Bệnh lupus hệ thống là gì

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân lạ. Mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ thống miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ – quen và chống lại cơ thể.

Lupus ban đỏ hệ thống thường được gọi đơn giản là bệnh lupus, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1845 bởi Hebra. Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.

Lupus là từ La tinh, có nghĩa chó sói, xuất phát từ việc người bệnh thường có ban đỏ đặc trưng ở mặt giống như hình vết cắn của chó sói. Từ ban đỏ để chỉ một dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này. Từ hệ thống được sử dụng do bệnh gây ảnh hưởng đến phần lớn các hệ thống cơ quan trong cơ thể.

Lupus ban đỏ hệ thống là vấn đề toàn cầu, với hàng triệu người mới mắc hàng năm trên thế giới nhưng xã hội còn ít biết đến sự tồn tại của nó. Theo nghiên cứu của Hội Lupus Mỹ, hiện nay nước này có khoảng 2 triệu người bệnh lupus ban đỏ hệ thống, số người chết do bệnh tăng từ 879 năm 1979 lên 1.046 năm 2002 và 40% bệnh nhân đã phải nghỉ việc.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ, người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:

Nguyên nhân gây bệnh:

– Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.

– Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…

– Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới]. Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Biểu hiện ban cánh bướm ở mặt là biểu hiện thường thấy ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Biểu hiện của bệnh

Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông. Có lẽ do hậu quả của sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian mùa hè trước đó.

Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiện không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ. đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Khoảng 3/4 số bệnh nhân thấy nổi các ban đỏ bất thường trên da, trong đó hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống [ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi].

Những tổn thương nội tạng như ở tim [tràn dịch màng tim, viêm cơ tim], ở phổi [tràn dịch màng phổi, viêm phổi], ở thận [viêm cầu thận], ở hệ thần kinh [co giật, rối loạn tâm thần], ở hệ tạo máu [thiếu máu, xuất huyết] thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh ở khoảng 50-85% số bệnh nhân và là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán chính xác có thể phải mất vài năm.

Điều trị bệnh

Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng. Trong giai đoạn bệnh đang cấp, người bệnh cần được tăng cường nghỉ ngơi nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp.

Các thuốc chống viêm giảm đau không phải steroid [NSAIDs] như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chúng là gây viêm loét dạ dầy tá tràng và để hạn chế tối đa tác dụng phụ này chúng nên được dùng trong bữa ăn.

Các loại corticosteroid như prednisolone, methylprednisolone [Solu-medrol, Medrol], prednisone [Cortancyl], betamethasone [Celeston] có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhóm NSAIDs nhưng cũng nhiều tác dụng phụ hơn và chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là viêm loét dạ dầy tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận. Chúng nên được uống một lần sau bữa ăn sáng.

Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở da và khớp. Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin [Imuran], cyclophosphamide [Endoxan], cyclosporin [Sandimmun] chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần do chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Cho đến nay, chưa có một loại thuốc đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của họ.

Làm thế nào để dự phòng các đợt cấp của bệnh

Người bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần có một cuộc sống lành mạnh, năng vận động, ít sang chấn tâm lý. Ngoài ra, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời thường khởi phát hoặc làm nặng các đợt cấp của bệnh nên cần được tránh tiếp xúc tối đa. Việc ngừng đột ngột các thuốc, đặc biệt corticosteroid cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đợt cấp của bệnh và do đó cũng cần được tránh.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trường
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

Leave a reply

Systematic Lupus Erythematosus [SLE] là tên đầy đủ của lupus - BookingCare

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh có tính toàn cầu, hàng năm hàng triệu người trên thế giới bị bệnh.

Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám với bác sĩ Cơ Xương Khớp, BookingCare nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân đi khám Lupus ban đỏ hệ thống khá cao.

Nội dung dưới đây hy vọng giúp bạn đọc rõ thêm về căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống này.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gặp ở nữ nhiều hơn nam giới, khi tiến triển có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Vì vậy, người bệnh thường khó nhận biết bệnh của mình là gì, đi khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa nào thì phù hợp. 

Đây là một bệnh toàn cầu, hàng năm có hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống thuộc nhóm bệnh tự miễn, chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện bởi tình trạng tổn thương tại nhiều bộ phận. 

Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh là sự có mặt của các tự kháng thể kháng lại nhiều thành phần khác nhau của nhân tế bào; kháng thể kháng nhân [đặc biệt là kháng thể kháng Ds-DNA].

Nhiều tổn thương của các cơ quan là sự phản ứng đối với sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch. Có các kháng thể đặc hiệu với mỗi tổn thương cơ quan đặc biệt và có giá trị tiên lượng bệnh.

Đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống 

  • Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước.
  • Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân.
  • Toàn thân mệt mỏi, gầy sút.
  • Sạm da do nắng, niêm mạc, mắt.
  • Các triệu chứng trong bệnh lupus ban đỏ rất phong phú. Nói chung, thường gặp nhất là các biểu hiện xương khớp, biểu hiện ở da, tổn thương thận, giảm các tế bào máu, viêm thanh mạc… các triệu chứng tâm thần kinh hiếm gặp hơn.

Triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống

Biểu hiện thuộc bộ máy vận động

Biểu hiện cơ, xương khớp là các triệu chứng đầu tiên của bệnh, gặp trên 50% số trường hợp và dường như không bao giờ vắng mặt ở giai đoạn tiến triển của bệnh [90-100% trường hợp].

Đó có thể là đau khớp đơn thuần, có một số trường hợp sưng đau khớp, biểu hiện tình trạng viêm màng hoạt dịch, tổn thương tế bào cơ vân hoặc hoại tử đầu xương.

Đau khớp đơn thuần: Vị trí các khớp đau thường gặp tương tự như trong viêm khớp dạng thấp, đau đơn thuần, sưng các khớp nhỏ, nhỡ, trong đó các khớp ở bàn cổ tay, đối xứng hai bên. Thường kèm theo cơn đau lan tỏa.

Viêm khớp thực sự: Biểu hiện bởi nhiều đặc điểm khác nhau. Có thể là viêm nhiều khớp cấp, bán cấp, hoặc mạn tính. Viêm khớp điển hình trong  bệnh cũng biểu hiện tại các vị trí tương tự như trên. Khớp sưng, đau, đôi khi có nóng, hầu như không đỏ.

Các biểu hiện cơ: Viêm cơ gây đau cơ, giảm cơ lực, tăng enzyme cơ, rối loạn trên điện cơ đồ.

Hoại tử đầu xương: Đau và lồi cầu xương đùi, mâm xương chày, đầu xương và lồi cầu xương cánh tay, xương gót, đầu xương bàn ngón chân và tay, khối xương cổ tay.

Triệu chứng da và niêm mạc

Biểu hiện da là một trong các triệu chứng đặc trưng nhất trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bao gồm các tốn thương da, ban hình cánh bướm, ban dạng đĩa, nhạy cảm với ánh nắng, loét miệng, mũi.

Ban hình cánh bướm nổi 2 bên mặt 

Các tổn thương khác 

Ngoài các tổn thương cơ xương khớp và tổn thương ngoài da, lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác, tuy nhiên ít gặp hơn.

  • Các triệu chứng tim mạch
  • Tổn thương phổi, màng phổi
  • Các triệu chứng huyết học
  • Các biểu hiện tiêu hóa và gan

Khi gặp trong những triệu chứng trên thì bạn nên đi khám với các bác sĩ cơ xương khớp và đến các địa chỉ xương khớp uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm để có thể điều trị dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống hiện nay chưa được xác định rõ. Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công chính các mô lành mạnh trong cơ thể. Cơ chế bệnh sinh chính của lupus là cơ chế miễn dịch.

Có nhiều yếu tố gây ra lupus ban đỏ hệ thống như:

  • Di truyền
  • Nội tiết
  • Yếu tố môi trường
  • Một số thuốc [Thuốc động kinh, thuốc huyết áp, kháng sinh] cũng gây ra các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
  • Hormone steroid giới tính có thể đóng vai trò chính trong biểu hiện bệnh. Tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam
  • Gen
  • Ánh nắng mặt trời gây tổn thương da, ảnh hưởng tới bên trong người nhạy cảm
  • Nhiễm khuẩn

Yếu tố nguy cơ:

  • Giới tính: Lupus gặp nhiều ở giới tính nữ
  • Độ tuổi: Thường gặp ở bệnh nhân 15-40 tuổi
  • Chủng tộc: Lupus thường gặp ở người Châu Á, người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha

Lupus ban đỏ hệ thống có nguy hiểm không?

Lupus ban đỏ hệ thống không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng. Nếu không đi khám và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Tổn thương thận, suy thận nghiêm trọng gây ra các triệu chứng: ngứa ngáy, đau ngực, buồn nôn, nôn và phù nề chân
  • Tổn thương não và thần kinh trung ương gây nhức đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, ảo giác, đột quỵ, động kinh, suy giảm trí nhớ, khó diễn đạt suy nghĩ
  • Thiếu máu, tăng nguy cơ chảy máu hay đông máu và viêm thành mạch
  • Viêm phổi, viêm màng phổi gây đau khi thở
  • Viêm tim, viêm màng ngoài tim, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đau tim
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư, hoại tử vô mạch của xương nhất là khớp háng
  • Dễ sảy thai, tiền sản giật, sinh non

Lupus ban đỏ hệ thống ở phụ nữ có thai

Lupus ban đỏ hệ thống ở phụ nữ làm tăng nguy cơ xảy thai. Ngoài ra, phụ nữ có kháng thể kháng phospholipid có nguy cơ sẩy thai cao. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lupus có tiền căn bệnh thận có nguy cơ cao mắc tiền sản giật.

Vì vậy, với những bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi mang thai. Chỉ nên mang thai khi lupus đã ổn định, không còn triệu chứng và đã ngưng các thuốc được ít nhất 6 tháng.

Lupus ban đỏ hệ thống làm tăng nguy cơ xảy thai - Ảnh: Pixabay 

Xét nghiệm chẩn đoán

Sau khi thăm khám với bác sĩ Cơ Xương Khớp, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn:

  • Tốc độ máu lắng
  • Xét nghiệm máu
  • Kháng thể kháng nhân Ds-DNA
  • Kháng đông lưu hành
  • Yếu tố dạng thấp

Điều trị và dự phòng lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống khó điều trị dứt điểm được, tuy nhiên có thể giảm đáng kể biến chứng của bệnh, cũng như giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ hơn.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm: 

  • Các biện pháp tránh khởi phát đợt cấp, quản lý thai nghén
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc Corticoid kéo dài
  • Thuốc chống thấp tác dụng chậm

Bệnh nhân cũng cần tạo thói quen sinh ăn uống, sinh hoạt khoa học để hiệu quả điểu trị khả quan hơn, khi thăm khám bác sĩ sẽ có những tư vấn về vấn đề này.

Không chỉ thế, những người khỏe mạnh cũng cần áp dụng phương pháp sống hợp lý để tránh mắc lupus ban đỏ. 

  • Tập thể dục và thư giãn
  • Tránh thức khuya và làm việc quá sức
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Không hút thuốc
  • Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng
  • Đi khám đều đặn với bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt, tránh biến chứng

Xem thêm bài viết:

  • 7 bác sĩ Cơ xương khớp giỏi ở Hà Nội
  • 8 bác sĩ Cơ xương khớp giỏi tại TP HCM

Bác sĩ khám và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Hiện nay, lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu do bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp thăm khám và điều trị. Hoặc người bệnh có thể tới các bệnh viện Xương khớp uy tín để điều trị.

Tuy nhiên, như đã nói, lupus là bệnh hệ thống, các tổn thương cũng rất đa dạng. Do vậy, trong quá trình điều trị có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa khác như da liễu, thận tiết niệu, tim mạch, huyết học... 

Xem thêm Video: Bệnh Lupus ban đỏ

  • Thực hiện: Chương trình Nhịp cầu y tế
  • Thời lượng: 05:14

Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị. Bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín nếu nhận thấy dấu hiệu về bệnh.

Xem thêm bài viết:

Video liên quan

Chủ Đề