cần ăn mặc chỉnh tề, tác phong nhanh nhẹn.

– Không sức nước hoa quá đà, giữ mùi hương cơ thể ở mức vừa phải, tránh làm ảnh hưởng đến không gian chung.

– Không đeo nhiều trang sức cồng kềnh gây trở ngay công việc.

– Không sử dụng trang sức quá nổi bật, kỳ quái, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà hàng.

– Nhân viên nữ cần trang điểm nhẹ nhàng, buộc tóc gọn gàng, nhân viên nam cần cắt tóc gọn ghẽ, không nên để tóc dài chạm cổ áo.

2.5. Sử dụng điện thoại

– Nhân viên hạn chế sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân, làm ảnh hưởng tới quá trình phục vụ khách hàng.

– Chỉ những nhân viên được phép như lễ tân, thu ngân,… mới được sử dụng điện thoại của nhà hàng.

2.6. Xử lý đồ thất lạc

– Bất cứ khoản tiền hoặc đồ đạc nào mà nhân viên nhặt được trong nhà hàng đều chuyển đến người quản lý, đồng thời ghi vào sổ bàn giao ca thông tin chi tiết của đồ thất lạc.

2.7. Tiếp nhận khiếu nại

– Khi khách hàng khiếu nại tại nhà hàng, nhân viên luôn phải lắng nghe tường tận vấn đề, đồng thời thấu hiểu nguyên nhân và tìm ra phương án giải quyết hợp lý.

– Nếu nhân viên không giải quyết được thì phải báo cáo ngay cho người quản lý nhà hàng hoặc người có trách nhiệm để kịp thời hỗ trợ xử lý.

2.8. Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh

– Tất cả tài sản và bí mật kinh doanh đều thuộc quyền sở hữu của nhà hàng. Không một nhân viên nào được quyền mang tài sản/bí mật kinh doanh ra khỏi nhà hàng mà chưa được sự cho phép của quản lý nhà hàng. Những tài sản/bí mật kinh doanh của nhà hàng bao gồm:

  • Thông tin khách hàng: Tên, số điện thoại,…
  • Thông tin doanh thu hoặc tài liệu kế toán của nhà hàng
  • Các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ nhà hàng
  • Quy trình chế biến thực phẩm và phục vụ của nhà hàng
  • Thông tin về ban giám đốc, ban quản lý, và các nhân viên nhà hàng
  • Thông tin liên quan tới tài sản trang thiết bị của nhà hàng
    Xem thêm: Cách tính lương nhân viên nhà hàng, cà phê theo mặt bằng chung [update 2022]

3. Xử lý kỷ luật và trách nghiệm trong nhà hàng

3.1. Xử lý kỷ luật

Nhân viên nhà hàng sẽ bị phạt 50.000đ nếu:

– Sao nhãng nhiệm vụ công việc [mà không có lý do chính đáng].

– Đi muộn, về sớm, tự động nghỉ mà nhưng chưa có sự cho phép của người quản lý, giám sát.

– Quên chấm công trên máy chấm công/phần mềm mỗi ngày.

– Mặc trang phục không đúng theo quy định hoặc không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Mặc trang phục làm việc ra khỏi khu vực nhà hàng [trừ trường hợp được phép].

– Xao nhãng hoặc ngủ quên trong giờ làm việc mà không được sự cho phép.

– Sau khi hết ca ở lại làm việc riêng quá 30 phút mà không được sự đồng ý của quản lý, giám sát.

Trang phục của nhân viên nhà hàng cũng cần quy định rõ ràng

Nhân viên sẽ bị phạt 10% Lương tháng nếu:

– Tự ý sử dụng trang thiết bị tại nhà hàng, quầy bar hoặc các khu vực khác của nhà hàng mà chưa nhận được sự đồng ý.

– Tự nấu thức ăn và pha chế đồ uống trong nhà hàng mà không được phép.

– Chấm công hộ nhân viên khác hoặc có hành vi gian lận chấm công.

– Tự ý tham gia vào các công việc mua bán nguyên vật liệu của nhà hàng mà không được phép.

– Hút thuốc lá trong khu vực làm việc [có khách hàng], khu vực phục vụ, khu chế biến đồ ăn hoặc nhai kẹo cao su trước mặt khách hàng.

Nhà hàng cần quy định rõ các mức phạt, kỷ luật với nhân viên

Nhân viên sẽ bị kỷ luật hoặc sa thải nếu:

– Sử dụng đồ uống có cồn [bia, rượu,..] khi đang phục vụ khách hàng.

– Trộm cắp, chiếm hữu hoặc di chuyển tài sản của nhà hàng, khách hàng hoặc của đồng nghiệp.

– Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận các khoản tiền hoa hồng cho các giao dịch chưa được sự đồng ý.

– Chủ đích gây hại tới tài sản, uy tín và danh tiếng của nhà hàng.

– Tham gia/ khuyến khích cờ bạc, gây gổ trong nhà hàng.

– Cư xử không đúng chuẩn mực với khách hàng, đồng nghiệp.

3.2. Xử lý trách nhiệm

Khi làm hỏng các tài sản, dụng cụ hoặc trang thiết bị tại nhà hàng, nhân viên phải có trách nhiệm đền bù ít nhất 50% giá trị khấu hao của tài sản tại thời điểm định giá. Tùy từng trường hợp khác nhau mà quản lý nhà hàng sẽ đánh giá mức độ thiệt hại, từ đó đưa ra phương án xử lý cụ thể.

Bảng nội quy nhà hàng giúp nhân viên “tâm phục khẩu phục”

Trên đây là bảng nội quy nhà hàng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, chủ quán có thể linh động, sửa đổi một vài quy định để phù hợp với doanh nghiệp mình, từ đó có thể khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục” và cống hiến cho công việc chung của nhà hàng.

Chủ Đề