Bùn thải của nhà máy xử lý nước thải huế

TTH.VN - Sau 14 ngày vận hành thử, ngày 6/12 Nhà máy xử lý nước thải [XLNT] thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước [DACTMTN] TP. Huế được xây dựng tại phường An Đông chính thức đưa vào khai thác và vận hành với lưu lượng nước thải về nhà máy từ 15.000 - 17.000m3/ngày đêm.

Rác thô và cát sẽ được đưa thẳng vào thùng rác di chuyển về nhà máy xử lý rác thải xử lý

Đảm bảo tiến độ

Là một trong những gói thầu quan trọng và quy mô lớn có tổng mức đầu tư gần 56,5 triệu USD [tương đương hơn 1.200 tỷ đồng] do Liên doanh Swing - Hanshin [Nhật Bản - Hàn Quốc] thi công, nhà máy XLNT có công suất 30.000m3/ngày đêm cùng với 6 trạm bơm lưu vực và 1 trạm bơm chính đấu nối vào hệ thống thu gom chung của các gói thầu khác trong dự án nhằm thu gom nước thải cho khu vực phía Nam TP. Huế.

Được xây dựng theo dây chuyền và công nghệ hiện đại, xử lý sinh học hoàn toàn bằng bùn hoạt tính, chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo QCVN 24:2009, tiêu chuẩn B và TCVN 7222:2002. Vì vậy, công trình hoàn thành góp phần xử lý nước thải cho 12 phường của TP. Huế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát và không được xử lý, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, nhận thức của cộng đồng về vệ sinh môi trường, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch và thu hút đầu tư.

Quy trình xử lý nước thải của DACTMTN bắt đầu từ các cống hộp di chuyển về trạm bơm, sau đó đưa về nhà máy XLNT thông qua nhà xử lý sơ bộ để thu rác thô, cát đưa vào hộc và vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải; hệ thống nước sẽ chảy qua bể xử lý sơ cấp, bể xử lý sinh học và bể xử lý thứ cấp, sau đó chuyển về bể khử trùng và di chuyển qua bể nén bùn đẩy qua nhà tách nước có thiết bị nén bùn, nước thải sẽ được bơm trở lại để xử lý theo QCVN 24:2009, tiêu chuẩn B và TCVN 7222:2002.

Giám đốc Ban quản lý DACTMTN Nguyễn Thanh Tuấn Anh nhận định, qua nửa tháng vận hành thử và những ngày đầu vận hành chính thức, nhà máy XLNT đảm bảo các yêu cầu theo thiết kế, hệ thống vận hành an toàn tuyệt đối với công suất xử lý từ 15.000- 17.000m3/ngày đêm. Mặc dù đã đưa vào vận hành chính thức, song theo hợp đồng đã ký kết, Liên doanh Swing - Hanshin vẫn tiếp tục giám sát và đào tạo chuyển giao công nghệ cho đội ngũ quản lý của chủ đầu tư trong thời gian 2 năm.

Sử dụng vốn kết dư

Dự án CTMTN TP. Huế có tổng mức đầu tư 24.008 triệu Yên Nhật [trên 5.000 tỷ đồng], trong đó vốn vay từ JICA 20.883 triệu Yên và vốn đối ứng 3.125 triệu Yên, hiệu lực của hiệp định vay từ ngày 28/7/2018 và thời gian kết thúc DA theo Hiệp định vay trước 31/12/2020. Đến thời điểm này, đa số các gói thầu thi công đã cơ bản hoàn thành, BQL dự án đang chỉ đạo các nhà thầu rà soát, sửa chữa và khắc phục các tồn tại để tiến hành nghiệm thu bàn giao nhằm đạt mục tiêu cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước mưa nhằm nâng cao khả năng tiêu thoát ở khu vực Nam sông Hương, góp phần khắc phục tình trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường.

Nhà máy có công suất thiết kế ban đầu là 30.000m3/ngày đêm

Theo ông Tuấn Anh, công việc quan trọng nhất hiện nay đó là Ban đang phối hợp với các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra để hoàn tất các thủ tục trong năm 2019 để đầu năm 2020 triển khai sử dụng vốn kết dư chỉnh trang đô thị Huế. Với tổng giá trị vốn kết dư của hợp đồng là 214 tỷ đồng, bắt đầu từ tháng 1/2020 BQL sẽ triển khai xây dựng 40 hạng mục lớn nhỏ tại 12 phường khu vực phía Nam. Trong đó, Ban đề xuất sử dụng nguồn kết dư để cải tạo nâng cấp một số tuyến đường trung tâm trên địa bàn TP. Huế như Lê Lợi, Hà Nội, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, Trường Chinh…; cải tạo, chỉnh trang vỉa hè, lắp đặt bó vỉa bằng vật liệu đá, lát vỉa hè bằng vật liệu đá kết hợp gạch terazo tại các tuyến đường Phan Chu Trinh, Hàn Mặc Tử, Đào Tấn, Đặng Huy Trứ…; xây dựng một số tuyến kè chống xói lở tại các sông hói.

“Đặc thù của của các hạng mục này là sử dụng 100% vật liệu địa phương, không đòi hỏi công nghệ cao, sử dụng nhân lực lao động thông thường, tại chỗ nên rất chủ động trong tiến độ thực hiện. Phương án sử dụng vốn kết dư để chỉnh trang đô thị Huế khu vực bờ Nam sông Hương cũng là mục tiêu của DA nhằm góp phần tạo bộ mặt cho đô thị trung tâm, đồng thời hoàn thiện các tuyến đường trước đây DA thi công để trả lại mặt bằng xanh, sạch, đẹp cho người dân TP và phấn đấu hoàn thành trước tháng 7/2020”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.      

Bài, ảnh: Thanh Hương

TTH - Bùn thải là loại chất thải sinh ra sau quá trình xử lý nước thải, thường có thành phần là kim loại nặng và các chất độc hại.

Bùn thải chia thành 6 loại: trong hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị, từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, các hoạt động nạo vét kênh mương định kỳ, bể tự hoại, các trạm hay nhà máy xử lý nước cấp và bùn thải từ các công trình xây dựng.

Khối lượng bùn thải từ các hoạt động cần được quản lý thu gom xử lý đảm bảo môi trường

Theo quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, khối lượng bùn phát sinh cần xử lý ngày càng gia tăng cùng với mức tăng dân số và các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tỷ lệ phân bùn phát sinh cơ sở được tính toán bằng 0,05m3/năm/người; khối lượng bùn thải, thoát nước thông qua tăng trưởng dân số và dựa vào khối lượng bùn thải thu gom tại TP. Huế và các khu vực lân cận. Dự báo đến năm 2020, phân bùn bể tự hoại 225 tấn/ngày, bùn thải thoát nước 14 tấn/ngày; đến năm 2025, mỗi loại tương đương 236 tấn/ngày và 15 tấn/ngày; đến năm 2030, tương ứng mỗi loại tăng lên 246 tấn/ngày và 16 tấn/ngày. Chưa kể, lượng lớn bùn thải từ hệ thống kênh mương, ao hồ.

Đặc điểm chung của bùn thải là có mùi, hàm lượng chất hữu cơ, ni tơ, phốt pho... rất cao, là điều kiện tốt để định hướng sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. Theo các nhà chuyên môn, mỗi gam bùn cặn có thể chứa 1 triệu vi khuẩn E.Coli, 100-1.000 vi khuẩn Salmonella, 100-10.000 virus Entero, 100-1.000 trứng giun, sán các loại...

Hiện nay, phương thức xử lý bùn thải chủ yếu áp dụng tại các trạm xử lý nước thải trên cả nước là khử nước và chở đi chôn lấp. Một số ít trạm có sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô.

Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua việc xử lý phân bùn bể phốt được đơn vị chuyên trách thu gom từ nơi phát sinh vận chuyển về các khu xử lý CTR theo hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, một lượng bùn thải khác đang còn bị bỏ ngỏ trong khâu quản lý, xử lý. Trong khi, nguồn thải này nếu không được xử lý đảm bảo sẽ rất dễ phát sinh ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, vật nuôi và cây rau màu... nếu bị nhiễm khuẩn.

Đã có tình trạng đơn vị thực nạo vét bùn thải ở các điểm ống cống trên địa bàn TP. Huế nhưng không vận chuyển, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, nên đã có phản ánh hiện trường của người dân đến Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh. Do không được thu gom vận chuyển đến điểm xử lý theo quy định, khối lượng bùn thải nạo vét khơi thông từ các ống cống được trực tiếp tận dụng cho vào gốc cây hay các bãi đất trống, gây mùi hôi khó chịu, làm mất mỹ quan và dễ phát sinh dịch bệnh.

Tại một số địa phương, nhất là những vùng có dân số đông đúc, công nghiệp phát triển, lượng bùn thải ra lớn, đang được áp dụng một số công nghệ xử lý bùn thải với chi phí thấp. Nhiều sản phẩm được sản xuất ra từ bùn thải được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong nông nghiệp. Một số đang áp dụng công nghệ phân hủy kỵ khí để ổn định bùn, khí biogas được thu hồi để tận dụng tạo ra nguồn chất đốt hay được đốt bỏ.

 Ngoài chú trọng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, chính quyền địa phương cần bố trí quy hoạch điểm xử lý bùn thải hợp lý và lựa chọn công nghệ phù hợp, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Các địa phương, đơn vị quản lý, đơn vị dịch vụ môi trường cũng cần tăng cường quản lý công tác thu gom, xử lý nguồn thải này.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

Chủ Đề