Bộ phim Thương nhớ ở ai sản xuất năm báo nhiều

[TG] - Đây là bộ phim được thực hiện dựa trên tiểu thuyết "Bến không chồng" của nhà văn Dương Hướng, tái hiện cuộc sống ở một vùng quê Việt Nam nhiều năm trước với những người nông dân lam lũ của làng Đông và những người lính trở về sau bao nỗi đau, mất mát trong chiến tranh.

Quang cảnh họp báo [ảnh DP]

Chiều ngày 25/10, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu 34 tập phim “Thương nhớ ở ai” do Lưu Trọng Ninh đạo diễn-anh từng thành công với phim điện ảnh "Bến không chồng".

Nhằm đổi mới dòng phim đề tài nông thôn, Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt 34 tập phim “Thương nhớ ở ai” – bộ phim truyền hình được sản xuất lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Bến không chồng” nổi tiếng của nhà văn Dương Hướng.

Theo đạo diễn Lưu Trọng Ninh, “Thương nhớ ở ai” khắc họa số phận bi kịch của những người phụ nữ nông thôn thời hậu chiến. Làng Đông - bối cảnh trong phim là một làng quê Bắc Bộ điển hình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi làng vắng bóng đàn ông, chỉ còn những người đàn bà góa ngày ngày tụ tập ở bến nước đầu làng. Thông qua những nhân vật như Nhân [Ngọc Anh đóng], Hơn [Hồng Kim Hạnh đóng], hay Hạnh [Trà My đóng]… câu chuyện phim đã tái hiện cuộc sống đau khổ của những người phụ nữ nông thôn. Họ không chỉ chịu nỗi đau mất mát người thân mà còn bị giam cầm, trói buộc bởi những định kiến, hủ tục hà khắc, phải đè nén, chôn giấu những khát khao hạnh phúc cá nhân.

“Trên tinh thần tiểu thuyết “Bến không chồng”, ở phim “Thương nhớ ở ai” được nâng cao. Những nhân vật như Đột, Quất, Nương, Thủy, Liễu… là những nhân vật được sáng tạo thêm để khắc họa rõ nét hơn những thân phận người phụ nữ, cũng như đời sống nông thôn những năm 60 - 70 của thế kỷ hai mươi. “Bến không chồng chỉ là cái cớ, tôi chỉ dựa vào kết cấu của tiểu thuyết, còn trong bộ phim của chúng tôi có hệ thống mới từ kịch bản cho tới các diễn viên" - đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ.

Đảm nhận vai Vạn trong “Thương nhớ ở ai” là Lâm Vissay – một gương mặt Việt Kiều đã quen với những vai diễn phản diện. Đây có thể coi là một sự đổi mới táo bạo của phiên bản truyền hình. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã từng thể hiện vai Vạn trong “Bến không chồng”, nhưng lần này, trong “Thương nhớ ở ai”, ông không chia sẻ kinh nghiệm diễn với Lâm Vissay vì muốn anh được tự do cảm thụ và thể hiện nhân vật theo cách của mình. Với ngoại hình nam tính, gai góc, cộng thêm lối diễn xuất phóng khoáng, Lâm Vissay hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh Vạn mới lạ.

Nhân và Hơn, 2 nhân vật nữ chính trong phim được trao cho 2 cái tên chưa mấy quen thuộc với khán giả truyền hình là Ngọc Anh và Hồng Kim Hạnh. Thế nhưng cả 2 đều đã vao vai rất tốt mà theo các đạo diễn là “ra chất của nhân vật”.

Hình ảnh nông thôn Bắc Bộ đẹp bình dị cũng là một điểm nhấn hấp dẫn của “Thương nhớ ở ai”. Xem phim, khán giả sẽ thấy hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, kho bãi… những không gian đậm chất làng quê Việt Nam sau giải phóng. Để có được những hình ảnh đẹp và chân thực nhất, ekip sản xuất đã phải lặn lội đi khảo sát và quay tại 18 ngôi làng khác nhau.

Ngoài công tác quay phim tại các bối cảnh thực tế, bộ phim còn được hỗ trợ tối đa kỹ xảo. Có thể nói đây là bộ phim sử dụng nhiều kỹ xảo nhất từ trước tới nay của VFC. Việc đầu tư vào kỹ xảo được coi là yếu tố quan trọng để phục dựng những bối cảnh nông thôn vốn đã không còn nguyên vẹn sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Sự đầu tư kỳ công không chỉ về tiền bạc, chất xám của cả ê kíp. Hy vọng, “Thương nhớ ở ai” sẽ đem đến cho khán giả một một món ăn tinh thần hấp dẫn, với những hình ảnh nông thôn Bắc Bộ chân thực, đẹp và gần gũi nhất.

34 tập phim “Thương nhớ ở ai” sẽ lên sóng vào lúc 14h20 các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3, bắt đầu từ 4/11/2017./.

Bộ phim "Thương nhớ ở ai" đã kết thúc với cảnh kết hoàn toàn khác so với nguyên mẫu từ tiểu thuyết gốc "Bến không chồng". Trong tiểu thuyết, Vạn treo cổ tử tử ở bến không chồng vì sợ lời dèm pha, chỉ trích của dân làng. Lúc này, Hạnh cũng mới chỉ nói sự thật với Vạn, dân làng chưa ai hay biết về việc hai người có con chung.

Với phiên bản truyền hình, "Thương nhớ ở ai" đã chọn một cách kết thúc mới. Trong tập này, Hạnh trở về làng Đông sau nhiều năm lưu lạc, dắt theo con gái - kết quả từ đêm ân ái ngang trái với Vạn. Những tưởng sự trở lại của Hạnh và con sẽ khiến Vạn [Lâm Vissay] hạnh phúc, nhưng vì sự dè bỉu của dân làng, Vạn cuối cùng lại bỏ đi.

Trà My [vai Hạnh] thích cái kết cũ hơn.

Hạnh bế con đi một mình giữa con đường làng xa tít tắp, cô nói: "Vạn một lần nữa bỏ chạy. Lần trước ông bỏ chạy vì mất tình yêu với u tôi còn lần này là khi hạnh phúc đến với ông. Tôi biết ông đi không phải vì sợ hãi mà là vì sự bình yên của những người mà ông yêu quý. Cả cuộc đời ông phải kìm nén, ép xác vì những gì ông mang trên vai. Vì người ta coi ông là biểu tượng của một thời đã qua để rồi đến khi hạnh phúc thực sự đến thì ông bỏ chạy".

Phim kết thúc bằng một cái kết mở khi Hạnh tin Vạn sẽ quay về đoàn tụ cùng 2 mẹ con. Một cuộc sống mới đang bắt đầu với Vạn, Hạnh, bé Ban Mai và những người dân làng Đông...

Ngay sau khi bộ phim kết thúc, diễn viên Ngọc Anh, người đảm nhận vai Nhân trong "Thương nhớ ở ai" chia sẻ: "Ban đầu, bộ phim kết thúc bằng việc Vạn treo cổ tự tử. Cảnh đó đã quay rồi, tuy nhiên bên kiểm duyệt cho rằng cái kết này quá bi kịch, nghiệt ngã nên đoàn làm phim đã tiến hành quay một cái kết khác".

Ngọc Anh và Lâm Vissay trong "Thương nhớ ở ai".

Còn Trà My, người đảm nhận vai Hạnh cho biết: "Thực ra cái kết mà tôi đã quay là cái kết Vạn phải treo cổ tự tử! Và phải thú thật! Tôi thích cái kết này hơn, cái kết đó mới diễn tả một cách chính xác nhất sự man rợ của một thời hủ tục, có thể nó sẽ là một cái kết dã man nhưng chính vậy sẽ là sự thức tỉnh sâu sắc nhất cùng thông điệp muốn gửi gắm cho chúng ta - những con người đương thời".

Nam diễn viên Lâm Vissay [người đóng vai Vạn] thì lên tiếng: "Tôi thích cái kết cũ hơn vì nó chân thật. Tôi nghĩ một người đàn ông với tính cách cương trực như Vạn, ngủ với con nuôi của mình thì rất khó để sống tiếp một cuộc đời bình thường. Tôi đã quay cảnh tự tử rồi, cảnh ấy thật đến nỗi một số người không dám nhìn vì sợ. Để quay cảnh này, tôi đã bị treo cổ trong nhiều phút mà không được nhúc nhích. Cho nên tôi rất tiếc vì cảnh này không được sử dụng".

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết ông giữ thái độ điềm đạm trước dư luận về cái kết của bộ phim: "Đến khi phát sóng, "Thương nhớ ở ai" đã bị cắt rất nhiều. Tôi vẫn tin đến một ngày nào đó, bộ phim sẽ được chiếu toàn bộ. Thực ra, tôi đã chuẩn bị đến 3 cái kết cho bộ phim. Trong đó, tôi đặc biệt thích cái kết về Hạnh và con gái [lúc này đã trưởng thành] đứng nhìn ra mặt hồ. Cô con gái quay sang hỏi mẹ: "Mẹ ơi, làng Đông đâu rồi?". Hạnh trả lời: "Nó không còn nữa...". Làng Đông đã mất, làng Đông đã chìm xuống đáy hồ, hàm ý những giá trị tốt đẹp đã mất đi vĩnh viễn...".

Bình luận trên Fanpage về cái kết của bộ phim.

Cái kết của "Thương nhớ ở ai" vấp phải sự phản đối của nhiều khán giả. Trên fanpage của bộ phim, nhiều người bày tỏ sự thất vọng và cho rằng cái kết gượng ép, không xứng với nội dung phim hay.

Nhiều khán giả bức xúc: "Xem phim hay mà đến mấy tập cuối cứ thấy sao sao, khó tả". Một độc giả chia sẻ quan điểm: "Kết phim quá dở, mình hy vọng Hạnh sẽ trở về làng Đông với 1 vị thế khác. Tại sao không để Hạnh lấy ông chủ xưởng thêu?... Xây dựng Hạnh về làng Đông không lẽ không nghĩ đến con gái Hạnh sau này lớn lên sẽ bị bạn bè trêu chọc, coi thường à? Tóm lại là kết chán..."./.

Video liên quan

Chủ Đề