Ca sĩ ở sài gòn là ai?

Nữ danh ca Lệ Thu mới qua đời do nhiễm COVID-19 tên thật là Bùi Kim Oanh, sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Bà lấy nghệ danh Lệ Thu vào năm 1959, khi lần đầu tiên đi hát tại một phòng trà ở Sài Gòn. Giải thích về nghệ danh này, bà đã từng cho biết: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu".

Hơn 70 năm đi hát, ca sỹ đã trở thành một trong những giọng ca tên tuổi của âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Lệ Thu gắn với sự thành công nhiều ca khúc của nhưng nhạc sỹ tên tuổi như Pham Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Trường Sa… và giọng ca của bà đã được gọi là "Giọng ca vàng mười". 

Năm 1979, Lệ Thu sang định cư tại Mỹ và tiếp tục cộng tác với nhiều trung tâm băng nhạc. Suốt hơn 70 năm đi hát, Lệ Thu đã thu âm hàng trăm ca khúc và tham gia hàng ngàn chương trình âm nhạc trong nước và hải ngoại. Cuối năm 2020, Lệ Thu bị nhiễm bệnh COVID-19 và phải nhập viện tại Califonia. Bà qua đời vào ngày 15/1, sau nhiều ngày hôn mê.  

Nghe Lệ Thu hát Thu, hát cho người [Nguồn YouTube]

Còn một nữ ca sỹ Lệ Thu khác có tên thật là Nguyễn Lệ Thu sinh năm 1959 tại Đà Lạt. Đam mê ca hát, lại nói tốt 2 ngoại ngữ là Anh và Pháp nên năm 1977 khi xuống Sài Gòn học đại học Mỹ thuật, Nguyễn Lệ Thu đã tham gia sinh hoạt chung với nhóm Những người bạn [gồm nhiều nhạc sỹ như Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Thanh Tùng, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Văn Hiên, Vũ Hoàng..] và đi hát tại quán Nhạc sỹ [Quận 1- TPHCM].

Từ đây, giọng ca của Nguyễn Lệ Thu đã được phát hiện và chị thường xuyên được mời hát tại các chương trình ca nhạc lớn, các đài truyền hình… Theo Nguyễn Lệ Thu từng kể, khi đi hát chị vẫn xưng là Nguyễn Lệ Thu nhưng các ông bầu, các nhà sản xuất vẫn gọi chị là Lệ Thu nên nhiều người lầm tưởng chị là ca sỹ Lệ Thu trước đây. 

Vào thập niên 80- 90 thế kỷ trước, Nguyễn Lệ Thu là một trong những ca sỹ hàng đầu tại Sài Gòn, gắn tên tuổi với những ca khúc như Từ một cánh hoa sim, Thời hoa đỏ, Mùa thu còn đó, Có nhớ đêm nào... và cả những bài hát nước ngoài như Mambo Italiano, Je ne t’aime plus, Paroles, Comme toi, Billy Jean, If you go away... Đặc biệt ca khúc Mùa Xuân bên cửa sổ đã được “mặc định” với tên tuổi của Nguyễn Lệ Thu khi tới nay, mỗi khi có ca sỹ nào thể hiện đều bị đem ra so sánh với giọng ca Nguyễn Lệ Thu.

Năm 1995, Nguyễn Lệ Thu sang Pháp học ngành thiết kế thời trang rồi định cư tại đây. Trong những năm sống ở Paris, dù làm nghề thiết kế thời trang nhưng khi rảnh rỗi chị vẫn tiếp tục tham gia ca hát. Nguyễn Lệ Thu đổi nghệ danh mới là Lệ Thu Paris để phân biệt với ca sĩ Lệ Thu trước năm 1975.

Lệ Thu Paris đã phát hành được 1một số album nhạc do chính chị viết lời và thực hiện tại Paris. Năm 2017, Lệ Thu Paris về nước và tổ chức show diễn đầu tiên cùng những người đồng nghiệp một thời như Cẩm Vân - Khắc Triệu và hát lại nhưng ca khúc đình đám một thời. 

Nghe Lệ Thu Paris hát Mùa Xuân bên cửa sổ [Nguồn YouTube]

Huân Cao   -   Thứ năm, 30/04/2020 18:53 [GMT+7]

Nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung khi có được chút tên tuổi đều vào Sài Gòn để phát triển sự nghiệp và đã thành danh. Từ lâu, Sài Gòn được xem như là nơi "đất lành chim đậu" cho nhiều ngành nghề, nhất là lĩnh vực nghệ thuật. Phần lớn nghệ sĩ nổi tiếng của cả nước đều chọn Sài Gòn là điểm tựa để vươn lên.

Diễn viên Trường Thịnh. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Sài Gòn - nơi "đất lành chim đậu"

Hồ Quỳnh Hương người Quảng Ninh, thành danh và nổi tiếng ở Sài Gòn. Không chỉ thành danh trong nghệ thuật, Quỳnh Hương còn thành công trên lĩnh vực kinh doanh với chuỗi nhà hàng chay và một công ty chuyên về lĩnh vực âm nhạc. Chính sự lập nghiệp thành công trên mảnh đất Sài thành, đã đem lại cho Quỳnh Hương sự nổi tiếng trong âm nhạc và thành đạt trong kinh doanh.

Quỳnh Hương đạt được nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá, được trao bằng chứng nhận Top giá trị kỷ lục thiện nguyện Việt Nam về Người có nhiều cống hiến cho cộng đồng. Có được những thành công ấy, như Quỳnh Hương nói, là nhờ vào một quyết định đúng đắn khi vào Sài Gòn lập nghiệp. Bởi cô hiểu rằng, Sài Gòn là nơi giúp mình tung cánh trên con đường âm nhạc.

"Trong những giọng hát hay ở Cuộc thi tiếng hát truyền hình toàn quốc, Hương được chọn đặc cách vào học tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Thời điểm đó, Hương mới 17 tuổi. Ngay khi kết thúc khóa học là Hương đã có ý định xin vào Sài Gòn lập nghiệp, nhưng không nhận được đồng ý của nhiều người, trong đó có cả người thầy đáng kính dìu dắt Hương. Vì thầy muốn Hương phục vụ lâu dài trong quân đội" - Quỳnh Hương chia sẻ.

Tuy nhiên, Sài Gòn có một sự lôi cuốn mãnh liệt với Quỳnh Hương. Nên dù gặp nhiều sự ngăn cản của người thầy, bạn bè, người thân thì nữ ca sĩ vẫn quyết tâm vào Sài Gòn để lập nghiệp. Những ngày đầu vào Sài Gòn, một cô gái tuổi đôi mươi xuất thân Quảng Ninh, học ở Hà Nội nhưng lập nghiệp ở một nơi cách xa hàng nghìn km đã gặp rất nhiều thử thách.

Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Thế nhưng, sự bao dung và rộng mở của Sài Gòn đã giúp cho Quỳnh Hương sau 2 năm đi hát gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng danh giá như: Video clip được yêu thích nhất VTV Bài hát tôi yêu; Nữ ca sĩ nhạc Pop được yêu thích nhất Giải Mai Vàng; Ca sĩ triển vọng giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh 2003 - 2004... Sau đó, Hồ Quỳnh Hương đã nhanh chóng vụt sáng và trở thành ngôi sao hạng A trong làng âm nhạc cả nước.

"Sự bao dung, hiền hòa của mảnh đất Sài Gòn không chỉ làm thay đổi sự nghiệp của Quỳnh Hương mà còn thay đổi cả cách sống và suy nghĩ khi quyết định tìm đến với Phật pháp, ăn chay trường để có thời gian ngơi nghỉ với âm nhạc. Cùng lúc đảm nhận nhiều công việc của một ca sĩ, giảng viên và kinh doanh đã làm Hương rất áp lực. Nhưng sự hiền hòa, bao dung của người Sài Gòn đã cho Quỳnh Hương một tình cảm đặc biệt về sự gắn bó và yêu thương với vùng đất này" - Quỳnh Hương tâm sự.

Diễn viên Trường Thịnh thì chia sẻ, sinh ra ở vùng đất Quảng Trị miền Trung đầy nắng gió và mưa bão khắc nghiệt, nhưng, Trường Thịnh luôn khao khát trở thành một diễn viên. Sài Gòn là đích đến đầu tiên khi mới 15 tuổi, Trường Thịnh đã khăn gói đến với mảnh đất này để lập nghiệp. Thời gian đầu vào Sài Gòn lập nghiệp, Trường Thịnh gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không nản chí. Do anh đã có một niềm tin mãnh liệt vào mảnh đất này, khi nhiều người cũng khó khăn như mình nhưng đã vượt qua và thành danh nơi đây.

Chính vì có niềm tin vào Sài Gòn sẽ chở che cho mình, Trường Thịnh quyết định ghi danh vào học lớp 9, ngày đi học tối đi làm thêm để trang trải cuộc sống và nuôi dưỡng ước mơ. Học xong lớp 12, Trường Thịnh thi vào trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM. Và ngay từ tháng đầu tiên học ở trường, anh đã may mắn được mời đóng phim Võ Thị Sáu.

"Khi được mời đóng bộ phim đầu tiên, tôi cảm nhận được niềm tin của mình khi quyết tâm gắn bó với mảnh đất Sài Gòn đã được đền đáp. Từ đó đến nay, Sài Gòn nuôi lớn cả niềm đam mê và sự trưởng thành trong sự nghiệp của tôi như ngày hôm nay. Tôi cảm ơn mảnh đất Sài Gòn đã luôn ban cho tôi nhiều cơ hội để thực hiện, để sống với niềm đam mê cháy bỏng trên con đường nghệ thuật này" - Trường Thịnh nói.

Sự bao dung và rộng mở của "kinh đô nghệ thuật"

Từ sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4.1975 đến nay, có nhiều nghệ sĩ từ miền Bắc và miền Trung đã đến với mảnh đất Sài Gòn để xây dựng sự nghiệp. Trong số này, phải kể đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Nhạc sĩ Phú Quang, ca sĩ Mỹ Tâm, Quang Dũng, Sơn Tùng, Lệ Quyên, Hồ Quỳnh Hương; diễn viên Trường Thịnh... Điều này có thể thấy, Sài Gòn luôn là nơi "đất lành chim đậu" để nâng bước, chở che cho nhiều nghệ sĩ trên bước đường lập nghiệp và thành danh trong nước cũng như quốc tế.

Chia sẻ với PV Lao Động, ca sĩ Kỳ Phương cho biết, anh quê gốc miền Trung với quê ngoại ở Quy Nhơn [Bình Định] và quê nội ở Huế [Thừa Thiên - Huế]. Tuy nhiên, từ ngày vào Sài Gòn sinh sống và lập nghiệp anh đã chọn Sài Gòn là quê hương thực thụ của mình bởi bản thân anh đã mang ơn với vùng đất này rất nhiều. Trong suy nghĩ của Kỳ Phương, so với cả nước, Sài Gòn được thiên nhiên ưu ái rất nhiều vì ít có bão lũ, mưa giông lóc xoáy hay mưa đá. Mùa hè dù thời tiết có nắng nóng đến mấy thì vào chiều tối vẫn mát, khác với miền Bắc và miền Trung khí hậu rất khắc nghiệt.

Ca sĩ Kỳ Phương. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

"Cái nắng cái mưa cũng ảnh hưởng đến thổ nhưỡng nhiều lắm. Miền Nam thổ nhưỡng tốt hơn nên cho người ta một cái hào sảng nhất định. Mặc dù trong túi không có nhiều tiền nhưng họ sẵn sàng mở hầu bao ra khao bạn bè, sẵn sàng cho đi những gì tốt nhất mình có. Sài Gòn được xem nơi trung hòa giữa các miền và là vùng đất bao dung sẵn sàng dang tay đón nhận mọi ngành nghề tập trung về đây phát triển sự nghiệp chứ không riêng gì ngành nghệ thuật" - Kỳ Phương cho hay.

Theo Kỳ Phương, đến giờ không một ai có thể phủ nhận, Sài Gòn là nơi bao dung cho những ai muốn phát triển sự nghiệp theo con đường nghệ thuật. Các nhân tài về nghệ thuật từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... khi bắt đầu có tên tuổi đều tiến về Sài Gòn để phát triển sự nghiệp.

"Từ xưa đến giờ, Sài Gòn đã ban tặng và bao dung cho phần lớn nghệ sĩ nổi tiếng. Kỳ Phương, cũng như bao nghệ sĩ đến từ mọi miền khác, hiện vẫn còn bám trụ ở Sài Gòn là phải biết cảm ơn và mang ơn Sài Gòn rất nhiều. Nhiều ca sĩ nổi tiếng đi hát kiếm tiền ở tỉnh đôi khi nhiều hơn ở Sài Gòn, nhưng đất Sài Gòn lại hình thành tên tuổi của họ và định hướng âm nhạc của hầu hết nghệ sĩ Việt Nam. Tôi luôn tin Sài Gòn sẽ ngày càng được nâng tầm văn hóa nghệ thuật trên trường quốc tế. Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, mảnh đất này vẫn luôn là điểm tựa lớn nhất để giới nghệ sĩ cả nước cất cánh" - Kỳ Phương nói.

Video liên quan

Chủ Đề